donderdag 11 augustus 2016

Người Việt tại Đài Loan họp báo và biểu tình trước trụ sở Formosa + Việt Nam : Ngư dân khốn khổ trước thảm họa cá chết ở miền Trung


video

Người Việt biểu tình ở Đài Loan đòi Formosa cút khỏi Việt Nam


Người Việt tại Đài Loan họp báo và biểu tình trước trụ sở Formosa


mediaBiểu tình trước trụ sở tập đoàn Formosa ở Đài Bắc ngày 17/06/2016 đòi điều tra về thảm họa cá chết tại Việt Nam.REUTERS/Tyrone Siu/File Photo
Hôm nay 10/08/2016 tại Đài Bắc, trước trụ sở chính của tập đoàn Formosa Plastics Group’s, một số tổ chức phi chính phủ và hội đoàn của người Việt tại Đài Loan đã tổ chức một cuộc họp báo về vụ công ty thép Hưng Nghiệp Formosa tại Hà Tĩnh gây ô nhiễm nghiêm trọng biển miền Trung Việt Nam. Hơn 100 người Việt Nam đã tới dự cuộc họp báo đồng thời để biểu thị sự phẫn nộ với công ty Formosa Việt Nam.
Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Hùng, giám đốc Văn phòng Hỗ trợ Pháp lý cho Công nhân và Cô dâu Việt ở Đài Loan, thành phố Đào Viên, Đài Loan, có mặt tại buổi họp báo hôm nay cho biết :



Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Hùng - Đài Bắc 10/08/2016 Nghe

http://vi.rfi.fr/viet-nam/20160810-nguoi-viet-hop-bao-va-bieu-tinh-truoc-tru-so-formosa-o-dai-loan

“Vì Môi Trường Biển Miền Trung" tại Đài Loan

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2016-08-10


Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này

vi-moi-truong-truoc-cua-Formosa.jpg
Pano vận động quốc tế đối với thảm họa môi trường do Formosa gây ra ở Việt Nam trước trụ sở của tập đoàn Formosa tại Đài Bắc.
Photo by Don Le

Một cuộc vận động quốc tế đối với thảm họa môi trường do Formosa tạo ra tại miền Trung Việt Nam đã được tổ chức tại Đài Bắc, Đài Loan vào sáng ngày 10 tháng 8 bằng cuộc họp báo của nhiều tổ chức Đài Loan cũng như Việt Nam trước trụ sở của tập đoàn Formosa.
Phản đối Formosa
Cuộc vận động “Vì Môi Trường Biển Miền Trung” được phối hợp  bởi các tổ chức Đài Loan và Việt Nam, đã khởi đầu với buổi họp báo trước trụ sở chính của công ty Formosa Plastics Corporation tại Đài Bắc vào lúc 9 giờ sáng ngày 10 tháng 8 năm 2016 đúng như kế hoạch của các tổ chức tham dự.
Gần 60 người gồm đại diện các tổ chức Đài Loan như Environmental Jurists Association (EJA - Hội Luật Sư Môi Trường), Covenants Watch (Giám Sát Các Quy Ước), Taiwan Association for Human Rights (Hội Nhân Quyền Đài Loan) và Vietnamese Migrant Workers and Brides Office (Văn phòng Pháp lý về người lao động và cô dâu Việt tại Đài Loan). Đảng Việt Tân . . .tất cả tập trung phía trước văn phòng Formosa với hình thức lên tiếng mọi vấn đề mà Formosa đã gây ra tại miền Trung Việt Nam.
Chúng tôi yêu cầu chính phủ Đài Loan và Ban Giám đốc của công ty Formosa phải càng sớm càng tốt làm rõ công khai, minh bạch các kết quả điều tra cho công luận quan tâm.”
- Cô Hoàng Di Hi
Người tham gia cuộc họp báo cầm các biểu ngữ bằng tiếng Hoa nội dung chống lại việc Formosa thải chất độc gây thảm họa môi trường cho một vùng biển to lớn kéo dài nhiều trăm cây số.
Cuộc vận động không những trình bày bằng hình thức gần như biểu tình gây sự chú ý của dư luận Đài Loan đồng thời kêu gọi chính phủ nước này điều tra việc Formosa gây ra thảm họa môi trường tại Việt Nam cũng như những thỏa thuận bí mật giữa Formosa và chính quyền Hà Nội.
Cô Hoàng Di Hi giám đốc điều hành của Liên đoàn Giám sát các Quy ước lên tiếng trong buổi họp báo như sau:
“Formosa chi trả tiền cho chính phủ Việt Nam nhưng chúng ta không biết vấn đề bồi thường này thực tế là gì. Đây có phải là khoản tiền chuộc người do cá nhân các quan chức đầu não của Formosa trả cho các quan chức Việt Nam hay không. Chúng tôi yêu cầu chính phủ Đài Loan và Ban Giám đốc của công ty Formosa phải càng sớm càng tốt làm rõ công khai, minh bạch các kết quả điều tra cho công luận quan tâm.”
Bên cạnh đó Luật sư Zhang Zuu Zhi, Chủ tịch Hiệp hội Luật sư vì Môi trường Đài Loan thì cho rằng Đài Loan cần phải xem xét lại vấn đề đầu tư nước ngoài của các công ty Đài Loan xem chúng có đóng góp được gì không hay làm hại cho nơi mà họ đầu tư.

