Chủ nhật, 17/7/2016 | 06:00 GMT+7
Không gian bất ngờ bên trong túp lều kiểu Nhật
Ngôi nhà 18 m2 có thiết kế tối giản nhưng đủ tiện nghi, nhà tắm có cả bồn sục.
KTS người Mỹ, Chris Heininge, từng sống 20 năm ở Nhật. Ông đã thu thập được nhiều kinh nghiệm thiết kế nhà của người Nhật và mong muốn áp dụng chúng ở các nước khác.
Gầm cầu thang nhỏ hẹp nhưng được tận dụng tối đa, có chỗ đặt lò sưởi, bồn rửa, tivi, tủ để bát đĩa...
Cửa kính đem thêm nguồn sáng vào nhà. Tủ bếp để được khá nhiều đồ. Các mặt bên của tủ tận dụng để bày những con búp bê, bộ ấm chén kiểu Nhật.
Phòng tắm nhỏ với bồn sục jacuzzi. Chỗ để khăn, dầu gội, sữa tắm... là dạng kệ hẹp không tốn diện tích.
Lam Huyền
Ảnh: Brightside
Ảnh: Brightside
http://giadinh.vnexpress.net/photo/khong-gian-song/khong-gian-bat-ngo-ben-trong-tup-leu-kieu-nhat-3436983.html?utm_source=detail&utm_medium=box_topic&utm_campaign=boxtracking
Thứ hai, 11/7/2016 | 04:00 GMT+7
Ngôi nhà lạ mang phong cách Nhật trong hẻm Sài Gòn
Bên ngoài ngôi nhà mang cảm giác đóng kín, nhưng không gian bên trong sáng và rộng rãi dù diện tích mặt bằng chỉ là 48 m2.
Hẻm (ngõ nhỏ) chằng chịt là đặc trưng phổ biến của những thành phố lớn ở Việt Nam. Các ngôi nhà trong hẻm bị bao bọc bởi hàng rào, những cánh cửa khép kín, kính tối màu để bảo đảm an ninh, riêng tư. Không gian trong nhà thường tối tăm, thiếu khí, đèn điện nhiều lúc được bật cả vào ban ngày.
Khi nhận thiết kế ngôi nhà ở quận 1 (TP HCM), KTS Sanuki Daisuke, Huỳnh Anh Tuấn (Công ty SDA) hướng tới mục tiêu thiết kế một ngôi nhà mà các thành viên sống ở đó có thể tận hưởng được cuộc sống thoải mái ngay trong hẻm.
Ngôi nhà có hình dáng đơn giản với nhiều ô cửa mở ra phía ngoài. Vật liệu truyền thống Việt Nam được đưa vào trong công trình. Các bức tường bên ngoài hoàn thiện bằng đá rửa.
Khu đất tại vị trí giao nhau của hai hẻm nhỏ có chiều rộng 2,1m và 1,7m. Với vị trí đó, thật không dễ dàng để đảm bảo tính riêng tư và an ninh.
Bởi vậy, các kiến trúc sư quyết định vị trí, kích thước của ô cửa dựa trên điều kiện xung quanh và quy hoạch trong tương lai của khu vực.
Bên ngoài ngôi nhà mang cảm giác đóng kín nhưng không gian bên trong khá sáng sủa nhờ ánh sáng tự nhiên. Khi các ô cửa mở, gió tràn vào nhà.
Các ô cửa này có chiều sâu khoảng 50-80 cm kết hợp với nội thất tạo thành những khu chức năng gọn gàng như tủ đồ, bàn làm việc...
Ngôi nhà mang phong cách Nhật với các đường nét, màu sắc tối giản, không có nhiều chi tiết trang trí. Các đồ dùng điện được giấu gọn gàng.
Cầu thang nhỏ hẹp nhưng lại đem tới những cảm nhận thú vị nhờ phần mái, ô cửa sổ hay hệ tủ kệ dọc cầu thang.
Người thiết kế chăm chút tỉ mỉ từng chi tiết trong tác phẩm của mình. Các lưới thép cửa sổ hay gạch sàn nhà có nhiều kiểu hoa văn nhưng vẫn có nét đồng điệu.
