Thứ Tư, 03/06/2015
TT Obama: TQ xây đảo nhân tạo ở Biển Đông là 'phản tác dụng'
Tổng thống Obama phát biểu tại phòng Đông của Tòa Bạch Ốc trong lúc tiếp kiến các nhà lãnh đạo trẻ vùng Đông Nam Á, ngày 1/6/2015.
02.06.2015
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cảnh báo sự thịnh vượng của vùng Đông Nam Á có thể gặp rủi ro vì các nước trong khu vực thực hiện những hoạt động lấp biển để lấy đất và tìm cách khẳng định chủ quyền đối với những khu vực ở Biển Đông có tranh chấp. Theo tường thuật của thông tín viên Victor Beattie của đài VOA, nhà lãnh đạo Mỹ nói rằng tuy một số yêu sách của Trung Quốc có thể là chính đáng nhưng Bắc Kinh nên ngưng hiếp đáp các nước khác.
Phát biểu hôm thứ hai (01-06-2015) tại Tòa Bạch Ốc trong lúc tiếp kiến những nhà lãnh đạo trẻ vùng Đông Nam Á, Tổng thống Obama nói rằng hoà bình và ổn định, trong đó có tự do hàng hải ở Biển Đông, đã giúp cho khu vực này được thịnh vượng trong mấy mươi năm qua.
"Tất cả những điều đó đã có được bởi vì có những luật lệ mà mọi người ai nấy đều tuân theo. Tự do hàng hải đòi hỏi mọi người tôn trọng cách hành xử cơ bản là lãnh hải của bạn nằm xa lãnh thổ của bạn chừng này và xa hơn đó là hải phận quốc tế. Nếu có tranh chấp, thì đã có các cơ chế quốc tế để phân xử tranh chấp đó. Nếu bạn bắt đầu từ bỏ đường lối đó, và một cách đột ngột, những sự mâu thuẫn xuất hiện và những yêu sách được đưa ra dựa trên vấn đề một nước lớn cỡ nào và hải quân của họ mạnh chừng nào, thay vì dựa trên luật pháp, thì tôi nghĩ rằng Á Châu sẽ kém thịnh vượng."
Tổng thống Obama cho biết tuy Hoa Kỳ không có yêu sách chủ quyền và không phải là một bên của vụ tranh chấp khu vực, nhưng trong tư cách một cường quốc Thái Bình Dương, việc những sự bất đồng được giải quyết một cách hoà bình, thông qua phương tiện ngoại giao và tuân theo tiêu chuẩn quốc tế là phù hợp với quyền lợi của nước Mỹ.
Nhà lãnh đạo Mỹ nói thêm rằng hoạt động lấp biển lấy đất và những hành động hung hăng của bất kỳ bên nào cũng đều phản tác dụng và Washington sẽ hỗ trợ cho những nước nào sẵn lòng làm việc chung với Mỹ để thiết lập và chấp hành những qui phạm và luật lệ bảo đảm cho sự thịnh vượng trong tương lai.
"Và, sự thật là, Trung Quốc sẽ thành công. Họ lớn, họ mạnh. Dân họ có tài và họ làm việc chăm chỉ, và có thể một số yêu sách của họ là chính đáng. Nhưng, họ không nên tìm cách xác lập điều đó bằng cách hiếp đáp, xua đuổi người khác. Nếu quả thật là những yêu sách của họ là chính đáng, các nước sẽ công nhận."
Trung Quốc tỏ ý cho thấy họ không hề có ý định ngưng các công trình xây dựng trên những hòn đảo và bãi cạn có tranh chấp. Họ nói rằng hoạt động này phù hợp với sự toàn vẹn lãnh thổ của họ. Họ cũng cho rằng nếu họ lùi bước thì các thế lực do Mỹ dẫn đầu sẽ trở nên táo bạo hơn và có những lập trường cứng rắn hơn để chống lại Bắc Kinh. Họ nói rằng không nước nào quí trọng nền hoà bình và sự phát triển của khu vực này nhiều hơn Trung Quốc.
Ông Ankit Panda, đồng chủ biên phần thời sự khu vực của tờ The Diplomat, nói rằng những lời lẽ của ông Obama cũng có thể dùng để mô tả vụ đối đầu của Trung Quốc năm 2012 với Philippines ở Bãi cạn Scarborough, hay vụ xích mích với Việt Nam hồi năm ngoái khi Bắc Kinh hạ đặt giàn khoan ngoài bờ biển Việt Nam.
