Việt Nam ‘đưa vũ khí tối tân’ ra Trường Sa
- 9 giờ trước
Việt Nam đã âm thầm phòng vệ nhiều đảo của mình tại khu vực có tranh chấp tại Biển Đông bằng các giàn phóng tên lửa di động mới có khả năng tấn công đường băng và căn cứ quân sự của Trung Quốc, theo Reuters.
Phóng sự đặc biệt của phóng viên Greg Torode dẫn nguồn tin từ giới chức phương Tây, gồm các nhà ngoại giao và quan chức quân đội, nói với Reuters rằng thông tin tình báo cho thấy Hà Nội đã vận chuyển các giàn phóng tên lửa từ đất liền tới năm căn cứ ở quần đảo Trường Sa trong những tháng gần đây, một động thái có thể khiến căng thẳng với Bắc Kinh.Các bệ phóng đã được giấu để không bị phát hiện từ trên không và chưa được lắp đầu đạn, nhưng có thể được đưa vào hoạt động với đạn pháo tên lửa trong vòng hai hoặc ba ngày, theo ba nguồn nói với Reuters.
Hãng tin này cho biết Bộ Ngoại giao Việt Nam nói thông tin này là "không chính xác", mà không giải thích gì thêm.
Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, nói với Reuters tại Singapore hồi tháng Sáu rằng Hà Nội không có giàn phóng tên lửa hay vũ khí như thế tại Trường Sa nhưng bảo lưu quyền thực hiện bất kỳ biện pháp nào.
"Di chuyển bất kỳ loại vũ khí nào đến bất kỳ khu vực vào bất kỳ lúc nào trong vùng lãnh thổ có chủ quyền của chúng tôi là quyền hợp pháp của chúng tôi," Tướng Vịnh được Reuters dẫn lời.
Bài viết cho rằng động thái này là để đối trọng với các hoạt động của Trung Quốc trên bảy hòn đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa. Giới hoạch định chiến lược quân sự của Việt Nam lo ngại việc Trung Quốc xây đường băng, radar và các cơ sở quân sự khác tại những hòn đảo này làm sung yếu khả năng phòng thủ đảo và khu vực phía nam Việt Nam.
Giới phân tích quân sự cho rằng đây là động thái phòng thủ quan trọng nhất Việt Nam đã triển khai tại các đảo của mình ở Biển Đông trong nhiều thập niên qua.
Hà Nội muốn triển khai các giàn phóng tên lửa vì họ dự kiến căng thẳng gia tăng sau một phát quyết cột mốc của tòa án quốc tế gây bất lợi cho Trung Quốc trong vụ Philippines kiện, giới ngoại giao nước ngoài được Reuters dẫn lời.
Phán quyết hồi tháng trước, vốn bị Bắc Kinh thẳng thừng bác bỏ, nói không có cơ sở pháp lý đối với các tuyên bố lịch sử của Trung Quốc về chủ quyền ở phần lớn Biển Đông.
Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan tuyên bố chủ quyền tại toàn bộ quần đảo Trường Sa trong khi Philippines, Malaysia và Brunei tuyên bố chủ quyền tại một số khu vực.
"Quân đội Trung Quốc duy trì việc giám sát chặt chẽ tình hình ở vùng biển và trên không quanh quần đảo Nam Sa," Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố gửi bằng fax tới Reuters.
"Chúng tôi hy vọng các nước liên quan có thể cùng với Trung Quốc bảo vệ hòa bình và ổn định ở Nam Hải."
Hoa Kỳ cũng đang theo dõi chặt chẽ diễn biến này.
"Chúng tôi tiếp tục kêu gọi tất cả các bên tuyên bố có chủ quyền tại Biển Đông tránh có hành động gây căng thẳng, thực hiện các bước thiết thực để xây dựng lòng tin, tăng cường những nỗ lực để tìm các giải pháp ngoại giao và hòa bình cho tranh chấp", một quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết.
Hệ thống tối tân
Giới chức ngoại giao và các nhà phân tích quân sự nước ngoài tin rằng các giàn phóng tên lửa là một phần của hệ thống pháo đối đất tối tân có tên gọi EXTRA mà Việt Nam đã mua của Israel gần đây.
EXTRA được cho là có độ bắn chính xác trong phạm vi 150 km với các loại đầu đạn 150 kg có thể mang chất nổ hay bom chùm để tấn công nhiều mục tiêu cùng lúc. Hoạt động cùng với thiết bị bay nhắm bắn, hệ thống này có thể tấn công cả tàu lẫn mục tiêu trên bộ.
