VN: bắt giữ gần 3 tấn ngà voi ở Thanh Hóa
Nhà chức trách Việt Nam hôm thứ Bảy đã bắt giữ gần ba tấn ngà voi trong các hộp đựng trái cây, theo giới chức và truyền thông nhà nước hôm 09/7/2017.
Đây là diễn biến mới nhất cho thấy 'vai trò chính' của nước này trong đường dây buôn bán lậu động vật hoang dã toàn cầu, theo AFP.Cảnh sát ở tỉnh Thanh Hóa ở miền Trung Việt Nam đã tìm thấy 2,7 tấn ngà voi bên trong các thùng các-tông nằm phía sau một chiếc xe tải trên đường đến Hà Nội, theo một trang mạng của chính quyền địa phương.
Việt Nam lại phát hiện vụ buôn lậu ngà voi
VN bắt 600kg ngà voi sau Hội nghị Chống buôn động vật
Việt Nam tiêu hủy 2 tấn ngà voi
Việt Nam khởi tố 'trùm' buôn lậu tê giác
"Đây là vụ bắt giữ ngà voi lớn nhất ở Thanh Hoá," nguồn này cho biết.
Truyền thông của nhà nước cuối tuần này cũng cho hay số ngà voi có nguồn gốc từ Nam Phi.
Người lái xe tải tuyên bố 'không biết đang vận chuyển gì', theo tờ báo Tuổi Trẻ do nhà nước kiểm soát.
'Bắt giữ kỷ lục'
Hôm 08/7, trang mạng của Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) cũng nói đã 'Bắt giữ hơn 2,7 tấn ngà voi ở Thanh Hóa.'VOV cho hay đây là vụ bắt giữ kỷ lục từ trước tới nay ở địa phương này.
"Hồi 1h ngày 8/7, trên tuyến QL 1A (đoạn qua địa phận xã Quảng Phong, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa), đội quản lý thị trường số 9 - Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra xe ô tô tải mang BKS 29C- 395.64," VOV cho biết chi tiết.
"Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên thùng xe chở 562 cục ngà voi cắt khúc với khối lượng 2.748kg."
Theo nguồn này, quan điều tra được gọi là 'đấu tranh tại chỗ', người lái xe 36 tuổi, trú tại TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã 'khai nhận' số hàng trên được 'chở từ tỉnh Đồng Nai đi Hà Nội tiêu thụ', khi đến địa phận trên thì bị bắt giữ.
"Hiện, toàn bộ số ngà voi trên đã được bàn giao cho lực lượng chức năng xử lý theo quy định," vẫn theo VOV.
'Bị cấm toàn cầu'
Buôn bán trên toàn cầu về ngà voi, với những ngoại lệ hiếm hoi, đã bị cấm kể từ năm 1989, sau khi quần thể của loài động vật khổng lồ này ở châu Phi từ chỗ có hàng triệu con voi vào giữa thế kỷ 20 giảm xuống chỉ còn khoảng 600.000 con vào cuối những năm 1980. Hiện nay chỉ còn khoảng 415.000 cá thể voi, với 30.000 con bị giết một cách bất hợp pháp hàng năm.Giá một kilogram ngà voi có thể đạt mức 1.100 đô la.
Việt Nam đã cấm việc buôn bán ngà voi vào năm 1992 nhưng quốc gia này vẫn là thị trường hàng đầu cho các sản phẩm ngà voi có giá tại địa phương vì các mục đích trang trí, hoặc 'y học cổ truyền,' mặc dù không có phẩm chất dược lý nào được chứng minh.
Việc thực thi pháp luật yếu kém ở đất nước cộng sản đã cho phép thị trường chợ đen phát triển mạnh, và Việt Nam cũng là một ngả đường tấp nập buôn lậu ngà voi từ Châu Phi dành cho các nước khác của châu Á, mà chủ yếu là Trung Quốc.
Tháng 10 năm ngoái, giới chức hải quan Việt Nam phát hiện khoảng 3,5 tấn ngà voi ở cảng Cát Lái ở thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm một khối lượng hai tấn được đóng gói thành một lô hàng duy nhất, theo AFP. Vào năm 2015, khoảng 2,2 tấn ngà voi có xuất xứ từ Mozambique đã được phát hiện và bắt giữ tại cảng Hải Phòng ở miền Bắc.
