Tổng thống Philippines lại so sánh Trung Quốc với Đức quốc xã
Tổng thống Philippines Benigno Aquino phát biểu tại Thượng viện Nhật Bản ở Tokyo, ngày 03/06/2015.REUTERS/Yuya Shino
Tổng thống Philippines Benigno Aquino hôm nay 03/06/2015 tại Tokyo lại so sánh Trung Quốc với Đức quốc xã, khi tố cáo tham vọng lãnh thổ của Bắc Kinh trong khu vực. Lập tức chính quyền Trung Quốc nổi trận lôi đình, gọi ông Aquino là « chính khách nghiệp dư, không biết gì về lịch sử và thực tế ».
« Nếu có một khoảng trống, nếu siêu cường Hoa Kỳ không quan tâm đến tình hình châu Á, thì có lẽ không còn lực cản nào cho tham vọng của các nước khác ». Ông Aquino cảnh báo như trên, ám chỉ Trung Quốc, trong một diễn đàn doanh nhân Nhật Bản.
Tự giới thiệu như « một sinh viên nghiệp dư về lịch sử », ông Aquino nói tiếp : « Nhưng nếu có ai đó bảo Hitler hoặc nước Đức nên ngưng lại, thì nhân loại đã tránh được Đệ nhị Thế chiến ».
Đây không phải là lần đầu tiên Tổng thống Philippines so sánh Trung Quốc với Đức quốc xã của Hitler. Trong bài trả lời phỏng vấn New York Times tháng 2/2014, ông đã so sánh chính sách nhân nhượng với Hitler của châu Âu trước năm 1939 và sự bất lực của cộng đồng quốc tế, theo ông, trong việc kiềm chế tham vọng lãnh thổ của Bắc Kinh tại Biển Đông.
Lập tức chính quyền Trung Quốc nổi trận lôi đình, gọi ông Aquino là « chính khách nghiệp dư, không biết gì về lịch sử và thực tế ».
Tổng thống Aquino đến Tokyo từ hôm qua trong chuyến công du bốn ngày nhằm tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền Nhật Bản trước yêu sách trên biển của Trung Quốc, và thu hút đầu tư Nhật vào Philippines. Ngày mai Thủ tướng Nhật Shinzo Abe sẽ hội đàm với ông.
Hôm nay ông Benigno Aquino được Hoàng đế Akihito tiếp kiến, và sẽ đọc diễn văn trước Quốc hội Nhật Bản. Nhân dịp này Tổng thống Philippines sẽ bày tỏ quan ngại trước việc Bắc Kinh xây các đảo nhân tạo tại Biển Đông.
Trung Quốc ồ ạt bồi đắp, cải tạo các rạn san hô thành hải cảng và nhiều cơ sở hạ tầng khác nhau, thậm chí còn đưa pháo đến một trong các đảo – theo phát hiện của Mỹ. Lầu Năm Góc ước tính việc bồi đắp này đã đưa diện tích chiếm đóng lên gấp 400 lần, và 3/4 trong số 800 hecta Bắc Kinh lấn ra được là từ tháng 1/2015. Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói rằng người Mỹ đã « bóp méo sự kiện ».
Nhật Bản và Philippines gần đây đã tập trận chung tại Biển Đông. Cuộc tập trận hải quân lịch sử giữa hai quốc gia thù địch trong trận chiến Thái Bình Dương, diễn ra ở cách một đảo nhỏ - do Trung Quốc kiểm soát nhưng Philippines đòi chủ quyền - không đầy 300 km.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150603-tong-thong-philippines-lai-so-sanh-trung-quoc-voi-duc-quoc-xa/
Tự giới thiệu như « một sinh viên nghiệp dư về lịch sử », ông Aquino nói tiếp : « Nhưng nếu có ai đó bảo Hitler hoặc nước Đức nên ngưng lại, thì nhân loại đã tránh được Đệ nhị Thế chiến ».
Đây không phải là lần đầu tiên Tổng thống Philippines so sánh Trung Quốc với Đức quốc xã của Hitler. Trong bài trả lời phỏng vấn New York Times tháng 2/2014, ông đã so sánh chính sách nhân nhượng với Hitler của châu Âu trước năm 1939 và sự bất lực của cộng đồng quốc tế, theo ông, trong việc kiềm chế tham vọng lãnh thổ của Bắc Kinh tại Biển Đông.