Formosa-1.jpg-400.jpg
Người tham dự tập trung trước cửa văn phòng Formosa tại Đài Bắc. Photo by Don le

Ông Hoàng Tứ Duy, phát ngôn nhân của Đảng Việt Tân có mặt cùng với các đồng sự cho chúng tôi biết chi tiết kế hoạch mà nhiều tổ chức đã cùng nhau tham gia để tố cáo Formosa với dư luận Đài Loan:
Ở bên Đài Loan có một số NGO họ đang theo dõi vấn đề của Formosa. Họ đấu tranh về môi sinh từ lâu rồi về vấn đề ô nhiễm mà Formosa đã gây ra nên có nhiều NGO theo dõi Formosa. Khi có vụ xảy ra tại Việt Nam thì những người bên này bắt tay vào công việc và sao điểm vào hồi tháng 6 thì họ tổ chức cuộc biểu tình lần đầu tiên lúc đó có sự tham dự của nhiều an hem công nhân Việt Nam đang làm việc tại Đài Bắc. Một điều hay là trong các tổ chức NGO đó có một cô luật sư, là cổ đông của công ty Formosa cho nên vào ngày 8 tháng 6 khi Formosa họp cổ đông thì cô ấy có mặt ở đó và đặt câu hỏi người Chủ tịch điều hành của công ty Formosa.
Chúng tôi đã liên hệ với tổ chức đó tiếng Anh nó là Environmental Jurists Association (EJA - Hội Luật Sư Môi Trường) chúng tôi làm việc với tổ chức đó và qua thời gian trở thành cuộc vận động tại Đài Loan vào đầu tháng 8. Trong tiến trình gặp các tổ chức NGO Đài Loan một số kể hoạch, chiến lược về vần đề này đồng thời chiều hôm nay chúng tôi sẽ gặp một số dân biểu của Quốc hội Đài Loan từ Đảng cầm quyền là Đảng Cấp Tiến, cũng như Đảng Tân Quyền Lực.
Xã hội Dân sự trong nước không thể đến
Khi được hỏi về sự vắng mặt của các tổ chức xã hội dân sự trong nước, dự kiến gồm có Hội Anh Em Dân Chủ, Hội Bầu Bí Tương Thân, Dân Trí Việt, Nhóm Linh Mục Nguyễn Kim Điền hầu hết đều không tới Đài Loan ngoại trừ hơn 40 anh chị công nhân đang làm việc tại Đài Loan và đại diện đảng Việt Tân đến từ Hoa Kỳ và Úc, ông Hoàng Tứ Duy cho biết:
Chúng tôi làm việc với một số tổ chức xã hội dân sự trong nước để phối hợp và họ cử người có mặt tại Đài Loan nhưng rất tiếc vào phút chót thì gặp trở ngại từ công an cho nên các anh chị em trong nước không có mặt được trong chuyến đi này, đặc biệt như là linh mục Đặng Hữu Nam đáng lẽ phải có mặt ngày hôm nay nhưng bị công an Việt Nam sách nhiễu rất nhiều tại Hà Nội và Nghệ An cho nên cuối cùng ngài không đi được. Tuy nhiên phát biểu của ngài có được đọc lên trong buổi họp báo ngày hôm nay.
Chúng tôi làm việc với một số tổ chức xã hội dân sự trong nước để phối hợp và họ cử người có mặt tại Đài Loan nhưng rất tiếc vào phút chót thì gặp trở ngại từ công an cho nên các anh chị em trong nước không có mặt.
- Ông Hoàng Tứ Duy
Từ Nghệ An Linh mục Đinh Hữu Nam cho chúng tôi biết lý do mà ngài không thể tới tham dự buổi họp báo vào ngày 10 tháng 8 tại Đài Bắc:
Việc các tổ chức Hiệp hội bảo vệ môi trường cũng như các tổ chức phi chính phủ mời tôi sang Đài Loan trong cuộc vận động để hội đàm về vấn để môi trường và đặc biệt là vấn đề Formosa tại miền Trung Việt Nam  và thảm họa của nó. Tôi cũng được giấy mời và tới Đại sứ quán của Đài Loan để làm việc xin Visa. Cho tới hôm nay thì tôi cũng không biết vì lý do gì mà chưa có Visa, cản trở việc tôi sang Đài Loan để nói về vấn đề này.
Có một điều mà chúng ta thấy được là ngay trước đó khi tôi đang ở trong Đại sứ quán Đài Bắc để làm Visa thì họ biết tôi sẽ sang cho chương trình vận động gặp một số dân biểu trong Quốc hội Đài Loan để nói lên tiếng nói của người dân Việt Nam về thảm họa Formosa thì Bộ Công an Việt Nam đã can thiệp bằng cách câu lưu tôi tại Hà Nội. Họ làm việc với tôi suốt 3 tiếng đồng hồ, câu lưu tôi mặc dù họ không có cơ sở pháp lý nào để ngăn cản tôi cả và họ cũng không nói đến việc tôi đi hay không đi nhưng vấn đề mà họ có một biểu hiện như thế thì chúng ta cũng đã biết tại Việt Nam nó như thế nào rồi.
Theo dự kiến sẽ có các cuộc tiếp xúc vận động dư luận và chính khách cũng như báo chí Đài Loan trong những ngày sắp tới.



