dinsdag 23 augustus 2016

Dấu mốc đáng nhớ của Vinamilk sau 40 năm thành lập

Thứ ba, 23/8/2016 | 12:00 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |
Thứ ba, 23/8/2016 | 12:00 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |

Dấu mốc đáng nhớ của Vinamilk sau 40 năm thành lập

Từ doanh nghiệp vô danh, thiếu tiền lẫn nguyên liệu, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã trở thành đơn vị có vốn hóa hơn 9 tỷ USD - lớn nhất thị trường chứng khoán, sau 4 thập niên hoạt động.
Dấu mốc đáng nhớ của Vinamilk sau 40 năm thành lập
Tiến Thành

http://vnexpress.net/infographics/doanh-nghiep/dau-moc-dang-nho-cua-vinamilk-sau-40-nam-thanh-lap-3457001.html?utm_source=home&utm_medium=box_infographics_home&utm_campaign=boxtracking

Thứ bảy, 20/8/2016 | 20:00 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ | Print
Thứ bảy, 20/8/2016 | 20:00 GMT+7

Hành trình 40 năm theo đuổi 'giấc mơ sữa Việt' của Vinamilk

Bà Mai Kiều Liên cho biết, hiện tại, giấc mơ có sữa Việt đã hoàn thành, nhưng làm thế nào để sản phẩm này thường trực trên bàn ăn mọi gia đình, cải thiện thể chất, trí tuệ cho cả thế hệ trẻ vẫn là một thách thức.

Câu chuyện Vinamilk vượt qua khó khăn, từ doanh nghiệp vô danh thành đơn vị dẫn đầu thị trường sữa ở Việt Nam, có vốn hóa lớn nhất sàn chứng khoán được chia sẻ trong lễ kỷ niệm 40 năm thành lập diễn ra tối ngày 20/8 tại Hà Nội.
Một trong những quyết định mạo hiểm nhất của đơn vị này là từ chối liên doanh theo lời đề nghị của doanh nghiệp ngoại - động thái được cho là đi ngược với xu thế những năm 1990.

Xem video lý do bà Mai Kiều Liên từ chối lời đề nghị hấp dẫn của khối ngoại:

Năm 2014, Vinamilk gây chú ý trên thị trường khi mua lại công ty Driftwood (Mỹ) vốn đang thua lỗ nặng nề. Song, chỉ một năm sau đó, đơn vị này đã mang lại doanh thu vượt ngoài mong đợi, đóng góp tới 2.500 tỷ đồng cho Vinamilk. 
Xem lại bước đi của thương hiệu Việt trên thị trường lớn nhất thế giới, gợi mở bài học cho các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập, chinh phục khách hàng quốc tế.

(Video)

Doanh nghiệp nội địa vẫn có nhiều cơ hội bứt phá khi Việt Nam gia nhập TPP. Bà Mai Kiều Liên cho biết, dư địa của thị trường sữa còn rất lớn, 5-10 năm nữa, tỷ lệ sữa sản xuất trong nước chiếm 50-60% thị phần. Hiện tại, mỗi người Việt dùng 15 lít một năm, trong khi ở Thái Lan là 50 lít, châu Âu là 300 lít.

Xem phần chia sẻ lý do doanh nghiệp nội hoàn toàn có thể cạnh tranh sòng phẳng với doanh nghiệp ngoại.
Vinamilk nhận Huân chương lao động hạng Ba
Quang Dũng
Thứ sáu, 12/8/2016 | 08:00 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ | Print
Thứ sáu, 12/8/2016 | 08:00 GMT+7

Chuyến xuất ngoại đầu tiên của Vinamilk

300 tấn sản phẩm sữa bột và 2.000 tấn sữa béo nguyên kem vận chuyển sang Iraq năm 1998 là phát pháo mở đường cho các sản phẩm Vinamilk hiện diện tại 43 quốc gia suốt gần 20 năm qua.