Lập tức chính quyền Trung Quốc nổi trận lôi đình, gọi ông Aquino là « chính khách nghiệp dư, không biết gì về lịch sử và thực tế ».
Tổng thống Aquino đến Tokyo từ hôm qua trong chuyến công du bốn ngày nhằm tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền Nhật Bản trước yêu sách trên biển của Trung Quốc, và thu hút đầu tư Nhật vào Philippines. Ngày mai Thủ tướng Nhật Shinzo Abe sẽ hội đàm với ông.
Hôm nay ông Benigno Aquino được Hoàng đế Akihito tiếp kiến, và sẽ đọc diễn văn trước Quốc hội Nhật Bản. Nhân dịp này Tổng thống Philippines sẽ bày tỏ quan ngại trước việc Bắc Kinh xây các đảo nhân tạo tại Biển Đông.
Trung Quốc ồ ạt bồi đắp, cải tạo các rạn san hô thành hải cảng và nhiều cơ sở hạ tầng khác nhau, thậm chí còn đưa pháo đến một trong các đảo – theo phát hiện của Mỹ. Lầu Năm Góc ước tính việc bồi đắp này đã đưa diện tích chiếm đóng lên gấp 400 lần, và 3/4 trong số 800 hecta Bắc Kinh lấn ra được là từ tháng 1/2015. Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói rằng người Mỹ đã « bóp méo sự kiện ».
Nhật Bản và Philippines gần đây đã tập trận chung tại Biển Đông. Cuộc tập trận hải quân lịch sử giữa hai quốc gia thù địch trong trận chiến Thái Bình Dương, diễn ra ở cách một đảo nhỏ - do Trung Quốc kiểm soát nhưng Philippines đòi chủ quyền - không đầy 300 km.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150603-tong-thong-philippines-lai-so-sanh-trung-quoc-voi-duc-quoc-xa/
Manila vạch trần ý đồ « bành trướng » của Bắc Kinh ở Biển Đông
Trong số các nước bị Trung Quốc lấn lướt tại Biển Đông, Philippines luôn mạnh dạn trong việc công khai đánh động công luận về hành vi của Bắc Kinh bị tố cáo là sai trái. Ngày 26/03/2015, Ngoại trưởng Philippines một lần nữa đã vạch trần ý đồ « bành trướng » của Trung Quốc thông qua các hoạt động khẩn trương bồi đắp các rạn san hô mà Bắc Kinh kiểm soát thành đảo nhân tạo ở vùng Trường Sa.
Đối với Ngoại trưởng Albert del Rosrio, mục tiêu của Bắc Kinh là phá hoại tiến trình phân xử của Tòa án Trọng tài Quốc tế (ở La Haye – Hà Lan) đang xem xét đơn Manila kiện đường lưỡi bò của Trung Quốc và có thể ra phán quyết vào năm 2016.
Phát biểu trước các nhà ngoại giao và nhà báo tại Manila, ông Albert del Rosarion thẳng thắn lên án : « Trung Quốc đang đẩy mạnh tham vọng bành trướng, thay đổi hiện trạng (Biển Đông) để áp đặt đường chín đoạn và kiểm soát hầu như toàn bộ Biển Đông trước (...) khi tòa án trọng tài ra phán quyết ».
Trung Quốc đòi chủ quyền trên hơn 80% diện tích Biển Đông, được Bắc Kinh gói trong một tấm bản đồ sơ sài gồm 9 đường gián đoạn, bất chấp tuyên bố chủ quyền của các láng giềng Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
Vào đầu năm 2013, Manila đã lên tiếng khiếu nại trước Tòa án Trọng tài Thường trực tại La Haye về các đòi hỏi quá lố của Bắc Kinh, trước khi chính thức tiến hành thủ tục kiện Trung Quốc vào tháng 3/2014. Theo Ngoại trưởng Philippines : « Trung Quốc vẫn tiếp tục xâm nhập » vào các khu vực tranh chấp và « thực hiện công việc bồi đất lấn biển trên quy mô lớn ». Ông del Rosario xác định là công việc đó được tiến hành trên cả bảy rạn san hô mà Trung Quốc chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa.