Hệ tủ kệ dọc tường thiết kế phẳng như những mảng tường tạo thành không gian để đồ trong nhà, trưng bày ngoài trời.
Hồng Liên
Ảnh: Hiroyuki Oki
Ảnh: Hiroyuki Oki
http://giadinh.vnexpress.net/photo/khong-gian-song/ngoi-nha-la-mang-phong-cach-nhat-trong-hem-sai-gon-3432985.html?utm_source=detail&utm_medium=box_topic&utm_campaign=boxtracking
Thứ sáu, 1/7/2016 | 11:17 GMT+7
2 phút tham quan nhà của Nobita và Doraemon
Các fan được vào thăm phòng của Nobita, hốc tủ cũng là chỗ ngủ của Doraemon... giống hệt trong truyện.
Loạt truyện tranh của tác giả Fujiko F. Fujio được vẽ từ năm 1969 nhưng tới nay vẫn được trẻ em các nước yêu mến. Các nhân vật Doraemon, Nobita, Xeko, Chaien... đã trở nên thân quen với nhiều người.
Công ty 267C Production của Hongkong dựng lại video 3D hình ảnh ngôi nhà của nhân vật Nobita và mèo máy Doraemon giống phiên bản truyện tranh tới từng chi tiết.
Công ty 267C Production của Hongkong dựng lại video 3D hình ảnh ngôi nhà của nhân vật Nobita và mèo máy Doraemon giống phiên bản truyện tranh tới từng chi tiết.
Video ngôi nhà của Nobita:
So sánh ảnh trong video và ảnh trong truyện tranh:
Lối dẫn vào nhà với chỗ để ô, bình hoa trang trí và sàn gỗ được nâng cao để tách biệt chỗ để giày dép.
|
Ngôi nhà có 2 tầng với tầng một là không gian sinh hoạt chung như phòng khách, bếp.
|
Phòng sinh hoạt chung kiểu Nhật với bàn thấp, trải chiếu tatami.
|
Phòng ăn của gia đình được tái hiện với màu sắc, vật dụng giống hệt bản gốc.
|
Phòng riêng của Nobita với bàn học bên cửa sổ. Sàn nhà là nơi anh chàng Nobita ngủ vào buổi tối và cả những lúc chán học. Doraemon ngủ trong tủ quần áo của phòng này.
|
Phòng tắm vừa có bồn, vòi hoa sen vừa có cả chỗ ngồi tắm gội bên ngoài.
|
Khu vệ sinh được làm tách biệt bên ngoài.
|
Hành lang chạy dọc nhà được lát gỗ và thoáng đãng nhờ có nhiều cửa sổ.
|
Thỉnh thoảng Nobita vẫn quét sân vườn giúp mẹ.
|
Lam Huyền
Chia sẻ căn nhà và vườn cây của bạn tại đây.
Gửi câu hỏi tư vấn tại đây hoặc về giadinh@vnexpress.net
- Tại sao nhà tắm ở Nhật hay có một chiếc ghế nhỏ (15/8)
- Người Nhật dành dụm từng mẩu đất nhỏ để trồng hoa trước nhà (9/8)
- Không gian bất ngờ bên trong túp lều kiểu Nhật (17/7)
- Ngôi nhà lạ mang phong cách Nhật trong hẻm Sài Gòn (11/7)
- Gia đình Nhật làm sân bóng rổ giữa nhà cho con (27/6)
http://giadinh.vnexpress.net/tin-tuc/nha-dep/khong-gian-song/2-phut-tham-quan-nha-cua-nobita-va-doraemon-3429002.html?utm_source=detail&utm_medium=box_topic&utm_campaign=boxtracking
Tiếp theo, bạn lại ra ngồi ghế, bôi xà phòng, kỳ cọ và dội nước cho hết lớp bọt. Cuối cùng, khi cơ thể đã sạch, bạn vào trong bồn tắm để nằm thư giãn. Bạn không được để xà phòng còn dính ở cơ thể, làm bẩn nước trong bồn.