Đầu năm nay, Vinamilk đã ký hợp đồng xuất khẩu các sản phẩm sữa bột cho trẻ em trị giá 12,5 triệu USD sang thị trường Trung Đông ngay trong ngày đầu tiên Hội chợ Gulfood 2016 diễn ra tại Trung tâm Thương mại Thế giới Dubai (Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất).
Thực tế, thị trường Trung Đông không xa lạ gì với hãng sữa Việt, ngược lại có thể xem là truyền thống khi Iraq là nơi đầu tiên đặt hàng lô bột sữa của nhà máy Dielac vào năm 1998. Việc có được hợp đồng mang tính bước ngoặt của hãng khá tình cờ và diễn ra chóng vánh trong một chuyến công cán của lãnh đạo Chính phủ Việt Nam tại quốc gia này.
chuyen-xuat-ngoai-dau-tien-cua-vinamilk
Đầu năm 2016, Vinamilk đã ký hợp đồng xuất khẩu các sản phẩm sữa bột cho trẻ em trị giá 12,5 triệu USD sang thị trường Trung Đông ngay trong ngày đầu tiên Hội chợ Gulfood 2016.
Bà Vũ Thị Tâm Trinh, nguyên Giám đốc nhà máy Dielac - một trong những thành viên trong chuyến tác chia sẻ, thời điểm đó, phía bạn muốn ký hợp đồng trực tiếp với Vinamilk. Họ còn gợi ý công ty cung cấp thêm sữa béo nguyên kem với số lượng không hạn chế. Đặc biệt, mức giá phía Việt Nam đưa ra bao nhiêu đều được chấp nhận hết.
Song, do còn khó khăn về kỹ thuật, công nghệ cũng như nhân lực, nhà máy Dielac chưa có nhiều máy móc thiết bị, số lượng sản xuất còn hạn chế. Một số người trong đoàn công tác lo ngại sữa nguyên kem giá thành cao.
"Một sáng kiến đã được đưa ra là Vinamilk có thể nhập sữa béo về đóng gói - tiền lệ chưa có thời điểm đó. Không thể gọi điện xin phép ý kiến tổng giám đốc công ty vì đường truyền bị gián đoán, tôi và cộng sự tiếc cơ hội nên ngoài 300 tấn sữa bột chúng tôi quyết định ký thử thêm 2.000 tấn sữa béo nguyên kem", bà Tâm Trinh hồi tưởng.
Hợp đồng xuất hàng thử nhanh chóng được ký kết với số lượng và mức giá do phía Vinamilk đề xuất. Ngoài ra, hãng còn cung cấp sữa cho Iraq theo chương trình hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam.
Thương vụ này đã được thành viên đoàn công tác đánh giá là thành công ngoài mong đợi của cả hai bên, mở đường cho các chuyến hàng xuất ngoại sau này của Vinamilk sang nhiều quốc gia khác trên thế giới.
chuyen-xuat-ngoai-dau-tien-cua-vinamilk-1
Năm 1998, những lon sữa Dielac đầu tiên của Vinamilk đã đến với các em bé Iraq.
Kim ngạch xuất khẩu giữa hai bên duy trì và bền vững trong một thời gian. Đến những năm đầu của thập niên 2000, biến động chính trị tại khu vực Trung Đông đã làm giảm mạnh lượng hàng xuất khẩu của công ty, thậm chí ngưng trệ. Mãi đến gần cuối 2005, hai bên bắt đầu kết nối và xúc tiến lại các thương vụ, đáng kể nhất có hợp đồng xuất khẩu 15.000 tấn sữa bột vào Iraq trị giá hơn 51 triệu USD.
Thành công này có được sau 2 lần đích thân Tổng giám đốc Vinamilk - Mai Kiều Liên trực tiếp đến Iraq khi chiến sự vẫn diễn ra để chực chờ và tìm hiểu thị trường. Bà cho biết, năm 2004, sản phẩm của Vinamilk đã phải dừng lại bên ngoài biên giới Iraq do những người có trách nhiệm mới ở quốc gia này muốn có sự thay đổi về nhiều lĩnh vực, trong đó cả những quan hệ kinh tế. Tuy nhiên, sau khi xét thầu sơ bộ, họ đã mời Vinamilk tham gia.
"Và Vinamilk đã vượt qua khoảng 15 hãng sữa lớn nhất, danh tiếng nhất thế giới để thắng thầu nhờ các yếu tố chất lượng sản phẩm, giá cả và thời gian giao hàng mọi lúc, mọi nơi", bà Liên không giấu được niềm tự hào khi sản phẩm của Vinamilk tái hiện diện ở Iraq.
Đây là hợp đồng xuất khẩu trở lại vào thị trường Iraq sau thời gian bị gián đoạn. Cũng nhờ hợp đồng này, năm đó, Vinamilk đạt kim ngạch xuất khẩu 137 triệu USD, tăng gấp 3 lần so với 2004.
Đến nay, không chỉ Iraq mà khu vực Trung Đông được công ty đánh giá là thị trường trọng điểm, chiếm tỷ lệ lớn trong doanh thu xuất khẩu nói riêng cũng như doanh thu chung của Vinamilk. Trong giai đoạn 2010-2015, doanh số của Vinamilk ở thị trường Trung Đông tăng trưởng khoảng 38%.
Đến với Gulfood năm nay, Vinamilk đem đến những dòng sản phẩm trọng tâm đã thành công ở thị trường như sữa bột, bột dinh dưỡng, sữa đặc… nhằm quảng bá mạnh hơn nữa hình ảnh của Vinamilk tại thị trường này.
chuyen-xuat-ngoai-dau-tien-cua-vinamilk-2
Sau chuyến xuất hàng đầu tiên đến Iraq, đến nay sản phẩm của Vinamilk đã xuất khẩu đi 43 nước trên thế giới.
Lãnh đạo Vinamilk cho biết, những hoạt động này sẽ là bước đệm vững chắc để công ty triển khai kế hoạch của mình tại thị trường Trung Đông với mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng 10% mỗi năm. Thông qua việc phối hợp với các nhà phân phối, đơn vị này tập trung vào các thị trường mấu chốt và nhiều tiềm năng như Iraq, Syria, Yemen...
Hiện Trung Đông, trong đó có Iraq là một trong 43 thị trường trọng điểm mà sản phẩm của Vinamilk đã hiện diện như Campuchia, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Canada, Mỹ...
Bà Liên cho biết, thời gian tới, công ty tiếp tục chú trọng các hoạt động kinh doanh quốc tế, marketing quốc tế và nghiên cứu phát triển thị trường ngoài lãnh thổ Việt Nam, mở rộng phạm vi đầu tư sản xuất và chi nhánh hoạt động ở nước ngoài.
Ngoài 13 nhà máy tại Việt Nam, Vinamilk đang nắm 22,8% cổ phần tại nhà máy Miraka (New Zealand), sở hữu 100% cổ phần nhà máy Driftwood (Mỹ), nắm giữ 51% cổ phần đầu tư nhà máy Angkor Milk tại Campuchia, mở công ty con tại Ba Lan làm cửa ngõ giao thương các hoạt động thương mại của Vinamilk tại châu Âu.
Thanh Thư
http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/chuyen-xuat-ngoai-dau-tien-cua-vinamilk-3451216.html?utm_source=detail&utm_medium=box_recommend&utm_campaign=boxtracking