Đối với Ngoại trưởng Philippines : « Hành động biến đổi diện mạo các khu vực đó rõ ràng là nhằm thay đổi bản chất, quy chế, và các quyền hàng hải của các nơi đó, điều sẽ gây bất lợi cho công việc của tòa án ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150326-manila-vach-tran-y-do-%C2%AB-banh-truong-%C2%BB-cua-bac-kinh-o-bien-dong/
Phát biểu trước các nhà ngoại giao và nhà báo tại Manila, ông Albert del Rosarion thẳng thắn lên án : « Trung Quốc đang đẩy mạnh tham vọng bành trướng, thay đổi hiện trạng (Biển Đông) để áp đặt đường chín đoạn và kiểm soát hầu như toàn bộ Biển Đông trước (...) khi tòa án trọng tài ra phán quyết ».
Trung Quốc đòi chủ quyền trên hơn 80% diện tích Biển Đông, được Bắc Kinh gói trong một tấm bản đồ sơ sài gồm 9 đường gián đoạn, bất chấp tuyên bố chủ quyền của các láng giềng Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
Vào đầu năm 2013, Manila đã lên tiếng khiếu nại trước Tòa án Trọng tài Thường trực tại La Haye về các đòi hỏi quá lố của Bắc Kinh, trước khi chính thức tiến hành thủ tục kiện Trung Quốc vào tháng 3/2014. Theo Ngoại trưởng Philippines : « Trung Quốc vẫn tiếp tục xâm nhập » vào các khu vực tranh chấp và « thực hiện công việc bồi đất lấn biển trên quy mô lớn ». Ông del Rosario xác định là công việc đó được tiến hành trên cả bảy rạn san hô mà Trung Quốc chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa.
Đối với Ngoại trưởng Philippines : « Hành động biến đổi diện mạo các khu vực đó rõ ràng là nhằm thay đổi bản chất, quy chế, và các quyền hàng hải của các nơi đó, điều sẽ gây bất lợi cho công việc của tòa án ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150326-manila-vach-tran-y-do-%C2%AB-banh-truong-%C2%BB-cua-bac-kinh-o-bien-dong/
Philippines lên án Trung Quốc ‘hung hăng’ ở Biển Đông
Các chỉ huy Philippines - Hoa Kỳ chụp ảnh nối vòng tay để thể hiện sự đoàn kết, trong nghi thức khai mạc cuộc tập trận Balikatan, Trại Aguinaldo, Manila, 15/04/2015.REUTERS/Romeo Ranoco
Đúng lúc bắt đầu cuộc tập trận chung với một quy mô to lớn hiếm thấy với đồng minh Mỹ vào hôm nay 20/04/2015, Quân đội Philippines đã công khai lên án các hành vi « hung hăng » của Trung Quốc tại Biển Đông. Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Philippines chứng minh lời tố cáo bằng ảnh vệ tinh mới nhất cho thấy các hoạt động xây dựng gần đây của Trung Quốc tại bảy rạn san hô và bãi ngầm ở khu vực quần đảo Trường Sa.
Phát biểu nhân một cuộc họp báo, Tướng Gregorio Catapang khẳng định : « Chúng tôi đầy đủ lý do để lên tiếng nói với toàn thế giới về tác động tiêu cực đến từ các hành động hung hăng của Trung Quốc ». Theo Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Philippines, Manila phản đối « không chỉ vì các hành động đó đe dọa quyền tự do hàng hải, mà còn vì các công trình đó có thể được sử dụng cho mục tiêu quân sự ».
Các bức ảnh vệ tinh mà Tướng Catapang cho chiếu vào hôm nay là loạt ảnh đã được Trung tâm nghiên cứu Mỹ CSIS tiết lộ gần đây, nêu bật tốc độ và quy mô rất lớn của các công trình bồi đắp mà Trung Quốc đang thực hiện trên các rạn san hô mà họ đang chiếm giữ. Hãng tin Pháp AFP đặc biệt ghi nhận hình ảnh cho thấy các công trình mở rộng đáng kể một hòn đảo nhỏ và xây dựng cảng nhân tạo trên đó.
Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền trên hầu hết Biển Đông, ngay cả trên các khu vực gần bờ biển của các láng giềng, bất chấp tuyên bố chủ quyền của Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
Hành động bồi đắp đảo nhân tạo của Trung Quốc đã liên tục bị Mỹ lên án, xem đấy là các hành vi « gây mất ổn định ». Để đối phó, Hoa Kỳ đã tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực, mà biểu hiện mới nhất là cuộc tập trận chung Mỹ-Philippines Balikatan mở ra từ hôm nay.