Trước đây, để tiết kiệm nước, các thành viên trong nhiều gia đình ở Nhật còn sử dụng luôn nước tắm của người khác. Bởi vậy, nếu bạn sử dụng xà phòng và kỳ cọ người, nước trong bồn sẽ bị bẩn và người kế tiếp sẽ không thể sử dụng.
Hiện tại, việc tái sử dụng nước như vậy không phổ biến nữa nhưng người Nhật vẫn duy trì thói quen cũ để đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ cho bồn tắm chung. Bởi vậy, các gia đình vẫn giữ lại chiếc ghế nhỏ.
Thứ hai, 15/8/2016 | 09:52 GMT+7
Tại sao nhà tắm ở Nhật hay có một chiếc ghế nhỏ
Dù có bồn tắm hiện đại, nhiều người Nhật vẫn giữ thói quen làm sạch cơ thể kiểu truyền thống.
Ở Nhật, việc tắm rửa ngoài tác dụng làm sạch cơ thể còn mang ý nghĩa thư giãn sau một ngày dài làm việc. Nhà tắm và nhà vệ sinh thường được tách riêng để đảm bảo chủ nhà có được không gian sạch sẽ, thơm tho.
Nhà tắm hiện đại nhưng vẫn có ghế, chậu, gáo nước để làm sạch cơ thể. Ảnh minh họa: Gregman.
|
Nếu bạn ở trong một khách sạn hiện đại, bạn sẽ có lựa chọn tắm bồn hoặc vòi hoa sen. Tuy nhiên, khi bạn tới các nhà nghỉ truyền thống hoặc nhà một số người dân, bạn sẽ được hướng dẫn làm sạch cơ thể theo kiểu Nhật. Trong khu tắm rửa luôn có thêm một chiếc ghế nhỏ kèm theo chậu, gáo nước.
Bố trí nhà tắm trong các hộ gia đình cũng tương tự các nhà tắm công cộng (sento) hoặc suối nước nóng (onsen). Việc làm sạch cơ thể kiểu Nhật gồm 4 bước. Đầu tiên, bạn ngồi trên một chiếc ghế nhỏ, sử dụng nước ấm trong thùng, chậu hoặc vòi hoa sen để làm ướt người. Sau đó, bạn vào bồn tắm để ngâm người.Tiếp theo, bạn lại ra ngồi ghế, bôi xà phòng, kỳ cọ và dội nước cho hết lớp bọt. Cuối cùng, khi cơ thể đã sạch, bạn vào trong bồn tắm để nằm thư giãn. Bạn không được để xà phòng còn dính ở cơ thể, làm bẩn nước trong bồn.
Trước đây, để tiết kiệm nước, các thành viên trong nhiều gia đình ở Nhật còn sử dụng luôn nước tắm của người khác. Bởi vậy, nếu bạn sử dụng xà phòng và kỳ cọ người, nước trong bồn sẽ bị bẩn và người kế tiếp sẽ không thể sử dụng.
Hiện tại, việc tái sử dụng nước như vậy không phổ biến nữa nhưng người Nhật vẫn duy trì thói quen cũ để đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ cho bồn tắm chung. Bởi vậy, các gia đình vẫn giữ lại chiếc ghế nhỏ.
Lam Huyền
Chia sẻ căn nhà và vườn cây của bạn tại đây.
Nhà ở xa hoa của những đại gia độc thân trong phim Hàn | Mảnh đất méo xẹo 'hóa' thành căn nhà ngập ánh sáng |
Gửi câu hỏi tư vấn tại đây hoặc về giadinh@vnexpress.net
-
Người Nhật dành dụm từng mẩu đất nhỏ để trồng hoa trước nhà
-
Không gian bất ngờ bên trong túp lều kiểu Nhật
-
Ngôi nhà lạ mang phong cách Nhật trong hẻm Sài Gòn
http://giadinh.vnexpress.net/tin-tuc/nha-dep/tu-van-nha-dep/tai-sao-nha-tam-o-nhat-hay-co-mot-chiec-ghe-nho-3451791.html?utm_source=detail&utm_medium=box_topic&utm_campaign=boxtracking
Geen opmerkingen:
Een reactie posten