Thứ năm, 14/7/2016 | 16:00 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ | Print
Thứ năm, 14/7/2016 | 16:00 GMT+7

Sữa đặc Vinamilk có mặt ở siêu thị Mỹ

Sản phẩm sữa đặc và creamer sản xuất tại nhà máy của Vinamilk ở Việt Nam vừa được xuất khẩu sang Mỹ.

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng đại diện từ Driftwood Dairy Inc. - công ty với 100% vốn sở hữu của hãng vừa giới thiệu 2 sản phẩm này tại hội chợ Summer Fancy Food Show. Đây là lần đầu tiên Vinamilk tham dự sự kiện cùng 11 doanh nghiệp Việt Nam khác.
sua-dac-vinamilk-len-ke-cac-sieu-thi-my-bai-edit
Sản phẩm sữa đặc và creamer đặc Driftwood của Vinamilk được bày bán tại các siêu thị Mỹ.
Sau khi vượt qua rào cản về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm đối với ngành thực phẩm nói chung và ngành hàng sữa nói riêng, sản phẩm của Vinamilk đã được FDA và USDA công nhận chất lượng và cấp giấy phép nhập khẩu. Ngoài ra, Driftwood của Vinamilk còn mang tới hội chợ các sản phẩm truyền thống là sữa tươi thanh trùng Driftwood với sự đa dạng về bao bì sản phẩm.
Vinamilk tham dự hội chợ Summer Fancy Food nhằm giới thiệu công ty Vinamilk -Driftwood, đồng thời tìm kiếm các đối tác phân phối, hướng tới mục tiêu cung cấp sản phẩm chất lượng với giá thành cạnh tranh vào các chuỗi siêu thị lớn ở Mỹ. Ngay sau hội chợ, sản phẩm sản phẩm sữa đặc và creamer đặc do Vinamilk sản xuất được bày bán tại các siêu thị ở 2 bang Arizona và California.
sua-dac-vinamilk-len-ke-cac-sieu-thi-my-bai-edit-1
Các sản phẩm truyền thống của Driftwood - Vinamilk được trưng bày tại hội chợ.
"Sự kiện khẳng định vị thế của Vinamilk - công ty sữa hàng đầu Việt Nam, thương hiệu quốc gia bước chân mạnh mẽ ra thị trường quốc tế với các sản phẩm chất lượng cao", đại diện Vinamilk cho hay.
Hội chợ Fancy Food Show tổ chức định kỳ 2 lần, là một trong những hội chợ lớn nhất về ngành thực phẩm tại Mỹ, quy tụ hàng nghìn doanh nghiệp uy tín trong lĩnh vực chế biến, sản xuất các sản phẩm thực phẩm từ khắp nới trên thế giới.
sua-dac-vinamilk-len-ke-cac-sieu-thi-my-bai-edit-2
Hội chợ Fancy Food Show là một trong những hội chợ lớn nhất về ngành thực phẩm tại Mỹ.
Năm nay, sự kiện thu hút gần 3.000 doanh nghiệp tham dự trưng bày và quảng bá sản phẩm tại trung tâm triển lãm Jacob Javits Center - New York. Ngoài ra, có 47.000 chuyên gia trong ngành thực phẩm tham quan. Đây là kênh kết nối các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thực phẩm tới các nhà phân phối ở khu vực châu Mỹ.
Thanh Thư
http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/sua-dac-vinamilk-co-mat-o-sieu-thi-my-3436250.html?utm_source=detail&utm_medium=box_recommend&utm_campaign=boxtracking

Thứ ba, 31/5/2016 | 16:00 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ | Print
Thứ ba, 31/5/2016 | 16:00 GMT+7

Vinamilk là thương hiệu sữa hàng đầu Việt Nam

Danh hiệu dẫn đầu Việt Nam do Kantar World Panel thực hiện và phát hành.

