Khủng hoảng Ukraine: Kiev tuyên bố Nga là 'kẻ xâm lược'
Nghị viện Ukraine vừa thông qua luật gọi những vùng bị quân ly khai thân Nga chiếm giữ ở miền đông là vùng đất đang bị Nga tạm thời chiếm đóng.
Luật về tái hoà nhập khu vực được ủng hộ bởi 280 dân biểu và gọi Nga là một "nước xâm lược".Moscow đã lên án điều này và cho rằng dự luật sẽ bị coi như bước khởi đầu của "một cuộc chiến tranh mới".
Ukraine: 'Nga đứng sau vụ tấn công mạng'
Lãnh đạo Nga nói người VN ‘hiểu rõ cảm xúc người Crimea’
GS Tạ Ngọc Tấn: 'Gorbachev là kẻ cơ hội'
Bắc Hàn 'tấn công' giao dịch tiền ảo Nam Hàn
Hơn 10.000 người đã thiệt mạng tại miền Đông Donetsk và Luhansk kể từ thời điểm các vụ xung đột nổ ra vào tháng 4 năm 2014.
Một tháng trước đó, Nga đã kiểm soát bán đảo Crimea ở phía Nam của Ukraine.
Các nhà lập pháp của Ukraine đã thông qua dự luật này vào hôm thứ Năm (18/1) sau cuộc thảo luận sôi nổi kéo dài tới ba ngày.
"Liên bang Nga có hành động xâm lược chống lại Ukraine và tạm thời chiếm hữu một phần lãnh thổ của đất nước," tài liệu tuyên bố.
Văn bản cũng tố cáo việc Moscow gửi các lực lượng vũ trang tới các vùng Donetsk và Luhansk, không tôn trọng hiệp định ngừng bắn.
Ukraine và phương Tây tố cáo Nga việc họ gửi quân đội tới các khu vực này và trang bị vũ khí cho nhóm ly khai.
Moscow phủ nhận hành động này, nhưng thừa nhận có những "tình nguyện viên" từ Nga hỗ trợ các nhóm phiến quân.
Trong một tuyên bố hôm thứ Năm (18/1), Bộ Ngoại Giao Nga cáo buộc Kiev đang cố gắng giải quyết các cuộc xung đột ở miền đông nước này bằng vũ trang.
Phía Nga cũng cho rằng dự luật mới này vi phạm hiệp định hoà bình Minsk được thực thi từ năm 2015.
Sự gia tăng căng thẳng giữa Kiev và Moscow diễn ra chỉ vài tuần sau khi Ukraine và quân ly khai trao đổi hàng trăm tù nhân và cũng là cuộc trao đổi tù binh lớn nhất kể từ khi cuộc xung đột bùng phát
Phản ứng từ truyền thông Ukraine
Dự luật mới được đưa tin trên các trang báo ở Ukraine vào ngày thứ Sáu. Nhưng dường như truyền thông Ukraine không bị ấn tượng bởi việc này.
Trong một bài phê bình gay gắt, tờ báo lá cải Vesti bày tỏ mối lo ngại về nhân quyền, "ai sẽ bị coi là "kẻ thù của nhân dân", rồi những ngôi nhà được tìm thấy là của ai và ai sẽ kiếm được lợi nhuận từ thương mại [với các khu vực nổi dậy]?"
Trang web tin tức Ukrayinska Pravda cũng tỏ ra hoài nghi khi cho rằng: "Mặc dù có những điểm yếu nhưng cả chính quyền và phe đối lập thừa nhận: dự luật không thể giải quyết được vấn đề chiếm đóng".
Hoa Kỳ 'có thể cấp vũ khí' cho Ukraine
Ukraine cấm thí sinh Nga dự thi Eurovision
Bộ ba những nhà lãnh đạo khai tử Liên Xô
Hàng không mẫu hạm của TQ đến Hong Kong
"Dự luật được thông qua: Làm thế nào chúng ta lấy lại Donbass", một tiêu đề từ tờ KP. Tờ báo này cũng nhắc đến một cách chi tiết "các điều khoản tranh cãi không được đưa vào dự luật".
Tờ báo của Nga Kommersant thì cho rằng dự luật mới này sẽ góp phần tích cực vào việc bãi bỏ hiệp định Minsk và xem như "Kiev quay lưng lại với Paris và Berlin, và đặt quyền lợi chiến lược lên Washington."
Tin liên quan
http://www.bbc.com/vietnamese/business-42745656
Về số phận của nhiều tượng Lenin bị bỏ ở Ukraine
Số phận của hàng ngàn bức tượng Lenin bị phá bỏ tại Ukraine nay ra sao?
Cách đây hai năm chính phủ Ukraine ra luật cấm các hình ảnh, biểu tượng và cả những bức tượng gắn liền với quá khứ cộng sản của nước này và người dân đã hưởng ứng với tinh thần sáng tạo.
'Đi tìm Lenin' là cuốn sách của nhiếp ảnh gia Niels Ackermann và nhà văn Sebastien Gobert.
Phóng viên BBC Dan Damon đã hỏi chuyện hai tác giả về đất nước Ukraine đương đại.
http://www.bbc.com/vietnamese/media-40555657
Cách đây hai năm chính phủ Ukraine ra luật cấm các hình ảnh, biểu tượng và cả những bức tượng gắn liền với quá khứ cộng sản của nước này và người dân đã hưởng ứng với tinh thần sáng tạo.
'Đi tìm Lenin' là cuốn sách của nhiếp ảnh gia Niels Ackermann và nhà văn Sebastien Gobert.
Phóng viên BBC Dan Damon đã hỏi chuyện hai tác giả về đất nước Ukraine đương đại.
http://www.bbc.com/vietnamese/media-40555657
Geen opmerkingen:
Een reactie posten