Điều này có nghĩa là các đường băng 3.000 mét và những cơ sở của Trung Quốc trên Đá Subi, Đá Chữ Thập và Đá Vành Khăn (theo cách gọi của Việt Nam) đều nằm trong tầm ngắm tại 21 đảo và bãi ngầm mà Việt Nam đang kiểm soát.
Trong khi Việt Nam có tên lửa lớn hơn và tầm xa hơn của Nga đề phòng vệ biển, hệ thống EXTRA được coi là dễ di chuyển và hiệu quả để chống lại chiến dịch đổ bộ. Nó sử dụng hệ thống radar nhỏ gọn, do đó không cần hậu cần cồng kềnh - và cũng phù hợp để triển khai trên các đảo và bãi ngầm.
Hiện chưa có dấu hiệu cho thấy các giàn phóng này đã được bắn thử hoặc được di chuyển.
Vào năm 1988, Trung Quốc chiếm đảo tại Trường Sa lần đầu tiên sau hải chiến với hải quân khi đó còn yếu của Việt Nam. Sau cuộc tấn công này, Việt Nam cho biết 64 binh sĩ mang vũ khí sơ sài thiệt mạng khi họ cố gắng bảo vệ cờ cắm trên bãi Gạc Ma (theo cách gọi của Việt Nam) - một biến cố mà Hà Nội vẫn cảm thấy đau xót.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã và đang cải thiện đáng kể năng lực hải quân của mình trong chiến lược hiện đại hóa quân sự qui mô hơn, bao gồm việc mua sáu tàu ngầm Kilo hiện đại của Nga.
Carl Thayer, một chuyên gia về quân sự Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Úc, nói rằng việc Hà Nội triển khai giàn phóng tên lửa cho thấy tính nghiêm trọng về mức độ quyết tâm của Việt Nam muốn răn đe quân sự với Trung Quốc ở mức nhiều nhất có thể.
"Đường băng và căn cứ quân sự của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa là một thách thức trực tiếp đến Việt Nam, đặc biệt là ở các vùng biển và bầu trời phía nam của họ, và họ cho thấy họ đang chuẩn bị để đối phó với mối đe dọa đó," ông Thayer nói. "Trung Quốc nhiều khả năng không xem đây là việc phòng thủ gì cả, và động thái này có thể đánh dấu một giai đoạn mới về quân sự hóa quần đảo Trường Sa".
Trevor Hollingsbee, một cựu chuyên gia phân tích tình báo hải quân của Bộ Quốc phòng Anh, nói ông tin rằng việc triển khai này cũng có một yếu tố chính trị, một phần làm giảm mối lo sợ tạo ra bởi triển vọng có các căn cứ lớn của Trung Quốc ở khu vực vùng biển tại Đông Nam Á.
"Người ta thấy các điểm yếu tiềm năng mà trước đây không tồn tại - đó là một diễn biến phức tạp có tính đột biến trong một đấu trường mà Trung Quốc đang áp đảo," ông nói.
Tin liên quan
- TQ 'cần chuẩn bị chiến tranh nhân dân'
- VN phản ứng về kêu gọi chiến tranh của TQ
- TQ xây nhà để máy bay ở Biển Đông
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/08/160810_vn_moved_rocket_launchers_to_spratlys
HONG KONG (NV) – Việt Nam bí mật tăng cường phòng thủ các đảo tại quần đảo Trường Sa với các loại hỏa tiễn cơ động có khả năng phóng đến một số đảo nhân tạo của Trung Quốc.
Theo hãng thông tấn Reuters, một số nhà ngoại giao vào giới chức quân sự nói với hãng tin này rằng Hà Nội đã chuyển một số giàn phóng hỏa tiễn cơ động từ đất liền tới 5 căn cứ ở quần đảo Trường Sa trong những tháng gần đây. Sự kiện này được nhận định có thể khiến Hà Nội căng thẳng thêm với Bắc Kinh.
Các giàn phóng này nhỏ và được cất giữ trong nhà nên các máy bay quan sát từ trên cao không thể thấy. Chúng cũng chưa được trang bị đầu đạn nhưng có thể sẵn sàng để hoạt động trong vòng hai hay ba ngày, theo ba nguồn tin khác nhau.
Bộ Ngoại Giao Việt Nam thì nói tin đó hoàn toàn không chính xác.