"Những hoạt động lấp biển lấy đất mà Trung Quốc đang làm là những gì mà tôi mô tả là sự cưỡng ép cường độ thấp. Ít nhất là như vậy. Đi ngược với luật pháp quốc tế, đe dọa tự do hàng hải…tất cả những từ ngữ này là những từ ngữ Hoa Kỳ đã sử dụng trong những tuần qua và tôi nghĩ rằng đó là một cách mô tả chính xác hơn về những gì mà chúng ta đang thấy ở Biển Đông."
Ông Panda cho biết mối quan tâm chính của các nhà quan sát là Trung Quốc đang chuẩn bị để loan báo thiết lập một Khu vực Nhận dạng Phòng không (ADIZ) ở Biển Đông, như họ đã làm ở Biển Hoa Đông năm 2013. Ông nói rằng điều đó có thể phương hại tới quyền tự do hàng hải và tự do bay ngang.
Ông Scott Harold, một nhà nghiên cứu Trung Quốc của tổ chức RAND Corporation ở Washington, nói rằng việc thiết lập ADIZ ở Biển Đông sẽ có phản tác dụng đối với Bắc Kinh vì họ sẽ nhận được phản ứng thù nghịch từ các nước láng giềng.
"Nhìn lại vùng nhận dạng phòng không mà Trung Quốc thiết lập ở Biển Hoa Đông vài năm trước đây, chúng ta việc đó gây kinh ngạc và thiếu thoả đáng, nhưng nó không thực sự có quan hệ nhiều tới cách nhìn của các nước đối với những yêu sách của Trung Quốc ở Biển Hoa Đông. Quả thật, Hoa Kỳ đã chống đối ngay lập tức. Nhật Bản cũng không công nhận. Nó không giúp gì cho Trung Quốc trong việc đòi chủ quyền đối với quần đảo Senkaku hay buộc Nhật Bản thừa nhận tính chất chính đáng của những yêu sách của Trung Quốc."
Ông Harold cho rằng so với Biển Hoa Đông, Biển Đông là nơi có nhiều nước sử dụng hơn và có tầm chiến lược cao hơn, và những hành động của Trung Quốc sẽ tạo ra kẻ thù mà chẳng mang lại điều gì có thực chất.
Trong bài phát biểu trước các nhà lãnh đạo trẻ Đông Nam Á hôm thứ hai, Tổng thống Obama hoan nghênh cam kết của Trung Quốc đối với những hoạt động đầu tư cho cơ sở hạ tầng thông qua Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Á Châu (AIIB). Ông cũng nói rằng sự thành công của cuộc chuyển tiếp dân chủ ở Myanmar sẽ tuỳ thuộc một phần vào việc chấm dứt nạn kỳ thị đối với sắc dân thiểu số Rohingya theo đạo Hồi.
http://www.voatiengviet.com/content/tt-obama-trung-quoc-xay-dao-nhan-tao-o-bien-dong-la-/2804458.html
Phát biểu hôm thứ hai (01-06-2015) tại Tòa Bạch Ốc trong lúc tiếp kiến những nhà lãnh đạo trẻ vùng Đông Nam Á, Tổng thống Obama nói rằng hoà bình và ổn định, trong đó có tự do hàng hải ở Biển Đông, đã giúp cho khu vực này được thịnh vượng trong mấy mươi năm qua.
"Tất cả những điều đó đã có được bởi vì có những luật lệ mà mọi người ai nấy đều tuân theo. Tự do hàng hải đòi hỏi mọi người tôn trọng cách hành xử cơ bản là lãnh hải của bạn nằm xa lãnh thổ của bạn chừng này và xa hơn đó là hải phận quốc tế. Nếu có tranh chấp, thì đã có các cơ chế quốc tế để phân xử tranh chấp đó. Nếu bạn bắt đầu từ bỏ đường lối đó, và một cách đột ngột, những sự mâu thuẫn xuất hiện và những yêu sách được đưa ra dựa trên vấn đề một nước lớn cỡ nào và hải quân của họ mạnh chừng nào, thay vì dựa trên luật pháp, thì tôi nghĩ rằng Á Châu sẽ kém thịnh vượng."
Tổng thống Obama cho biết tuy Hoa Kỳ không có yêu sách chủ quyền và không phải là một bên của vụ tranh chấp khu vực, nhưng trong tư cách một cường quốc Thái Bình Dương, việc những sự bất đồng được giải quyết một cách hoà bình, thông qua phương tiện ngoại giao và tuân theo tiêu chuẩn quốc tế là phù hợp với quyền lợi của nước Mỹ.
Nhà lãnh đạo Mỹ nói thêm rằng hoạt động lấp biển lấy đất và những hành động hung hăng của bất kỳ bên nào cũng đều phản tác dụng và Washington sẽ hỗ trợ cho những nước nào sẵn lòng làm việc chung với Mỹ để thiết lập và chấp hành những qui phạm và luật lệ bảo đảm cho sự thịnh vượng trong tương lai.