Báo cáo Brand Footprint 2016 (Dấu chân thương hiệu) của Kantar World Panel là bảng xếp hạng toàn cầu các nhãn hàng tiêu dùng được lựa chọn nhiều nhất thế giới. Năm nay, thương hiệu Vinamilk được đánh giá cao nhờ 3 hạng mục gồm hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), nước giải khát và thực phẩm.
Đây là lần thứ 4 Kantar World Panel thực hiện báo cáo - kể từ lần đầu tiên vào năm 2013 thông qua các nghiên cứu sát sao toàn cầu đối với các thương hiệu nổi bật trong trong ngành FMCG đến 15.000 nhãn hiệu và 200 danh mục tại 44 quốc gia của 5 châu lục.
polyad
Lễ khánh thánh nhà máy sữa Angkor - nhà máy sữa đầu tiên và duy nhất tại Campuchia được đầu tư bởi Vinamilk.
Trong khu vực châu Á, có 3 công ty sữa hàng đầu của 3 quốc gia gồm Dutch Mill (Thái Lan), Yili (Trung Quốc) và Vinamilk (Việt Nam). "Điều đó cho thấy nhu cầu dinh dưỡng của người dân tại mỗi nước rất được chú trọng với mức sử dụng sữa trên đầu người ngày càng tăng. Vì thế ngành sữa trong khu vực vẫn còn nhiều cơ hội tăng trưởng", báo cáo cho hay.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng tham số đo lường sự tăng trưởng của một nhãn hàng chính là sự gia tăng thâm nhập (penetration growth) vào người tiêu dùng thông qua việc xây dựng những kênh bán hàng thông minh đem lại sự tiện dụng cho người mua hàng tại bất cứ đâu.
Bên cạnh đó, việc xây dựng “một đế chế trong tâm trí” của người tiêu dùng thông qua những thông điệp, chương trình quảng cáo có tính gắn kết cao còn giúp nhãn hàng được người tiêu dùng nhớ, tìm đến nhiều hơn và trong một số trường hợp, còn có thể áp dụng một mức giá cao cấp, phù hợp hơn cho mặt hàng đó.
polyad
Thương hiệu Vinamilk được đánh giá cao nhờ 3 hạng mục gồm hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), nước giải khát và thực phẩm.
Không những được vinh danh trên bảng vàng Brand Footprint 2016, trong tuần này, Vinamilk vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chấp thuận phê duyệt tăng vốn đầu tư thêm 3 triệu USD vào Driftwood, nâng tổng vốn đầu tư vào đơn vị này lên 10 triệu USD và tăng tỷ lệ sở hữu từ 70% lên 100%.
Và mới đây, Vinamilk vừa khánh thành nhà máy sữa Angkor - nhà máy sữa đầu tiên và duy nhất tại Campuchia được đầu tư bởi Vinamilk (chiếm 51%) và đối tác. Sự ra đời của nhà máy sữa Angkor là kết quả của một quá trình dài lâu tìm hiểu và thâm nhập thị trường Campuchia của Vinamilk từ cách đây hơn 10 năm theo chiến lược mở rộng thị trường quốc tế song song với việc duy trì vị trí dẫn đầu tại Việt Nam.
Không chỉ là thương hiệu dẫn đầu và được tin dùng tại Việt Nam, Vinamilk còn có chiến lược vươn lên tầm quốc tế nhằm hiện thực hóa mục tiêu lọt vào top 50 công ty sữa lớn nhất thế giới với doanh thu 3 tỷ USD.
Thanh Thanh

http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/vinamilk-la-thuong-hieu-sua-hang-dau-viet-nam-3411860.html?utm_source=detail&utm_medium=box_recommend&utm_campaign=boxtracking

Thứ ba, 24/5/2016 | 09:17 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ | Print
Thứ ba, 24/5/2016 | 09:17 GMT+7

Vinamilk mua trọn công ty sữa của Mỹ

Sau khi bỏ thêm 3 triệu USD, Vinamilk chính thức sở hữu 100% công ty sữa tại Mỹ.

Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vimamilk, Mã CK: VNM) vừa công bố thông tin về việc đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận cho tăng vốn đầu tư thêm 3 triệu USD vào Driftwood (Mỹ), nâng tổng vốn đầu tư vào công ty này lên 10 triệu USD và đạt tỷ lệ sở hữu 100%.
Trước đó, tháng 12/2014 Vinamilk chính thức nhận được giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài về việc chi 7 triệu USD mua lại 70% cổ phần của Driftwood Dairy. Trong đại hội thường niên 2016, bà Mai Kiều Liên - Tổng giám đốc Vinamilk có cho biết, việc mua bán và sáp nhập trong thời gian tới của Vinamilk sẽ được đẩy mạnh, đặc biệt, công ty nhắm vào các đơn vị có nhiều sản phẩm mới, tốt, công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, công ty cũng sẽ thận trọng lựa chọn các thương vụ sao cho hiệu quả nhất.
Driftwood là một công ty con của Viamilk có trụ sở chính tại bang Califonia, Mỹ, chuyên sản xuất và phân phối các sản phẩm từ sữa, nước hoa quả và đồ ăn nhẹ… Các sản phẩm ngoài được phân phối tại Mỹ còn có thể được xuất khẩu.
Thi Hà
http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/vinamilk-mua-tron-cong-ty-sua-cua-my-3407990.html?utm_source=detail&utm_medium=box_recommend&utm_campaign=boxtracking