Thứ trưởng Quốc Phòng, Thượng Tướng Nguyễn Chí Vịnh, nói với Reuters ở Singapore hồi Tháng Sáu vừa qua rằng Hà Nội không có loại giàn phóng hỏa tiễn đó và không có loại võ khí như thế sẵn sàng tại Trường Sa. Tuy nhiên Việt Nam có quyền làm như vậy.
“Ðiều đó hoàn toàn nằm trong quyền tự vệ hợp pháp khi chúng tôi đem bất cứ loại võ khí nào, tới bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào trong phạm vi lãnh thổ chủ quyền của chúng tôi.” Ông Vịnh nói.
Hành động đưa hỏa tiễn tới trấn ở Trường Sa không ngoài mục đích đối phó với việc Trung Quốc biến 7 bãi đá ngầm thành 7 đảo nhân tạo khổng lồ mà những gì đang được báo chí quốc tế tiết lộ dần dần, những nơi này sẽ là những căn cứ quân sự khổng lồ để Bắc Kinh khống chế toàn bộ Biển Ðông.
Hà Nội biết rằng các căn cứ quân sự trên các đảo nhân tạo đó sẽ biến các đảo và cả khu vực phía Nam của Việt Nam bị Bắc Kinh đe dọa an nguy nếu có biến cố quân sự xảy ra.
Các nhà phân tích quân sự cho rằng việc Hà Nội đem hỏa tiễn ra trấn giữ Trường Sa là một hành động tiêu biểu nhất gần đây kể từ khi đưa một số đơn vị ra trấn giữ thường xuyên mấy thập niên qua.
Hà Nội muốn đưa các giàn phóng ra đặt trước vì họ dự trù các căng thẳng chủ quyền biển đảo có thể gia tăng nhất là từ khi Tòa Án Trọng Tài Quốc Tế ở The Hague tuyên bố yêu sách “lưỡi bò” chiếm hơn 80% Biển Ðông của Bắc Kinh là vô giá trị, theo nhận định của một nhà ngoại giao.
“Quân đội của Trung Quốc theo dõi chặt chẽ tình hình trên mặt biển cũng như trên không ở quanh quần đảo Trường Sa.” Bộ Quốc Phòng Trung Quốc gửi một bản tuyên bố bằng điện thư fax tới hãng tin Reuters rằng “Chúng tôi hy vọng các nước liên quan hợp cùng với Trung Quốc duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực Biển Ðông.”
Hoa Kỳ cũng theo dõi diễn biến này chặt chẽ.
“Chúng tôi tiếp tục kêu gọi các nước tuyên bố chủ quyền ở Trường Sa tránh các hành động tạo thêm căng thẳng, nên có các bước đi cụ thể để tạo niềm tin và tăng cường nỗ lực tìm kiếm giải pháp ôn hòa, ngoại giao cho tranh chấp.”
Một số nhà ngoại giao và phân tích gia quân sự cho rằng loại hỏa tiễn mà Hà Nội đưa tới Trường Sa nhiều phần là loại hỏa tiễn cơ động phòng vệ biển Extra mua của Do Thái mấy năm gần đây.
Hỏa tiễn Extra tuy nhỏ nhưng khá tối tân và có tầm bắn chính xác lên tới 150km. Ðầu đạn của nó nặng 150kg có thể mang chất nổ mạnh hoặc những quả bom nhỏ để tấn công nhiều mục tiêu cùng một lúc, cả trên biển cũng như đất liền.
Nếu chúng được trang bị trên một số đảo mà Việt Nam đang trấn giữ tại quần đảo Trường Sa, chúng có thể bắn tới phi đạo hay các căn cứ quân sự trên các đảo nhân tạo của Trung Quốc như Su-bi, Ðá Thập, Vành Khăn.
Việt Nam có các loại hỏa tiễn lớn hơn và tầm bắn xa hơn mua của Nga nhưng các giàn Extra tuy nhỏ hơn nhưng lại không cồng kềnh lắm, sử dụng một loại radar hướng dẫn cũng rất nhỏ, rất thích hợp để trang bị phòng thủ cho các đảo nhỏ.
“Khi Việt Nam mua các hỏa tiễn Extra, người ta thường nghĩ rằng chúng sẽ được đưa tới trấn tại quần đảo Trường Sa. Ðó là loại võ khí tối hảo cho chúng.” Theo ý kiến của Siemon Wezeman, một chuyên viên nghiên cứu về võ khí của Viện Khảo Cứu Hòa Bình Quốc Tế tại Stockholm (SIPRI) Thụy Ðiển.
