Biển Đông : Mỹ yêu cầu Seoul xác định lập trường
Đường băng sân bay do Trung Quốc xây dựng trên đảo Chữ Thập (Trường Sa). REUTERS/CSIS Asia Maritime Transparency Initiative/DigitalGlobe/Handout via
Một nhà ngoại giao cao cấp của Mỹ yêu cầu Hàn Quốc nói rõ lập trường chống lại việc Trung Quốc áp đặt đòi hỏi chủ quyền trên Biển Đông, bởi vì Seoul đươc xem là có vai trò quan trọng trên trường quốc tế.
Theo hãng tin Hàn Quốc Yonhap, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á – Thái Bình Dương Daniel Russel đã tuyên bố như trên tại một cuộc hội thảo về Triều Tiên ngày 03/06/2015. Ông Russel lên án các dự án xây đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đang tiến hành ở Biển Đông nhằm áp đặt những đòi hỏi chủ quyền của họ tại vùng biển tranh chấp với Việt Nam và Philippines.
Tại cuộc hội thảo này, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ nói : « Vai trò của Hàn Quốc là vai trò của một nhân tố quan trọng trong trật tự thế giới. Đó là vai trò của một quốc gia pháp trị, của một quốc gia thương mại ».
Theo lời ông Daniel Russel, do Hàn Quốc, cũng giống như Hoa Kỳ, không phải là quốc gia tranh chấp, nên Seoul lại càng có lý do để lên tiếng, vì liên tiếng không phải là vì quyền lợi bản thân, mà là lên tiếng « ủng hộ các nguyên tắc phổ quát và nền pháp trị ».
Chính phủ Hàn Quốc kêu gọi giảm căng thẳng trong khu vực. Trong một cuộc họp báo, phát ngôn viên của bộ Ngoại giao nước này tuyên bố : « Chính phủ chúng tôi theo dõi sát tình hình gần đây, với lập trường bảo vệ quyền tự do lưu thông hàng hải là cần thiết, hòa bình và ổn định ở Biển Đông, một tuyến đường biển lớn là điều rất quan trọng ».
Seoul hy vọng là các nước có liên quan sẽ thực hiện « đầy đủ và thật sự » bản Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông DOC, mà Trung Quốc và ASEAN đã ký kết vào năm 2002.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150604-bien-dong-my-yeu-cau-seoul-xac-dinh-lap-truong/
Tại cuộc hội thảo này, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ nói : « Vai trò của Hàn Quốc là vai trò của một nhân tố quan trọng trong trật tự thế giới. Đó là vai trò của một quốc gia pháp trị, của một quốc gia thương mại ».
Theo lời ông Daniel Russel, do Hàn Quốc, cũng giống như Hoa Kỳ, không phải là quốc gia tranh chấp, nên Seoul lại càng có lý do để lên tiếng, vì liên tiếng không phải là vì quyền lợi bản thân, mà là lên tiếng « ủng hộ các nguyên tắc phổ quát và nền pháp trị ».
Chính phủ Hàn Quốc kêu gọi giảm căng thẳng trong khu vực. Trong một cuộc họp báo, phát ngôn viên của bộ Ngoại giao nước này tuyên bố : « Chính phủ chúng tôi theo dõi sát tình hình gần đây, với lập trường bảo vệ quyền tự do lưu thông hàng hải là cần thiết, hòa bình và ổn định ở Biển Đông, một tuyến đường biển lớn là điều rất quan trọng ».
Seoul hy vọng là các nước có liên quan sẽ thực hiện « đầy đủ và thật sự » bản Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông DOC, mà Trung Quốc và ASEAN đã ký kết vào năm 2002.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150604-bien-dong-my-yeu-cau-seoul-xac-dinh-lap-truong/
Geen opmerkingen:
Een reactie posten