Thứ bảy, 4/6/2016 | 09:00 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ | Print
Thứ bảy, 4/6/2016 | 09:00 GMT+7

Vinamilk tấn công vào Myanmar và Thái Lan

Thương hiệu sữa Việt có mặt tại 2 thị trường tiềm năng của khu vực Đông Nam Á, tiếp tục hiện thực hóa chiến lược toàn cầu.

Cuối tháng 5, những sản phẩm sữa đầu tiên của Vinamilk được giới thiệu tại Yangon, Myanmar. Theo lãnh đạo Vinamilk, đây là bước ngoặt đánh dấu cho hành trình dài thâm nhập thị trường này. "Nhận được những phản hồi ban đầu tích cực từ người tiêu dùng, Vinamilk càng tự tin với những bước tiến xa hơn ở thị trường này" vị đại diện cho hay.
polyad
Ông Võ Trung Hiếu, Giám đốc Kinh doanh Quốc tế Vinamilk phát biểu khai mạc buổi lễ ra mắt chính thức thương hiệu Vinamilk tại Myanmar.
Đối tác chiến lược của Vinamilk tại Myanmar là Synchro World - đảm nhiệm khâu mở rộng hệ thống phân phối. Hãng tập trung vào các hoạt động nghiên cứu thị trường để hiểu rõ được nhu cầu của người dân địa phương, đầu tư kinh phí marketing nhằm tăng mức độ nhận biết sản phẩm và nâng cao thương hiệu Vinamilk tại đây.
Tại buổi lễ, những sản phẩm sữa chất lượng cao thương hiệu Vinamilk thu hút sự quan tâm và đánh giá cao từ các quan chức cao cấp, bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng và báo giới. Đây là sự kiện đánh dấu sự hiện diện của Vinamilk trên thị trường Myanmar cùng các sản phẩm chất lượng như sữa bột, bột dinh dưỡng, sữa nước, sữa đặc và nước giải khát với giá cả hợp lý, nhằm đem lại nguồn dinh dưỡng chất lượng quốc tế. Điều này giúp đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng, góp phần vào sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần của người dân địa phương, đặc biệt là trẻ em.
polyad
Đại diện Vinamilk trao đổi với các lãnh đạo thành phố Yangon về kế hoạch phát triển của hãng tại Myanmar.
Cùng thời gian này, tại hội chợ Thaiflex - World Food of Asian diễn ra ở Bangkok, Thái Lan, với chủ đề “Thế giới sữa chua” (World of Yogurt), gian hàng của Vinamilk thu hút đông đảo sự chú ý của người dân quốc gia này.
Tại đây, các nhãn hiệu sữa chua hàng đầu của Vinamilk được trưng bày và giới thiệu gồm sữa chua, Probi, Susu, ProBeauty sản xuất bằng dây chuyền công nghệ hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế. Thông qua hội chợ, Vinamilk đã cùng với đối tác chiến lược của mình tại Thái Lan là Topmost Enterprise có những cam kết trong việc đầu tư hợp tác để chính thức phân phối sản phẩm.
Sau gần 40 năm với vị trí là tập đoàn dinh dưỡng hàng đầu Việt Nam và 18 năm kinh nghiệm xuất khẩu trên thế giới, Vinamilk không chỉ ứng nhu cầu trong nước ngày càng gia tăng mà có những bước đi để hiện thực hóa tham vọng toàn cầu hóa thương hiệu của mình.
polyad
Khách tham quan dùng thử các sản phẩm sữa chua Vinamilk tại hội chợ Thaiflex, Thái Lan.
Trước đó, Vinamilk được chấp thuận tăng vốn đầu tư thêm 3 triệu USD vào Driftwoof, nâng tổng vốn đầu tư vào công ty này lên 10 triệu USD. Tỷ lệ sở hữu của hãng sữa Việt tăng lên từ 70% lên 100%. Ngoài Driftwood, Vinamilk đang góp vốn vào 3 công ty con, công ty liên kết và chi nhánh ở nước ngoài. Trong đó, hãng sở hữu 100% vốn một công ty tại Ba Lan và sở hữu 22,81% công ty Miraka Limited tại New Zealand. Mới nhất, nhà máy Angkor Milk tại Campuchia mà Vinamilk nắm giữ 51% cổ phần vừa đi vào hoạt động.
Vinamilk bắt đầu khai thác thị trường xuất khẩu từ năm 1998. Kim ngạch xuất khẩu từ xấp xỉ 30 triệu USD đã tăng nhanh và đạt mức 250 triệu USD năm 2015, tăng trưởng bình quân 24% mỗi năm. Trong vòng 17 năm, tổng kim ngạch xuất khẩu của hãng đạt 1,9 tỷ USD. Sản phẩm của Vinamilk hiện có mặt tại hơn 40 quốc gia trên thế giới gồm châu Mỹ, châu Âu, châu Phi, Đông Nam Á, Trung Đông, và các nước khác.
Thanh Thanh