Trung Quốc đem chiến hạm đến cướp một số bãi đá ngầm từ Việt Nam hồi năm 1988. Trận tấn công đã làm thiệt mạng 64 lính Việt Nam khi bảo vệ bãi đá Gạc Ma
Hôm 3 Tháng Tám, 2016, một bài viết trên báo mạng IHS Jane’s Defence của Anh nói rằng lực lượng Hải Quân Ðánh Bộ (naval infantry force) của Việt Nam hoàn tất một cuộc tập trận tái chiếm đảo, cho thấy quan tâm của Hà Nội liên quan tới các hoạt động quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở Biển Ðông.
Trong bài báo có tên “Vietnamese amphibious force trains ‘island recapture’”, tác giả Richard Fisher viết rằng những hình ảnh phát hình trên kênh truyền hình Quốc Phòng Việt Nam vào ngày 25 Tháng Bảy cho thấy ít nhất hai trong số ba tàu xe tăng đổ bộ loại Project 771 của Việt Nam được triển khai cùng một số xe tăng lội nước loại nhẹ PT-76.
Cuộc tập trận cho thấy binh sĩ được đổ bộ bằng thuyền nhỏ, và một số khác được đổ bộ lên bãi biển bằng loại xe tăng lội nước BTR-60PB nặng 10 tấn. Cuộc tập trận không thấy bao gồm hỏa lực của hải quân từ biển và không quân từ trên bầu trời.
Tuy nhiên, theo tác giả bài báo, đoạn phim không nói cuộc tập trận được thực hiện ngày nào. (TN)
http://www.nguoi-viet.com/viet-nam/viet-nam-bi-mat-mang-hoa-tien-ra-tran-giu-truong-sa/
Việt Nam bí mật mang hỏa tiễn ra trấn giữ Trường Sa
HONG KONG (NV) – Việt Nam bí mật tăng cường phòng thủ các đảo tại quần đảo Trường Sa với các loại hỏa tiễn cơ động có khả năng phóng đến một số đảo nhân tạo của Trung Quốc.
Theo hãng thông tấn Reuters, một số nhà ngoại giao vào giới chức quân sự nói với hãng tin này rằng Hà Nội đã chuyển một số giàn phóng hỏa tiễn cơ động từ đất liền tới 5 căn cứ ở quần đảo Trường Sa trong những tháng gần đây. Sự kiện này được nhận định có thể khiến Hà Nội căng thẳng thêm với Bắc Kinh.
Các giàn phóng này nhỏ và được cất giữ trong nhà nên các máy bay quan sát từ trên cao không thể thấy. Chúng cũng chưa được trang bị đầu đạn nhưng có thể sẵn sàng để hoạt động trong vòng hai hay ba ngày, theo ba nguồn tin khác nhau.
Bộ Ngoại Giao Việt Nam thì nói tin đó hoàn toàn không chính xác.
Thứ trưởng Quốc Phòng, Thượng Tướng Nguyễn Chí Vịnh, nói với Reuters ở Singapore hồi Tháng Sáu vừa qua rằng Hà Nội không có loại giàn phóng hỏa tiễn đó và không có loại võ khí như thế sẵn sàng tại Trường Sa. Tuy nhiên Việt Nam có quyền làm như vậy.
“Ðiều đó hoàn toàn nằm trong quyền tự vệ hợp pháp khi chúng tôi đem bất cứ loại võ khí nào, tới bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào trong phạm vi lãnh thổ chủ quyền của chúng tôi.” Ông Vịnh nói.
Hành động đưa hỏa tiễn tới trấn ở Trường Sa không ngoài mục đích đối phó với việc Trung Quốc biến 7 bãi đá ngầm thành 7 đảo nhân tạo khổng lồ mà những gì đang được báo chí quốc tế tiết lộ dần dần, những nơi này sẽ là những căn cứ quân sự khổng lồ để Bắc Kinh khống chế toàn bộ Biển Ðông.
Hà Nội biết rằng các căn cứ quân sự trên các đảo nhân tạo đó sẽ biến các đảo và cả khu vực phía Nam của Việt Nam bị Bắc Kinh đe dọa an nguy nếu có biến cố quân sự xảy ra.
Các nhà phân tích quân sự cho rằng việc Hà Nội đem hỏa tiễn ra trấn giữ Trường Sa là một hành động tiêu biểu nhất gần đây kể từ khi đưa một số đơn vị ra trấn giữ thường xuyên mấy thập niên qua.