"Và, sự thật là, Trung Quốc sẽ thành công. Họ lớn, họ mạnh. Dân họ có tài và họ làm việc chăm chỉ, và có thể một số yêu sách của họ là chính đáng. Nhưng, họ không nên tìm cách xác lập điều đó bằng cách hiếp đáp, xua đuổi người khác. Nếu quả thật là những yêu sách của họ là chính đáng, các nước sẽ công nhận."
Trung Quốc tỏ ý cho thấy họ không hề có ý định ngưng các công trình xây dựng trên những hòn đảo và bãi cạn có tranh chấp. Họ nói rằng hoạt động này phù hợp với sự toàn vẹn lãnh thổ của họ. Họ cũng cho rằng nếu họ lùi bước thì các thế lực do Mỹ dẫn đầu sẽ trở nên táo bạo hơn và có những lập trường cứng rắn hơn để chống lại Bắc Kinh. Họ nói rằng không nước nào quí trọng nền hoà bình và sự phát triển của khu vực này nhiều hơn Trung Quốc.
Ông Ankit Panda, đồng chủ biên phần thời sự khu vực của tờ The Diplomat, nói rằng những lời lẽ của ông Obama cũng có thể dùng để mô tả vụ đối đầu của Trung Quốc năm 2012 với Philippines ở Bãi cạn Scarborough, hay vụ xích mích với Việt Nam hồi năm ngoái khi Bắc Kinh hạ đặt giàn khoan ngoài bờ biển Việt Nam.
"Những hoạt động lấp biển lấy đất mà Trung Quốc đang làm là những gì mà tôi mô tả là sự cưỡng ép cường độ thấp. Ít nhất là như vậy. Đi ngược với luật pháp quốc tế, đe dọa tự do hàng hải…tất cả những từ ngữ này là những từ ngữ Hoa Kỳ đã sử dụng trong những tuần qua và tôi nghĩ rằng đó là một cách mô tả chính xác hơn về những gì mà chúng ta đang thấy ở Biển Đông."
Ông Panda cho biết mối quan tâm chính của các nhà quan sát là Trung Quốc đang chuẩn bị để loan báo thiết lập một Khu vực Nhận dạng Phòng không (ADIZ) ở Biển Đông, như họ đã làm ở Biển Hoa Đông năm 2013. Ông nói rằng điều đó có thể phương hại tới quyền tự do hàng hải và tự do bay ngang.
Ông Scott Harold, một nhà nghiên cứu Trung Quốc của tổ chức RAND Corporation ở Washington, nói rằng việc thiết lập ADIZ ở Biển Đông sẽ có phản tác dụng đối với Bắc Kinh vì họ sẽ nhận được phản ứng thù nghịch từ các nước láng giềng.
"Nhìn lại vùng nhận dạng phòng không mà Trung Quốc thiết lập ở Biển Hoa Đông vài năm trước đây, chúng ta việc đó gây kinh ngạc và thiếu thoả đáng, nhưng nó không thực sự có quan hệ nhiều tới cách nhìn của các nước đối với những yêu sách của Trung Quốc ở Biển Hoa Đông. Quả thật, Hoa Kỳ đã chống đối ngay lập tức. Nhật Bản cũng không công nhận. Nó không giúp gì cho Trung Quốc trong việc đòi chủ quyền đối với quần đảo Senkaku hay buộc Nhật Bản thừa nhận tính chất chính đáng của những yêu sách của Trung Quốc."
Ông Harold cho rằng so với Biển Hoa Đông, Biển Đông là nơi có nhiều nước sử dụng hơn và có tầm chiến lược cao hơn, và những hành động của Trung Quốc sẽ tạo ra kẻ thù mà chẳng mang lại điều gì có thực chất.
Trong bài phát biểu trước các nhà lãnh đạo trẻ Đông Nam Á hôm thứ hai, Tổng thống Obama hoan nghênh cam kết của Trung Quốc đối với những hoạt động đầu tư cho cơ sở hạ tầng thông qua Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Á Châu (AIIB). Ông cũng nói rằng sự thành công của cuộc chuyển tiếp dân chủ ở Myanmar sẽ tuỳ thuộc một phần vào việc chấm dứt nạn kỳ thị đối với sắc dân thiểu số Rohingya theo đạo Hồi.
http://www.voatiengviet.com/content/tt-obama-trung-quoc-xay-dao-nhan-tao-o-bien-dong-la-/2804458.html
Geen opmerkingen:
Een reactie posten