Đây là cuộc tập trận thường niên giữa hai đồng minh gắn bó với nhau từ năm 1951 bằng một hiệp ước phòng thủ chung. Tuy nhiên, 10 ngày tập trận năm nay có quy mô đặc biệt rầm rộ, với sự tham gia của không dưới 12.000 quân, gấp đôi số lính năm 2014.
http://vi.rfi.fr/20150420-manila-tq//
Các bức ảnh vệ tinh mà Tướng Catapang cho chiếu vào hôm nay là loạt ảnh đã được Trung tâm nghiên cứu Mỹ CSIS tiết lộ gần đây, nêu bật tốc độ và quy mô rất lớn của các công trình bồi đắp mà Trung Quốc đang thực hiện trên các rạn san hô mà họ đang chiếm giữ. Hãng tin Pháp AFP đặc biệt ghi nhận hình ảnh cho thấy các công trình mở rộng đáng kể một hòn đảo nhỏ và xây dựng cảng nhân tạo trên đó.
Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền trên hầu hết Biển Đông, ngay cả trên các khu vực gần bờ biển của các láng giềng, bất chấp tuyên bố chủ quyền của Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
Hành động bồi đắp đảo nhân tạo của Trung Quốc đã liên tục bị Mỹ lên án, xem đấy là các hành vi « gây mất ổn định ». Để đối phó, Hoa Kỳ đã tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực, mà biểu hiện mới nhất là cuộc tập trận chung Mỹ-Philippines Balikatan mở ra từ hôm nay.
Đây là cuộc tập trận thường niên giữa hai đồng minh gắn bó với nhau từ năm 1951 bằng một hiệp ước phòng thủ chung. Tuy nhiên, 10 ngày tập trận năm nay có quy mô đặc biệt rầm rộ, với sự tham gia của không dưới 12.000 quân, gấp đôi số lính năm 2014.
http://vi.rfi.fr/20150420-manila-tq//
Mỹ, Philippines tăng cường đối tác quân sự
Hình ảnh cuộc tập trận chung Mỹ Philippines mang tên Balikatan 2014.Reuters
Kể từ ngày 20/04/2015, hàng ngàn binh lính Mỹ và Philippines sẽ tham gia các cuộc tập trận chung kéo dài 10 ngày, thể hiện một liên minh quân sự chặt chẽ hơn giữa hai nước, trong bối cảnh Trung Quốc đe dọa ngày càng nhiều các nước trong khu vực.
Đây thật ra là những cuộc tập trận thường niên giữa Hoa Kỳ với đồng minh Philippines, nhưng năm nay, số binh lính tham gia nhiều gấp đôi so với năm ngoái, tức là tổng cộng hơn 12 ngàn lính của cả hai bên, một dấu hiệu cho thấy hai nước đang mở rộng quan hệ đối tác chiến lược.
Trong khuôn khổ các cuộc tập trận chung mang tên Balikatan ( Vai kề vai ), vào thứ ba tới, quân đội hai nước sẽ tập đổ bộ từ một căn cứ hải quân, chỉ cách 220 km bãi cạn Scarborough mà Manila khẳng định chủ quyền, nhưng nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc từ năm 2012.
Manila hiện đang cần được Mỹ yểm trợ nhiều hơn về mặt ngoại giao và quân sự để đối phó với những hành động ngày càng mạnh mẽ của Trung Quốc nhằm xác quyết chủ quyền của họ tại các vùng tranh chấp trên Biển Đông.
Trả lời phỏng vấn hãng tin AFP vào tuần trước, tổng thống Philippines Begnino Aquino tuyên bố rằng việc quân đội hai nướcsát cánh bên nhau tác chiến sẽ tạo ra một tác động răn đe đối với bất cứ thực thể nào, cho dù đó là một quốc gia hay là các thành phần Hồi giáo cực đoan.
Nhưng ông Aquino nhấn mạnh rằng các cuộc tập trận chung Mỹ-Philippines không nhắm vào Trung Quốc, rằng đó là những cuộc thao dược quân sự thường niên, nhưng ông nói nhiều đến những gì mà Manila trông chờ vào đồng minh Hoa Kỳ. Vào tuần trước, Ngoại trưởng Albert del Rosario cũng đã cho biết là Phillippines sẽ yêu cầu Washington gia tăng trợ giúp để đối phó với Trung Quốc.