Hà Nội muốn đưa các giàn phóng ra đặt trước vì họ dự trù các căng thẳng chủ quyền biển đảo có thể gia tăng nhất là từ khi Tòa Án Trọng Tài Quốc Tế ở The Hague tuyên bố yêu sách “lưỡi bò” chiếm hơn 80% Biển Ðông của Bắc Kinh là vô giá trị, theo nhận định của một nhà ngoại giao.
“Quân đội của Trung Quốc theo dõi chặt chẽ tình hình trên mặt biển cũng như trên không ở quanh quần đảo Trường Sa.” Bộ Quốc Phòng Trung Quốc gửi một bản tuyên bố bằng điện thư fax tới hãng tin Reuters rằng “Chúng tôi hy vọng các nước liên quan hợp cùng với Trung Quốc duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực Biển Ðông.”
Hoa Kỳ cũng theo dõi diễn biến này chặt chẽ.
“Chúng tôi tiếp tục kêu gọi các nước tuyên bố chủ quyền ở Trường Sa tránh các hành động tạo thêm căng thẳng, nên có các bước đi cụ thể để tạo niềm tin và tăng cường nỗ lực tìm kiếm giải pháp ôn hòa, ngoại giao cho tranh chấp.”
Một số nhà ngoại giao và phân tích gia quân sự cho rằng loại hỏa tiễn mà Hà Nội đưa tới Trường Sa nhiều phần là loại hỏa tiễn cơ động phòng vệ biển Extra mua của Do Thái mấy năm gần đây.
Hỏa tiễn Extra tuy nhỏ nhưng khá tối tân và có tầm bắn chính xác lên tới 150km. Ðầu đạn của nó nặng 150kg có thể mang chất nổ mạnh hoặc những quả bom nhỏ để tấn công nhiều mục tiêu cùng một lúc, cả trên biển cũng như đất liền.
Nếu chúng được trang bị trên một số đảo mà Việt Nam đang trấn giữ tại quần đảo Trường Sa, chúng có thể bắn tới phi đạo hay các căn cứ quân sự trên các đảo nhân tạo của Trung Quốc như Su-bi, Ðá Thập, Vành Khăn.
Việt Nam có các loại hỏa tiễn lớn hơn và tầm bắn xa hơn mua của Nga nhưng các giàn Extra tuy nhỏ hơn nhưng lại không cồng kềnh lắm, sử dụng một loại radar hướng dẫn cũng rất nhỏ, rất thích hợp để trang bị phòng thủ cho các đảo nhỏ.
“Khi Việt Nam mua các hỏa tiễn Extra, người ta thường nghĩ rằng chúng sẽ được đưa tới trấn tại quần đảo Trường Sa. Ðó là loại võ khí tối hảo cho chúng.” Theo ý kiến của Siemon Wezeman, một chuyên viên nghiên cứu về võ khí của Viện Khảo Cứu Hòa Bình Quốc Tế tại Stockholm (SIPRI) Thụy Ðiển.
Trung Quốc đem chiến hạm đến cướp một số bãi đá ngầm từ Việt Nam hồi năm 1988. Trận tấn công đã làm thiệt mạng 64 lính Việt Nam khi bảo vệ bãi đá Gạc Ma
Hôm 3 Tháng Tám, 2016, một bài viết trên báo mạng IHS Jane’s Defence của Anh nói rằng lực lượng Hải Quân Ðánh Bộ (naval infantry force) của Việt Nam hoàn tất một cuộc tập trận tái chiếm đảo, cho thấy quan tâm của Hà Nội liên quan tới các hoạt động quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở Biển Ðông.
Trong bài báo có tên “Vietnamese amphibious force trains ‘island recapture’”, tác giả Richard Fisher viết rằng những hình ảnh phát hình trên kênh truyền hình Quốc Phòng Việt Nam vào ngày 25 Tháng Bảy cho thấy ít nhất hai trong số ba tàu xe tăng đổ bộ loại Project 771 của Việt Nam được triển khai cùng một số xe tăng lội nước loại nhẹ PT-76.
Cuộc tập trận cho thấy binh sĩ được đổ bộ bằng thuyền nhỏ, và một số khác được đổ bộ lên bãi biển bằng loại xe tăng lội nước BTR-60PB nặng 10 tấn. Cuộc tập trận không thấy bao gồm hỏa lực của hải quân từ biển và không quân từ trên bầu trời.