Việt Nam : Ngư dân khốn khổ trước thảm họa cá chết ở miền Trung


mediaGần 200 phóng viên chờ đợi cuộc họp báo hôm 27/04/2016 về vụ cá chết hàng loạt ở miền Trung, nhưng đại diện bộ Môi Trường chỉ đọc một thông cáo viết sẵn.REUTERS/Kham
Trước thảm họa cá chết hàng loạt tại bốn tỉnh miền Trung, hôm qua 28/04/2016 hàng trăm ngư dân làng biển Cảnh Dương, Quảng Trạch thuộc tỉnh Quảng Bình đã biểu tình đòi hỏi phải trả lại vùng biển sạch cho người dân. Tình trạng này đang làm dư luận cả nước xôn xao, riêng đối với những người mà cuộc sống gắn bó với nghề cá lại càng khốn khổ.
Bản tin AFP ngày 28/4 cho biết, sau khi hàng ngàn con cá đã bị chết, đến lượt hơn 100 tấn nghêu chết lại được phát hiện ở Việt Nam, có thể do chất thải độc hại từ khu công nghiệp Vũng Áng, Hà Tĩnh. Hàng đống nghêu đã đến kỳ thu hoạch bị chết nằm chồng chất lên nhau trong những ngày gần đây. Hãng tin Pháp dẫn lời một người dân buồn bã nói với một tờ báo trong nước : « Chúng tôi kỳ vọng vào vụ nghêu được mùa này để bán trong những ngày lễ. Nhiều đầu nậu đã đặt cọc mua nhưng đến nay thì mọi thứ tiêu tan ».
Bắt đầu từ ngày 06/04/2016, cá nuôi trong các lồng bè xung quanh khu vực cảng Vũng Áng, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh bỗng nhiên bị chết hàng loạt. Tiếp theo, cá lại chết la liệt ở Quảng Trạch, Đồng Hới … (tỉnh Quảng Bình), rối đến Gio Linh, Triệu Phong … (Quảng Trị) ; Thuận An, Lăng Cô (Thừa Thiên – Huế).
Tổng cộng đến gần 300 kilomet bờ biển miền Trung bị ảnh hưởng. Cá bị chết lên đến vài chục tấn ở mỗi tỉnh, có đủ loại lớn nhỏ, từ vài trăm gam cho tới những con cá nặng đến 35 ký. Bị chết nhiều nhất là các loại cá sống ở tầng nước sâu 30 đến 40 mét như cá hồng, cá liệt, cá đuối, cá mú…
Hôm thứ Tư 27/4, chính quyền Việt Nam ra lệnh cấm tiêu thụ, mua bán hải sản ở vùng này, trong lúc đang còn điều tra. AFP dẫn một thông cáo chính phủ, trong đó thủ tướng yêu cầu: « Để bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm và bảo vệ sức khỏe người dân, các bộ ngành và chính quyền địa phương thu thập và xử lý lập tức xác cá chết ».