http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/vinamilk-tan-cong-vao-myanmar-va-thai-lan-3413921.html?utm_source=detail&utm_medium=box_recommend&utm_campaign=boxtracking

Thứ hai, 15/8/2016 | 08:00 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebookChia sẻ bài viết lên twitterChia sẻ bài viết lên google+|Print

Giấc mơ toàn cầu hóa thương hiệu của Vinamilk

Bằng việc góp vốn, mua cổ phần của các hãng sữa ngoại, Vinamilk từng bước hiện thực hóa mục tiêu đưa sản phẩm tới nhiều châu lục.

Từ một đơn vị kinh doanh èo uột khi mới thành lập, có lúc thua lỗ, rơi vào khủng hoảng vì thiếu nguyên liệu, tài chính, hiện Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) chiếm thị phần cao ở phân khúc sữa nước. Các sản phẩm có mặt ở 43 quốc gia trên thế giới, đóng góp lớn vào tổng doanh thu hàng năm.
Chuyến xuất ngoại của Vinamilk bắt đầu từ gần 20 năm trước, 300 tấn sản phẩm sữa bột và 2.000 tấn sữa béo nguyên kem vận chuyển thành công sang Iraq vào năm 1998 là phát pháo mở đường cho các sản phẩm Vinamilk hiện diện tại 43 quốc gia.
"Đây là hợp đồng xuất khẩu đầu tiên, chúng tôi đã vui đến mất ăn mất ngủ", Tổng giám đốc Mai Kiều Liên nhớ lại giai đoạn cùng cộng sự làm nên một trong những cột mốc quan trọng của doanh nghiệp. Sau này, khi đã có kinh nghiệm làm ăn với đối tác nước ngoài, Vinamilk không chỉ dừng lại ở việc xuất khẩu, mà trở thành cổ đông của nhiều công ty sữa ở các châu lục.
Sản phẩm của Vinamilk đến nay đã có mặt tại 43 quốc gia trên thế giới.
Sản phẩm của Vinamilk đến nay đã có mặt tại 43 quốc gia trên thế giới.
Một trong những thương vụ đưa tên tuổi hãng sữa Việt đi xa hơn kỳ vọng phải kể đến New Zealand - điểm dừng chân đầu tiên trên hành trình "đưa chuông đi đánh xứ người".
Để hiện diện tại quốc gia này, năm 2010, Vinamilk góp 12,5 triệu NZD (tương đương 19,3% cổ phần) xây nhà máy sữa bột Miraka chuyên sản xuất bột sữa nguyên kem có công suất 32.000 tấn một năm. Đến 2015, Vinamilk đã tăng vốn góp lên 19,68 triệu NZD (tương đương 22,81%). Đây cũng là cơ sở chuyên thu mua sữa tươi từ nông dân, tạo nên sản phẩm chất lượng cao để xuất sang nhiều thị trường quốc tế.
3 năm sau, nhãn hàng sữa tươi tiệt trùng mới Twin Cows của Vinamilk sản xuất ở New Zealand chính thức ra mắt thị trường Việt Nam - một động thái được cho là khá bất ngờ với các nhà đầu tư cũng như người tiêu dùng trong nước khi đó.
Lý giải cho hiện tượng "nhập khẩu hàng tự sản xuất", bà Liên chia sẻ, nhu cầu sử dụng sữa của người dân Việt Nam ngày càng tăng nhưng nguyên liệu trong nước mới đáp ứng 30%, còn lại là nhập khẩu. Trong bối cảnh giá nguyên liệu sữa thế giới biến động mạnh, doanh nghiệp tận dụng nguồn có sẵn đưa về nước sản xuất.Với thương vụ này, Vinamilk khai thác tối đa lợi ích từ nguồn nguyên liệu sữa tươi dồi dào và chất lượng cao của New Zealand. Cổ tức mà đơn vị này nhận được từ Miraka từ 2012 đến nay tổng cộng hơn 2 triệu NZD .
Việc chiếm thị phần áp đảo trong nước ở phân khúc sữa tươi, sữa chua, cộng với mục tiêu chỉ phát triển ngành sữa, nói không với đầu tư ngoài ngành giúp tài chính công ty vững mạnh. Đây là tiền đề quan trọng giúp doanh nghiệp có đủ thực lực đẩy nhanh quá trình toàn cầu hoá thương hiệu Vinamilk.
Cũng trong năm 2013, doanh nghiệp chi tiếp 7 triệu USD mua 70% cổ phần Driftwood, đồng nghĩa trở thành cổ đông hiện hữu của nhà cung cấp sữa học đường lớn nhất khu vực Nam California, Mỹ. Tham vọng thâu tóm nhanh chóng hoàn tất khi Vinamilk bỏ thêm 3 triệu USD, nâng tổng vốn đầu tư lên 10 triệu USD và đạt tỷ lệ sở hữu 100% Driftwood vào năm 2016. Chỉ trong thời gian ngắn, công ty sữa tại Việt Nam đã hoàn tất việc nắm giữ hoàn toàn cổ phiếu của một thương hiệu có lịch sử 90 năm ở bang California.
Chia sẻ với cổ đông, bà Mai Kiều Liên cho biết động thái này nằm trong kế hoạch tăng doanh thu lên 44.500 tỷ đồng vào 2016. Chiến lược mua bán và sáp nhập trong thời gian tới sẽ được đẩy mạnh, nhất là những đơn vị có nhiều sản phẩm mới, tốt, công nghệ hiện đại.
Tại Mỹ, Vinamilk tập trung quảng bá và mở rộng nhãn hiệu Driftwood. Kết quả, mỗi năm, công ty con tại đây đóng góp vào doanh thu của Vinamilk khoảng 2.000 tỷ đồng...
