Thursday, June 04, 2015 2:53:07 PM
HỒNG KÔNG (AP) - Hàng chục ngàn người dân Hồng Kông đêm Thứ Năm đã xuống đường tham dự lễ thắp nến tưởng niệm cuộc thảm sát sinh viên tranh đấu đòi tự do dân chủ ở Thiên An Môn, Trung Quốc năm 1989.
Lễ tưởng niệm này vẫn được tổ chức hàng năm tại Hồng Kông, nhưng năm nay đặc biệt có ý nghĩa hơn sau khi xảy ra các vụ biểu tình đòi dân chủ dân quyền của chính người dân ở vùng đất này.
Tuy nhiên, cũng lần đầu tiên trong buổi lễ tưởng niệm đã có từ 25 năm nay, một số các nhóm sinh viên tranh đấu đã không tham dự chung mà lại có các cuộc tưởng niệm riêng, cho thấy có sự bất đồng ý kiến giữa thành phần trẻ và lớn tuổi về “bản sắc Hồng Kông,” một điều được thấy rõ ràng hơn trong cuộc tranh đấu vừa qua ở khu trung tâm thương mại Hồng Kông.
Ðây là nơi duy nhất trên lãnh thổ Trung Quốc có cuộc tưởng niệm với tầm vóc lớn lao dành cho các nạn nhân cuộc thảm sát, trong khi vấn đề Thiên An Môn vẫn còn là đề tài cấm kỵ ở lục địa. Hàng ngàn người, gồm cả thành phần tranh đấu và người qua đường, đã bị giết khi bộ binh và chiến xa được huy động đến khu trung tâm thủ đô Bắc Kinh trong hai ngày 3 và 4 Tháng Sáu năm 1989 để đàn áp cuộc phản kháng.
Ðặc biệt trong lễ tưởng niệm năm nay, người ta thấy có sự tham dự lần đầu tiên của nhiều thành phần trẻ, sinh ra sau ngày có vụ Thiên An Môn.
Nguồn tin từ giới truyền thông địa phương cho hay có khoảng hơn 7,000 cảnh sát viên được huy động canh chừng cuộc tưởng niệm này.
Ban tổ chức cuộc tưởng niệm năm nay dự trù sẽ chiếu hình ảnh của các cuộc xuống đường Occupy Central và các diễn giả sẽ nói về thành phần tranh đấu ở lục địa Hồng Kông bị bắt vì bày tỏ sự ủng hộ Hồng Kông, đồng thời cũng kêu gọi sự đoàn kết trong thành phần đối lập ở vùng đất này.
Tuy nhiên, có ba nhóm sinh viên tranh đấu đã không tham dự đêm tưởng niệm vì bất đồng ý kiến liên quan đến nhu cầu có dân chủ ở Trung Quốc.
Các nhóm này cho rằng phải dồn nỗ lực vận động cho có dân chủ ở Hồng Kông trước tiên, với quan điểm rằng giới trẻ Hồng Kông không mang trên mình “bản sắc Trung Quốc” như các thế hệ lớn tuổi hơn.
Tuy nhiên, ông Lee Cheuk-yan, một dân biểu thuộc phía đối lập tại nghị viện Hồng Kông, nói rằng khó có thể tách rời hai vấn đề này.
“Chúng ta phải thay đổi Trung Quốc trước khi Trung Quốc thay đổi chúng ta,” ông nói. (V.Giang)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=208248&zoneid=1#.VXDXc-mJi70
Hàng ngàn người Hồng Kông trong đêm thắp nến tưởng niệm các nạn nhân vụ Thiên An Môn. (Hình: Getty Images) |
Tuy nhiên, cũng lần đầu tiên trong buổi lễ tưởng niệm đã có từ 25 năm nay, một số các nhóm sinh viên tranh đấu đã không tham dự chung mà lại có các cuộc tưởng niệm riêng, cho thấy có sự bất đồng ý kiến giữa thành phần trẻ và lớn tuổi về “bản sắc Hồng Kông,” một điều được thấy rõ ràng hơn trong cuộc tranh đấu vừa qua ở khu trung tâm thương mại Hồng Kông.
Ðây là nơi duy nhất trên lãnh thổ Trung Quốc có cuộc tưởng niệm với tầm vóc lớn lao dành cho các nạn nhân cuộc thảm sát, trong khi vấn đề Thiên An Môn vẫn còn là đề tài cấm kỵ ở lục địa. Hàng ngàn người, gồm cả thành phần tranh đấu và người qua đường, đã bị giết khi bộ binh và chiến xa được huy động đến khu trung tâm thủ đô Bắc Kinh trong hai ngày 3 và 4 Tháng Sáu năm 1989 để đàn áp cuộc phản kháng.
Ðặc biệt trong lễ tưởng niệm năm nay, người ta thấy có sự tham dự lần đầu tiên của nhiều thành phần trẻ, sinh ra sau ngày có vụ Thiên An Môn.
Nguồn tin từ giới truyền thông địa phương cho hay có khoảng hơn 7,000 cảnh sát viên được huy động canh chừng cuộc tưởng niệm này.
Ban tổ chức cuộc tưởng niệm năm nay dự trù sẽ chiếu hình ảnh của các cuộc xuống đường Occupy Central và các diễn giả sẽ nói về thành phần tranh đấu ở lục địa Hồng Kông bị bắt vì bày tỏ sự ủng hộ Hồng Kông, đồng thời cũng kêu gọi sự đoàn kết trong thành phần đối lập ở vùng đất này.
Tuy nhiên, có ba nhóm sinh viên tranh đấu đã không tham dự đêm tưởng niệm vì bất đồng ý kiến liên quan đến nhu cầu có dân chủ ở Trung Quốc.
Các nhóm này cho rằng phải dồn nỗ lực vận động cho có dân chủ ở Hồng Kông trước tiên, với quan điểm rằng giới trẻ Hồng Kông không mang trên mình “bản sắc Trung Quốc” như các thế hệ lớn tuổi hơn.
Tuy nhiên, ông Lee Cheuk-yan, một dân biểu thuộc phía đối lập tại nghị viện Hồng Kông, nói rằng khó có thể tách rời hai vấn đề này.
“Chúng ta phải thay đổi Trung Quốc trước khi Trung Quốc thay đổi chúng ta,” ông nói. (V.Giang)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=208248&zoneid=1#.VXDXc-mJi70
Geen opmerkingen:
Een reactie posten