Tập đoàn Đài Loan Formosa, sở hữu một nhà máy luyện kim khổng lồ trong vùng này, bị nghi ngờ là nguyên nhân gây ô nhiễm. Những giả thiết được đặt ra trước đó như động đất, sóng thần, dịch bệnh, tràn dầu…đều trở nên vô nghĩa, khi một ngư dân phát hiện ra đường ống xả nước thải của Formosa chôn ngầm dưới đáy biển. Đường ống khổng lồ này dài đến 1,5 kilomet, đường kính 1,1 mét, nằm ở độ sâu 17 mét, mỗi ngày xả ra 12.000 mét khối nước.
Formosa nhìn nhận từ đầu năm đến nay có nhập về 300 tấn hóa chất khoảng 40 loại để súc rửa đường ống và máy móc, trong đó có những chất độc và cực độc như chất chống gỉ, chống ăn mòn…Vào lúc người « thám tử nhân dân » lặn xuống, khúc cuối của đường ống đang phun ra một thứ nước màu vàng đục rất bẩn. Các nhà khoa học nhìn nhận, chỉ có chất độc rất mạnh mới có thể khiến hàng loạt cá lớn nhỏ chết bất đắc kỳ tử như thế.
Hãng tin Pháp cho biết người dân cả nước đã bị sốc sau tuyên bố của ông Chu Xuân Phàm (Chou Chun Fan), trưởng văn phòng Formosa ở Hà Nội. Ông này nói, trong một video được đưa lên mạng : « Muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy, cứ chọn đi. Nếu chọn cả hai thì làm thủ tướng cũng không giải quyết được ». Trước phản ứng mãnh liệt của dư luận Việt Nam, tập đoàn Formosa sau đó đã đứng ra xin lỗi.
AFP cũng dẫn lời thứ trưởng bộ Môi Trường Võ Tuấn Nhân, nói rằng cuộc điều tra của chính phủ hiện chưa thể xác định được mối liên hệ giữa Formosa hay một nhà máy khác và tình trạng ô nhiễm.
Hãng tin Pháp nhắc lại, dọc theo miền Trung có nhiều nhà máy. Tuy nhiên với 3.000 kilomet bờ biển, Việt Nam xuất khẩu rất nhiều cá và các loại hải sản khác, lãnh vực này đã mang về cho đất nước 5,8 tỉ euro trong năm ngoái.
Nhưng với thảm họa môi trường này, hiện giờ ngư dân miền Trung sống ra sao ?
Tại Vũng Áng, ông Mai Quang Hanh, ngư dân ở thôn Đông Yên, xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, nằm cách nhà máy Formosa chỉ có một kilomet, nói về nỗi khổ của người dân mưu sinh nhờ biển, một khi không còn tôm cá, biển trở thành biển chết :