Nhà máy sữa Angkor Milk của Vinamilk tọa lạc trong Đặc khu kinh tế Phnom Penh, với tổng diện tích gần 30.000 m2, là nhà máy sản xuất sữa 23 triệu USD đầu tiên và duy nhất tại Campuchia thời điểm này
Nhà máy sữa Angkor Milk của Vinamilk tọa lạc trong Đặc khu kinh tế Phnom Penh, với tổng diện tích gần 30.000 m2, là nhà máy sản xuất sữa 23 triệu USD đầu tiên và duy nhất tại Campuchia.
Đạt những thành công nhất định khi chinh phục người tiêu dùng Âu, Mỹ nhưng Vinamilk lại tiến những bước chậm rãi với thị trường ở ngay cạnh mình - Campuchia.
Cuối tháng 5 vừa qua, nhà máy sữa Angkor Milk tại Phnompenh mới khánh thành. Tọa lạc trong Đặc khu kinh tế Phnom Penh, với tổng diện tích gần 30.000 m2, đây là nhà máy sản xuất sữa 23 triệu USD đầu tiên và duy nhất tại Campuchia.
"Chúng tôi rất muốn tiến vào thị trường Campuchia sớm hơn, nhưng điều kiện chưa cho phép, dù đã có 10 năm tìm hiểu", vị thuyền trưởng Vinamilk kể lại.
Khi nhận được sự ủng hộ của hai Chính phủ, vào ngày 24/7/2013, Vinamilk cùng với công ty BPC - nhà phân phối ký hợp đồng hợp tác liên doanh thành lập Công ty TNHH sữa Angkor, trong đó đối tác BPC nắm giữ 49% cổ phần và Vinamilk là 51%.
Theo bà Liên, Campuchia là thị trường tiềm năng, có dân số trẻ và nhu cầu sử dụng sữa cũng như sản phẩm sữa tăng dần theo thời gian cùng chính sách thu hút đầu tư nước ngoài khá tốt.
"Angkormilk vừa mới khánh thành nên còn khá sớm để đánh giá thành công của dự án, nhưng nhà máy sẽ là cơ sở vững chắc để công ty phát triển tại thị trường Campuchia", bà kỳ vọng. Hiện doanh nghiệp tập trung đẩy mạnh và quảng bá thương hiệu Angkomilk, "sữa Angkor cho người Angkor". Sản phẩm chủ lực là sữa đặc có đường nhãn hiệu Best Cow & Captain.
Ngoài New Zealand, Mỹ, Campuchia, hiện Vinamilk triển khai một dự án tại Ba Lan với mức đầu tư hơn 3 triệu USD chuyên bán buôn nguyên liệu nông nghiệp cũng như bán buôn bán lẻ sữa, các chế phẩm từ sữa. Bà Liên đánh giá, khi hoạt động ổn định, dự án sẽ là cầu nối để Vinamilk khai phá các thị trường châu Âu.
Ngoài 3 nhà máy tại nước ngoài, hiện Vinamilk có 13 nhà máy trong nước, trong đó đáng kể 2 siêu nhà máy sản xuất trị giá gần 5.000 tỷ đồng bằng vốn tự có tại tỉnh Bình Dương
Ngoài 3 nhà máy tại nước ngoài, hiện Vinamilk có 13 nhà máy trong nước, trong đó đáng kể 2 siêu nhà máy sản xuất trị giá gần 5.000 tỷ đồng bằng vốn tự có tại tỉnh Bình Dương.
"Không thể phủ nhận, nhờ các cuộc viễn chinh ra nước ngoài mà thương hiệu Vinamilk được nhiều bạn bè quốc tế biết đến. Doanh thu xuất khẩu trước năm 2015 là 88 triệu USD, thì năm 2015 là 250 triệu USD", bà Liên nói.
Ngoài 3 nhà máy tại nước ngoài, hiện Vinamilk có 13 nhà máy trong nước, trong đó đáng kể 2 siêu nhà máy sản xuất trị giá gần 5.000 tỷ đồng bằng vốn tự có tại tỉnh Bình Dương.
Năm qua, công ty đã sản xuất và đưa ra thị trường gần 6 tỷ sản phẩm sữa các loại phục vụ cho người tiêu dùng cả nước, tổng doanh thu gần 40.222 tỷ đồng.
Doanh nghiệp đang hướng đến mục tiêu doanh số khoảng 3 tỷ USD và đứng vào top 50 công ty sữa lớn nhất thế giới trong một vài năm tới. "Song song đó, việc phủ sóng thương hiệu ở nhiều quốc gia, châu lục tiếp tục được chú trọng, luôn nằm trong các chiến lược ngắn và dài hạn của chúng tôi", bà Liên nhấn mạnh.
Còn trong nước, hiện đây vẫn là doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam, với hơn 9 tỷ USD (theo số liệu ngày 11/8), sau 40 năm hoạt động với nhiều biến cố thăng trầm.
Thanh Thư
  • Chuyến xuất ngoại đầu tiên của Vinamilk (12/8) 
  • Vinamilk và nước cờ đầu tư nghìn tỷ (11/8) 
  • Chính thức nới room cho khối ngoại, cổ phiếu Vinamilk tăng mạnh (28/6) 
  • Vinamilk bán lô cổ phiếu 1.300 tỷ đồng với giá 356 tỷ cho nhân viên (23/6) 
  • Vinamilk lọt top 20 doanh nghiệp hoạt động tốt nhất châu Á(16/6) 
  • http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/giac-mo-toan-cau-hoa-thuong-hieu-cua-vinamilk-3447877.html?utm_source=detail&utm_medium=box_recommend&utm_campaign=boxtracking
  • Thứ năm, 23/6/2016 | 13:41 GMT+7
    Chia sẻ bài viết lên facebookChia sẻ bài viết lên twitterChia sẻ bài viết lên google+|Print