Vào tuần trước, chính quyền Hồng Kông đã tịch thu được 7,2 tấn ngà voi, số lượng lớn nhất ở thành phố này trong ba thập kỷ qua.
Trong khi những người vận chuyển 'cấp thấp' thỉnh thoảng bị bắt ở Châu Á, thì rất ít các 'trùm buôn lậu' động vật hoang dã được đưa ra công lý, vẫn theo hãng tin Pháp.
Tin liên quan
- Ảnh Việt Nam lại phát hiện vụ buôn lậu ngà voi
- VN bắt 600kg ngà voi sau Hội nghị Chống buôn động vật
- Việt Nam tiêu hủy 2 tấn ngà voi
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40548365
Việt Nam khởi tố 'trùm' buôn lậu tê giác
Việt Nam khởi tố, bắt tạm giam một người bị cho là cầm đầu một trong các đường dây lớn buôn bán trái phép sừng tê giác, ngà voi và các sản phẩm động vật hoang khác từ Châu Phi về Việt Nam.
Ông Nguyễn Mậu Chiến, sinh năm 1970, bị công an Việt Nam khởi tố cùng đồng phạm Nguyễn Văn Tùng, sinh năm 1983.Trước đó hôm 27/4, ông Chiến bị công an bắt giữ với tang vật khoảng khoảng 36 kg sừng tê giác, 2 cá thể hổ con đông lạnh và một số sản phẩm từ động vật hoang dã.
Báo Lao Động nói ông Chiến khai "đã cùng cháu họ là Nguyễn Văn Tùng tìm mua số hàng trên từ Nam Phi về qua Malaysia, TPHCM và sau đó, khi đang trong quá trình vận chuyển bằng tàu hỏa ra Hà Nội để tiêu thụ thì bị bắt".
Nhiều tổ chức bảo vệ động vật hoang dã quốc tế nói Việt Nam là một trong những quốc gia buôn bán, nhập lậu nhiều ngà voi, sừng tê giác nhất thế giới.
Đã từng xảy ra các vụ nhập lậu sừng tê giác và ngà voi qua các cảng biển tại Đà Nẵng, qua đường hàng không vào Việt Nam với số lượng sừng tê giác và ngà voi bị thu giữ hàng chục tấn.
Viết Facebook, nhiều người bị 'mời lên phường'
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-39883914
Vì sao chọn Việt Nam để tổ chức hội nghị động vật hoang dã?
Một trong những hội nghị lớn và quan trọng nhất về bảo tồn động vật hoang dã chính thức diễn ra tại Hà Nội vào ngày 17/11, với sự tham gia của Hoàng tử William, Anh Quốc và hàng loạt các tổ chức môi trường, bảo tồn uy tín của thế giới.
Đây là lần thứ ba Hội nghị Quốc tế về Buôn bán Trái phép Động vật, Thực vật Hoang dã (IWT) được tổ chức và là lần đầu tiên Việt Nam đóng vai trò chủ nhà. Hội nghị IWT lần 2 diễn ra tại London năm 2014.
Trong cùng tuần này, ngày 14 - 15/11, một phiên điều trần đặc biệt của Ủy ban Công lý Động vật Hoang dã (WJC) cũng đã diễn ra ở The Hague với một số cáo buộc nghiêm trọng liên quan tới chính phủ Việt Nam, được trình bày trước hơn 200 thành viên tham dự.
Trong bối cảnh đó, Bàn tròn thứ Năm của BBC Tiếng Việt cùng các khách mời là các nhà điều tra môi trường, chuyên gia, nhà hoạt động Việt Nam cũng như quốc tế thảo luận trực tuyến về các vấn đề trong bảo tồn và ngăn chặn buôn bán, săn bắn trái phép động vật, thực vật hoang dã.
Chương trình sẽ được phát và tương tác trực tiếp trên trang Facebook của BBC Tiếng Việt lúc 19h30 (giờ Việt Nam), hôm 17/11.
Hôm thứ Hai 14/11, WJC đưa ra hàng loạt chứng cứ trong vụ điều tra ở làng Nhị Khê, miền Bắc Việt Nam- nơi được gọi là 'siêu thị' buôn bán sản phẩm động vật hoang dã như sừng tê, ngà voi, các sản phẩm từ ngà voi, da hổ, xương hổ, vẩy tê tê vv.