Trong cuộc phỏng vấn với AFP, tổng thống Aquino đã cảnh báo là thế giới nên lo ngại về những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. Cách đây vài ngày chính tổng thống Mỹ Barack Obama cũng đã bày tỏ mối quan ngại này, chỉ trích Bắc Kinh lợi dụng vị thế nước lớn và sức mạnh của mình để o ép các nước khác.
Cho tới nay, Bắc Kinh vẫn khẳng định Trung Quốc có chủ quyền trên các vùng đang tranh chấp ở Biển Đông, cho nên, đối với họ, những lời chỉ trích về công trình cải tạo, bồi đắp các đảo ở Trường Sa là « không có cơ sở ».
Về phần Hoa Kỳ, trong khuôn khổ chính sách của tổng thống Obama « xoay trục sang châu Á », đang gây dựng lại sự diện diện quân sự ở Philippines, nơi mà Washington đã duy trì các căn cứ quân sự cho đến đầu thập niên 1990.
Mỹ và Philippines đã ký hiệp ước phòng thủ từ năm 1951 và vào năm ngoái đã ký một hiệp ước khác cho phép có thêm binh lính Mỹ đến Philippines, nhưng hiệp ước này còn phải chờ được Tòa án Tối cao của nước này phê chuẩn.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150418-my-philippines-tang-cuong-doi-tac-quan-su/
Trong khuôn khổ các cuộc tập trận chung mang tên Balikatan ( Vai kề vai ), vào thứ ba tới, quân đội hai nước sẽ tập đổ bộ từ một căn cứ hải quân, chỉ cách 220 km bãi cạn Scarborough mà Manila khẳng định chủ quyền, nhưng nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc từ năm 2012.
Manila hiện đang cần được Mỹ yểm trợ nhiều hơn về mặt ngoại giao và quân sự để đối phó với những hành động ngày càng mạnh mẽ của Trung Quốc nhằm xác quyết chủ quyền của họ tại các vùng tranh chấp trên Biển Đông.
Trả lời phỏng vấn hãng tin AFP vào tuần trước, tổng thống Philippines Begnino Aquino tuyên bố rằng việc quân đội hai nướcsát cánh bên nhau tác chiến sẽ tạo ra một tác động răn đe đối với bất cứ thực thể nào, cho dù đó là một quốc gia hay là các thành phần Hồi giáo cực đoan.
Nhưng ông Aquino nhấn mạnh rằng các cuộc tập trận chung Mỹ-Philippines không nhắm vào Trung Quốc, rằng đó là những cuộc thao dược quân sự thường niên, nhưng ông nói nhiều đến những gì mà Manila trông chờ vào đồng minh Hoa Kỳ. Vào tuần trước, Ngoại trưởng Albert del Rosario cũng đã cho biết là Phillippines sẽ yêu cầu Washington gia tăng trợ giúp để đối phó với Trung Quốc.
Trong cuộc phỏng vấn với AFP, tổng thống Aquino đã cảnh báo là thế giới nên lo ngại về những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. Cách đây vài ngày chính tổng thống Mỹ Barack Obama cũng đã bày tỏ mối quan ngại này, chỉ trích Bắc Kinh lợi dụng vị thế nước lớn và sức mạnh của mình để o ép các nước khác.
Cho tới nay, Bắc Kinh vẫn khẳng định Trung Quốc có chủ quyền trên các vùng đang tranh chấp ở Biển Đông, cho nên, đối với họ, những lời chỉ trích về công trình cải tạo, bồi đắp các đảo ở Trường Sa là « không có cơ sở ».
Về phần Hoa Kỳ, trong khuôn khổ chính sách của tổng thống Obama « xoay trục sang châu Á », đang gây dựng lại sự diện diện quân sự ở Philippines, nơi mà Washington đã duy trì các căn cứ quân sự cho đến đầu thập niên 1990.
Mỹ và Philippines đã ký hiệp ước phòng thủ từ năm 1951 và vào năm ngoái đã ký một hiệp ước khác cho phép có thêm binh lính Mỹ đến Philippines, nhưng hiệp ước này còn phải chờ được Tòa án Tối cao của nước này phê chuẩn.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150418-my-philippines-tang-cuong-doi-tac-quan-su/
Geen opmerkingen:
Een reactie posten