Ông Mai Quang Hanh - Hà Tĩnh 29/04/2016 - Thụy My Nghe

Ông Mai Quang Hanh : "Trước đó, ngư dân ở đây, đặc biệt là ở giáo xứ Đông Yên cũ, chuyên môn sống về nghề biển – không có nghề gì khác, chỉ có nghề biển thôi. Cuộc sống vẫn bình thường, chài lưới, đánh bắt xa bờ, gần bờ…đều có thu hoạch cả.
Nhưng cách đây khoảng hai mươi ngày - bởi vì giáo xứ Đông Yên ở gần Formosa, chỉ cách có gần một cây số thôi - khi nguồn nước bị ô nhiễm do nhà máy của Formosa thải ra biển, thì cá chết trôi dạt đầy. Cá chết gồm đủ mọi thứ cá : cá nhỏ nhất là cá liệt, cho đến cá lớn là cá hồng, cá sảo…đều bị chết hết !
Mà cá chết rồi thì tất cả các nghề nghiệp của ngư dân phải dừng lại. Đi biển cũng không có thu hoạch. Vì thế cho nên ngư dân đành ở nhà vá lưới, củng cố nghề nghiệp để chờ khi nguồn nước ổn định thì lúc đó mới tiếp tục đánh bắt. Đã hơn hai mươi ngày rồi, mà bây giờ vẫn còn tiếp tục xảy ra hiện tượng cá chết.
Báo chí thì nói là cá hết chết rồi nhưng thực tế chúng tôi chuyên môn sống trên mặt biển đây, đến hôm nay vẫn phát hiện cá chết nhiều. Có những thứ cá dạt vào bờ nhưng sợ không dám ăn, đem ướp muối. Thường thường khi ướp muối, nếu con cá không có chất độc thì nó màu trắng. Nhưng bị nhiễm độc rồi thì tối về ướp muối xong, sáng mai đưa ra máu cá trở thành màu xanh, kể cả súc vật cũng không dám cho ăn đâu. Độc hại đến mức đó.
Khi chính quyền chưa vào cuộc, họ chưa có những khuyến cáo nhắc nhở, thì người dân thấy lại truyền khẩu với nhau là cá bị nhiễm độc chết vì Trung Quốc « thuốc ». Cuối cùng cũng tội nghiệp cho mấy bà bán cá. Khi mua của dân thì mua với giá bình thường, nhưng bán lại ở chợ thì lỗ một, hai triệu, có bà lỗ ba, bốn triệu một ngày. Dân họ không ăn nữa, phải bán rẻ, mà có khi bán rẻ cũng không ai mua, phải đưa về đổ. Đào hố cho xuống rồi rắc vôi, chứ không có cách gì khác. Khổ đến cái mức đó.
Dân ở đây khi thấy cá chết cũng kêu van to nhỏ lên các cấp chính quyền mà thôi. Chứ còn nghe trên thông tin đại chúng, đặc biệt là đài Tiếng nói Việt Nam thì họ cũng nói « vào cuộc », làm cái này cái nọ nhưng không biết rồi có tham gia hay không. Nếu tình trạng này mà kéo dài thì cuộc sống người dân ở đây thật bấp bênh. Không có nghề nghiệp, rồi ô nhiễm nguồn nước đủ thứ thì rất chi là khó khăn. Không biết ở các cấp lãnh đạo chính quyền ở trên rồi họ sẽ làm thế nào, thì người dân ở đây vẫn còn chờ đợi".
Người ta vẫn chưa quên vụ nhà máy Vedan đã bức tử sông Thị Vải hồi năm 2008. Nhưng lần này, xã hội dân sự đã lớn mạnh hơn thời đó. Bản « Tuyên bố về tội ác đầu độc biển miền Trung » đăng trên trang Bauxite Việt Nam đến hôm nay đã có 880 người ký tên. Bên cạnh đó đã có nhiều lời kêu gọi xuống đường vì môi trường tại Hà Nội và Saigon ngày Chủ nhật 1/5 tới.

http://vi.rfi.fr/viet-nam/20160429-viet-nam-ngu-dan-khon-kho-truoc-tham-hoa-ca-chet-o-mien-trung


Geen opmerkingen:

Een reactie posten