Điều tra kết luận "tham nhũng là vấn đề lớn trong cả hai đầu của đường dây cung ứng buôn bán bất hợp pháp. Việt Nam nắm giữ cả hai đầu mua-bán".
"...Việt Nam là nơi có nền văn hóa biếu xén quà cáp, nơi mà sừng tê được đem biếu nhằm tỏ lòng kính trọng hết mực đối với người cao tuổi hoặc người có địa vị cao; các quan chức chính phủ thường bị cho là có nhận những món quà như vậy."
Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) hôm 15/11 đăng tải đoạn video trên mạng xã hội nói chính phủ Việt Nam 'hầu như không làm gì' trong việc ngăn chặn các hoạt động buôn bán và săn bán trái phép, và kêu gọi người dân khắp thế giới ký thỉnh nguyện thư gây sức ép.
Một báo cáo mới đây của Cơ quan Điều tra Môi trường (EIA) cũng cho rằng, Việt Nam tuy đã tham gia hàng loạt các cam kết quốc tế nhưng những cam kết trên giấy tờ này đã không được "chuyển thành hành động".
Xem thêm: Cái chết của con tê giác cuối cùng ở VN - BBC Tiếng Việt
Trang An ninh Thủ đô lấy dẫn chứng bằng những nỗ lực thay đổi, tăng cường thể chế, pháp lý, thực thi pháp luật, tính minh bạch và "tinh thần trách nhiệm trong khi thi hành nhiệm vụ của các cán bộ và cơ quan thực thi pháp luật đã được nâng cao đáng kể".
Báo Nhân dân điện tử liệt kê hàng loạt hoạt động tiêu hủy ngà voi, sừng tê giác, xương gấu, xương hổ ở Việt Nam gần đây và nói "việc làm nêu trên diễn ra trước thềm Hội nghị IWT đã thể hiện quyết tâm của Việt Nam trong thực hiện có trách nhiệm cao các cam kết quốc tế về đấu tranh chống buôn bán trái pháp luật động vật hoang dã và được cộng đồng thế giới đánh giá cao, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế."
Hoàng tử William của Anh, tước hiệu Công tước Xứ Cambridge, hôm thứ Tư 16/11 đã tới thăm một cửa hàng thuốc bắc tại thủ đô Hà Nội, và sau đó gặp gỡ với các em nhỏ ở một trường học gần đó, nhằm giúp nâng cao nhận thức của việc cần bảo vệ đời sống động thực vật hoang dã.
Việt Nam bị coi là điểm trung chuyển ngà voi cho các khách hàng chủ yếu ở Trung Quốc và Mỹ, với các sản phẩm trang sức hoặc trang trí nhà cửa, và cũng là nơi tiêu thụ lượng lớn sừng tê giác.
Việc sử dụng, buôn bán sừng tê là tội hình sự theo luật Việt Nam, nhưng nhu cầu tiêu thụ luôn rất cao do người ta tin rằng sừng tê chữa được nhiều bệnh nan y, được đặc biệt ưa chuộng, nhất là trong tầng lớp trung lưu và nhà giàu đang ngày càng đông thêm.
Mời quý vị bấm vào đây để theo dõi và bình luận, đặt câu hỏi trực tiếp cho thảo luận qua Facebook Live của BBC Tiếng Việt lúc 19h30 giờ Việt Nam, thứ Năm 17/11.
Đây là lần thứ ba Hội nghị Quốc tế về Buôn bán Trái phép Động vật, Thực vật Hoang dã (IWT) được tổ chức và là lần đầu tiên Việt Nam đóng vai trò chủ nhà. Hội nghị IWT lần 2 diễn ra tại London năm 2014.
Trong cùng tuần này, ngày 14 - 15/11, một phiên điều trần đặc biệt của Ủy ban Công lý Động vật Hoang dã (WJC) cũng đã diễn ra ở The Hague với một số cáo buộc nghiêm trọng liên quan tới chính phủ Việt Nam, được trình bày trước hơn 200 thành viên tham dự.
Trong bối cảnh đó, Bàn tròn thứ Năm của BBC Tiếng Việt cùng các khách mời là các nhà điều tra môi trường, chuyên gia, nhà hoạt động Việt Nam cũng như quốc tế thảo luận trực tuyến về các vấn đề trong bảo tồn và ngăn chặn buôn bán, săn bắn trái phép động vật, thực vật hoang dã.