    Vinamilk bán lô cổ phiếu 1.300 tỷ đồng với giá 356 tỷ cho nhân viên

    Nhân viên Vinamilk sắp được mua lô cổ phiếu với giá rẻ bằng một phần tư so với thị trường.

    Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk, Mã CK: VNM) vừa có thông báo về việc phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP). Theo đó, công ty dự định bán 9,44 triệu cổ phiếu (chiếm khoảng 0,78% vốn điều lệ). Trong đó có 8,9 triệu cổ phiếu phát hành mới và khoảng 523.000 cổ phiếu quỹ hiện có.
    Giá phát hành và bán cổ phiếu quỹ được xác định ở mức 37.720 đồng một cổ phiếu. Ngày cuối cùng nộp tiền là 11/7 tới. Như vậy, nhân viên Vinamilk sẽ chỉ phải bỏ ra 356 tỷ đồng để sở hữu toàn bộ số cổ phần trên. Trong khi đó, giá thị trường của VNM đóng cửa ngày 22/6 lên tới 139.000 đồng, tương ứng giá trị lô cổ phiếu trên 1.300 tỷ đồng.
    Tuy vậy, cổ phiếu ESOP cho nhân viên Vinamilk sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong 3 năm. Cụ thể,  60% số cổ phiếu đã nộp tiền mua được phép chuyển nhượng sau 12 tháng. Kể từ thời điểm công ty cho phép chuyển nhượng cổ phiếu năm thứ nhất, nhân viên được phép chuyển nhượng tiếp 20% số cổ phần đã nộp tiền mua. Hết năm thứ 3, nhân viên được phép chuyển nhượng nốt 20% số cổ phiếu đã nộp tiền mua còn lại.
    Như vậy, chỉ trong 3 năm số cổ phiếu này sẽ được lưu hành tự do. Đây là khoản ưu đãi rất lớn dành cho nhân viên công ty. Nhiều năm liền, Vinamilk lọt vào danh sách những công ty có môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam.
    Trước đó, Vinamilk cũng dự định trả cổ tức kỷ lục lên tới 60%, tức khoảng 6.400 tỷ đồng trong năm 2016. Hiện cổ đông lớn nhất của Vinamilk vẫn là Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC). Kết thúc quý I/2016, công ty đạt doanh thu 10.369 tỷ, lợi nhuận sau thuế là 2.157 tỷ đồng.
    Bạch Dương
  • http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/chung-khoan/vinamilk-ban-lo-co-phieu-1-300-ty-dong-voi-gia-356-ty-cho-nhan-vien-3424691.html?utm_source=detail&utm_medium=box_recommend&utm_campaign=boxtracking





Geen opmerkingen:

Een reactie posten