'Lòng dân không yên' nếu thiếu dân chủ
- 24 tháng 7 2016
Tân Chủ tịch Quốc hội Việt Nam khóa 14 vừa lên tiếng về vấn đề dân chủ và cho rằng 'đất nước thiếu dân chủ thì lòng dân không yên,' truyền thông của nước này cho biết.
Phát biểu tại buổi họp báo hôm 23/7/2016, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, người chỉ cách nhau vài tháng đã hai lần tuyên thệ trên cương vị Chủ tịch Quốc hội của Việt Nam, được báo chí Việt Nam trích thuật lời nói:“Vai trò dân chủ rất quan trọng. Trong một gia đình, bố mẹ không tôn trọng con cái thì sau con cái cũng không tôn trọng người khác.
"Một đất nước thiếu dân chủ thì lòng dân không yên”, tân Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam nói.
Dự kiến sau bà Kim Ngân, một số các vị trí lãnh đạo cao cấp hàng đầu trong các cơ quan quyền lực của nhà nước Việt Nam cũng sẽ tuyên thệ, mà theo dự kiến, sẽ có nhiều người tái tuyên thệ như trường hợp của người đứng đầu Quốc hội Việt Nam, trong đó có các vị trí thuộc Tứ trụ như tân Chủ tịch Nước và tân Thủ tướng Chính phủ.
Bình luận về Quốc hội Việt Nam khóa 14 qua phiên họp đầu tiên đang diễn ra, nhà nghiên cứu chính trị Hà Hoàng Hợp từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á và Viện Chiến lược Quốc tế tại Singapore, nói:
"Có một nhận xét chung kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa 14 được diễn ra một cách bình thường, theo đúng quá trình mà người ta đã định sẵn.
"Tức là bầu cử Quốc hội trong tháng Năm, tháng Bảy có kỳ họp đầu tiên của Quốc hội để mà làm tất cả những việc như là bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Nước, Thủ tướng, (lãnh đạo) Viện Kiểm sát, Tòa án rồi Tổng kiểm toán v.v... và kèm theo, những bước quan trọng nữa là bàn về chính sách phát triển kinh tế, xã hội tới đây của khóa 14".
Nhất thể hóa chức vụ
Được biết, Việt Nam đang làm thí điểm dự án 'nhất thể hóa' các chức vụ đảng và chính quyền, nhà nước ở một số địa phương, khi được hỏi, liệu trong nhiệm kỳ này của Quốc hội Việt Nam, liệu có thể diễn ra thay đổi, đổi mới nào nữa, ở giữa nhiệm kỳ Quốc hội khóa mới hay không, với các vị trí tam, tứ trụ, nhất là ở hai vị trí đứng đầu nhà nước và người lãnh đạo Đảng cầm quyền, nhà phân tích nói:"Nếu có một thay đổi như nói như vậy, thì chắc chắn là có tuyên thệ, đấy là theo luật.
Cải cách chính trị ở Viêt Nam có nghĩa là cải cách từ hệ thống một đảng thành hệ thống nhiều đảng hơn, điều đó tôi nghĩ Đảng Cộng sản Việt Nam đã nghĩ tới, nhưng không biết bao giờ họ có thể làm được
"Còn người ta có nghỉ không, thì có người dự đoán là có, có người lại bảo là không," học giả nói thêm.
Gần đây, có một số ý kiến trong và ngoài đảng cộng sản đề cập hoặc tái đề cập nhu cầu về đổi mới, cải tổ chính trị của Đảng và nhà nước, có ý kiến thậm chí cũng đề nghị Quốc hội Việt Nam có một nghị quyết riêng, hoặc đưa vào nghị trình làm việc của khóa mới một nội dung về vấn đề này.
Khi được hỏi, nếu diễn ra một sự cải tổ nào đó như vậy, thì cải tổ sẽ có nét chính ra sao và liệu có vùng cấm hay không hay như thế nào, nhà nghiên cứu chính trị đáp:
"Cải cách chính trị ở Viêt Nam có nghĩa là cải cách từ hệ thống một đảng thành hệ thống nhiều đảng hơn, điều đó tôi nghĩ Đảng Cộng sản Việt Nam đã nghĩ tới, nhưng không biết bao giờ họ có thể làm được," Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp nói với BBC.
Thoát khỏi media player
Ra khỏi media player. Bấm enter để quay lại hay tab để tiếp tục.
Tin liên quan
- Âm thanh Đảng cộng sản đã nghĩ tới đa đảng?
- Bà Kim Ngân tuyên thệ lần hai
- Video Đại biểu Quốc hội có thoát 'vòng kim cô'?
- Kỳ vọng gì vào Quốc hội khóa XIV?
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/07/160724_nguyenthikimngan_vn_democracy
Geen opmerkingen:
Een reactie posten