Tuy nhiên, theo tác giả bài báo, đoạn phim không nói cuộc tập trận được thực hiện ngày nào. (TN)
http://www.nguoi-viet.com/viet-nam/viet-nam-bi-mat-mang-hoa-tien-ra-tran-giu-truong-sa/
Việt Nam bí mật bố trí giàn pháo mới tại Trường Sa
Hải quân Việt Nam canh gác tại đảo Thuyền Chài, quần đảo Trường Sa, Biển Đông (ảnh chụp ngày 17/01/2013)REUTERS
Việt Nam đã kín đáo tăng cường võ trang bổ sung một số đảo ở vùng quần đảo Trường Sa bằng các giàn pháo di động mới, có khả có khả năng tấn công các phi đạo và cơ sở của Trung Quốc trên toàn khu vực. Hãng tin Anh Reuters ngày 10/08/2016 đã tiết lộ tin này, dựa theo một nguồn tin phương Tây.
Theo Reuters, giới ngoại giao và quan chức quân đội cho biết là nhiều thông tin tình báo đã xác định rằng Hà Nội đã vận chuyển các giàn pháo đất liền ra bố trí trên năm cơ sở ở quần đảo Trường Sa trong những tháng gần đây, một động thái có thể làm tăng căng thẳng với Bắc Kinh.
Theo ba nguồn tin khác nhau, các bệ phóng đã được giấu kín để tránh bị phát hiện từ trên không, chưa được gắn rocket, nhưng có thể được trang bị đạn pháo trong vòng hai hoặc ba ngày.
Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã bác bỏ thông tin nói trên, cho đấy là "không chính xác", nhưng không nói gì thêm.
Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Việt Nam, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, từng tuyên bố với Reuters tại Singapore vào tháng Sáu vừa qua rằng Hà Nội không có bệ phóng tên lửa hay vũ khí như vậy tại Trường Sa, nhưng cho rằng Việt Nam có quyền bố trí vũ khí trên các đảo.
"Quyền tự vệ chính đáng của chúng tôi cho phép chúng tôi đưa bất kỳ vũ khí nào, vào bất kỳ lúc nào đến trong vùng lãnh thổ có chủ quyền của chúng tôi".
Theo Reuters, động thái của Việt Nam nhằm đối phó với việc Trung Quốc quân sự hóa bảy hòn đảo vừa được bồi đắp trong quần đảo Trường Sa. Các chiến lược gia quân sự của Việt Nam lo ngại rằng các phi đạo, đài radar và căn cứ quân sự khác của Trung Quốc tại đấy ngày càng đe dọa tuyến phòng thủ các đảo và miền Nam của Việt Nam.
Các nhà phân tích quân sự cho rằng việc điều pháo ra Trường Sa là động thái phòng thủ quan trọng nhất mà Việt Nam đã thực hiện tại Biển Đông từ nhiều thập kỷ nay.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20160810-viet-nam-bi-mat-bo-tri-gian-phao-moi-tai-truong-sa
Theo ba nguồn tin khác nhau, các bệ phóng đã được giấu kín để tránh bị phát hiện từ trên không, chưa được gắn rocket, nhưng có thể được trang bị đạn pháo trong vòng hai hoặc ba ngày.
Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã bác bỏ thông tin nói trên, cho đấy là "không chính xác", nhưng không nói gì thêm.
Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Việt Nam, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, từng tuyên bố với Reuters tại Singapore vào tháng Sáu vừa qua rằng Hà Nội không có bệ phóng tên lửa hay vũ khí như vậy tại Trường Sa, nhưng cho rằng Việt Nam có quyền bố trí vũ khí trên các đảo.
Theo Reuters, động thái của Việt Nam nhằm đối phó với việc Trung Quốc quân sự hóa bảy hòn đảo vừa được bồi đắp trong quần đảo Trường Sa. Các chiến lược gia quân sự của Việt Nam lo ngại rằng các phi đạo, đài radar và căn cứ quân sự khác của Trung Quốc tại đấy ngày càng đe dọa tuyến phòng thủ các đảo và miền Nam của Việt Nam.
Các nhà phân tích quân sự cho rằng việc điều pháo ra Trường Sa là động thái phòng thủ quan trọng nhất mà Việt Nam đã thực hiện tại Biển Đông từ nhiều thập kỷ nay.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20160810-viet-nam-bi-mat-bo-tri-gian-phao-moi-tai-truong-sa
Geen opmerkingen:
Een reactie posten