Chương trình sẽ được phát và tương tác trực tiếp trên trang Facebook của BBC Tiếng Việt lúc 19h30 (giờ Việt Nam), hôm 17/11.
Hôm thứ Hai 14/11, WJC đưa ra hàng loạt chứng cứ trong vụ điều tra ở làng Nhị Khê, miền Bắc Việt Nam- nơi được gọi là 'siêu thị' buôn bán sản phẩm động vật hoang dã như sừng tê, ngà voi, các sản phẩm từ ngà voi, da hổ, xương hổ, vẩy tê tê vv.
Điều tra kết luận "tham nhũng là vấn đề lớn trong cả hai đầu của đường dây cung ứng buôn bán bất hợp pháp. Việt Nam nắm giữ cả hai đầu mua-bán".
"...Việt Nam là nơi có nền văn hóa biếu xén quà cáp, nơi mà sừng tê được đem biếu nhằm tỏ lòng kính trọng hết mực đối với người cao tuổi hoặc người có địa vị cao; các quan chức chính phủ thường bị cho là có nhận những món quà như vậy."
Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) hôm 15/11 đăng tải đoạn video trên mạng xã hội nói chính phủ Việt Nam 'hầu như không làm gì' trong việc ngăn chặn các hoạt động buôn bán và săn bán trái phép, và kêu gọi người dân khắp thế giới ký thỉnh nguyện thư gây sức ép.
Một báo cáo mới đây của Cơ quan Điều tra Môi trường (EIA) cũng cho rằng, Việt Nam tuy đã tham gia hàng loạt các cam kết quốc tế nhưng những cam kết trên giấy tờ này đã không được "chuyển thành hành động".
Xem thêm: Cái chết của con tê giác cuối cùng ở VN - BBC Tiếng Việt
'Thành tựu to lớn'
Một số kênh truyền thông địa phương những ngày này lại cho rằng Việt Nam đã đạt được "thành tựu to lớn trong cuộc chiến chống lại nạn săn bắt và buôn bán trái phép động vật hoang dã".Trang An ninh Thủ đô lấy dẫn chứng bằng những nỗ lực thay đổi, tăng cường thể chế, pháp lý, thực thi pháp luật, tính minh bạch và "tinh thần trách nhiệm trong khi thi hành nhiệm vụ của các cán bộ và cơ quan thực thi pháp luật đã được nâng cao đáng kể".
Báo Nhân dân điện tử liệt kê hàng loạt hoạt động tiêu hủy ngà voi, sừng tê giác, xương gấu, xương hổ ở Việt Nam gần đây và nói "việc làm nêu trên diễn ra trước thềm Hội nghị IWT đã thể hiện quyết tâm của Việt Nam trong thực hiện có trách nhiệm cao các cam kết quốc tế về đấu tranh chống buôn bán trái pháp luật động vật hoang dã và được cộng đồng thế giới đánh giá cao, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế."
Hoàng tử William của Anh, tước hiệu Công tước Xứ Cambridge, hôm thứ Tư 16/11 đã tới thăm một cửa hàng thuốc bắc tại thủ đô Hà Nội, và sau đó gặp gỡ với các em nhỏ ở một trường học gần đó, nhằm giúp nâng cao nhận thức của việc cần bảo vệ đời sống động thực vật hoang dã.
Việt Nam bị coi là điểm trung chuyển ngà voi cho các khách hàng chủ yếu ở Trung Quốc và Mỹ, với các sản phẩm trang sức hoặc trang trí nhà cửa, và cũng là nơi tiêu thụ lượng lớn sừng tê giác.
Việc sử dụng, buôn bán sừng tê là tội hình sự theo luật Việt Nam, nhưng nhu cầu tiêu thụ luôn rất cao do người ta tin rằng sừng tê chữa được nhiều bệnh nan y, được đặc biệt ưa chuộng, nhất là trong tầng lớp trung lưu và nhà giàu đang ngày càng đông thêm.
Mời quý vị bấm vào đây để theo dõi và bình luận, đặt câu hỏi trực tiếp cho thảo luận qua Facebook Live của BBC Tiếng Việt lúc 19h30 giờ Việt Nam, thứ Năm 17/11.
Tin liên quan
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-38006860
Geen opmerkingen:
Een reactie posten