An toàn thực phẩm : Trọng tâm của Ngày Y tế Thế giới 2015
Thực phẩm bền vững. Ảnh của liên hiệp các nghiệp đoàn vì môi trường CSC-FGTB
Sức khỏe và thậm chí sinh mạng con người bị đe dọa ngay từ chính thực phẩm ta dùng hàng ngày. Tổ chức Y tế Thế giới xác định an toàn vệ sinh thực phẩm là một nội dung chính của Ngày Y tế thế giới 07/05 năm 2015. Khẩu hiệu mà WHO/OMS khuyến cáo với công chúng là « Thực phẩm của quý vị liệu có đáng tin ? Từ nông trại đến bàn ăn : tất cả mọi người đều có khả năng tham gia ». Nhiều câu hỏi được nêu ra nhân dịp này : Những đe dọa nào cho sức khỏe con người đến từ thực phẩm ? Làm thế nào để đối phó ? Đe dọa nào chưa được đánh giá đúng mức ?
Theo Viện nghiên cứu Liên Hiệp Quốc, có trụ sở tại Genève, hơn 200 căn bệnh, từ tiêu chảy đến ung thư, là do ngộ độc thực phẩm. Những kết quả đầu tiên của một nghiên cứu lớn của Tổ chức Y tế Thế giới, vừa được công bố hôm 02/04/2015, cho thấy khoảng 582 triệu trường hợp mắc 22 căn bệnh đường ruột, do nguồn gốc thực phẩm, trong đó khoảng 351.000 trường hợp tử vong. Ba virút gây tử vong hàng đầu là virút Salmonella (52.000 người), Escherichia coli (37.000) và Norovirus (35.000). Toàn bộ các kết quả sẽ được công bố vào tháng 10 tới.
Theo Viện nghiên cứu Liên Hiệp Quốc, có trụ sở tại Genève, hơn 200 căn bệnh, từ tiêu chảy đến ung thư, là do ngộ độc thực phẩm. Những kết quả đầu tiên của một nghiên cứu lớn của Tổ chức Y tế Thế giới, vừa được công bố hôm 02/04/2015, cho thấy khoảng 582 triệu trường hợp mắc 22 căn bệnh đường ruột, do nguồn gốc thực phẩm, trong đó khoảng 351.000 trường hợp tử vong. Ba virút gây tử vong hàng đầu là virút Salmonella (52.000 người), Escherichia coli (37.000) và Norovirus (35.000). Toàn bộ các kết quả sẽ được công bố vào tháng 10 tới.
Trong một thông cáo ra hôm qua, Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra một con số khác, nghiêm trọng hơn, theo đó, hàng năm riêng các bệnh do tiêu chảy có nguồn gốc từ động vật đã giết hại gần 2 triệu người hàng năm. Và hơn 40% người bị bệnh về đường ruột – do thực phẩm mất vệ sinh, hư thối hay nhiễm độc, là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Châu Phi đứng đầu số lượng người chết, còn Đông Nam Á đứng hàng thứ hai.
Theo trang thông tin truyền thông của Liên Hiệp Quốc unmultimedia.org, một số dữ liệu mới về quy mô và mức độ nghiêm trọng các bệnh tật có nguồn gốc thực phẩm đòi hỏi sự hợp tác quốc tế để phối hợp hành động. Toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm càng ngày càng mang tính chất xuyên quốc gia cần trở thành đối tượng kiếm soát quốc tế. Hai khâu đặc biệt cần chú ý : một là kiểm soát, duy trì an toàn vệ sinh trong sản xuất, và hai là thông tin cho người tiêu thụ.
Trong số các độc tố gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, theo các chuyên gia, hiểm họa đến từ các hóa chất có trong thực phẩm bị nhiều người cho rằng chưa được đánh giá đúng mức. Hội nghị ngày 20/03/2015, của Cơ quan nghiên cứu quốc tế về ung thư IRAC một lần nữa đặt vấn đề nguy cơ ung thư của các thuốc trừ sâu. Báo mạng của Le Figaro (ngày 12/03/2015), dẫn thông tin của Cơ quan Châu âu về an toàn thực phẩm (EFSA), theo đó gần một nửa lượng thực phẩm tiêu thụ có chứa thuốc trừ sâu, nhưng "ở mức hợp pháp và chắc chắn không ảnh hưởng đến sức khỏe". Ngược lại, theo tổ chức phi chính phủ PAN (mạng lưới hành động thuốc trừ sâu Châu Âu), khẳng định này "không có cơ sở khoa học". Hiệp hội công nghiệp thuốc trừ sâu ECPA thì ủng hộ kết luận của EFSA.
Tổ chức Y tế Thế giới ghi nhận 10 vấn đề quan trọng cần lưu ý trong lĩnh vực này. (1) Hơn 200 bệnh tật được phát tán thông qua con đường thực phẩm ; (2) các thực phẩm bị lây nhiễm có gây ra nhiều bệnh tật lâu dài ; (3) các bệnh do thực phẩm ảnh hưởng đến các nhóm cư dân dễ tổn thương ; (4) thực phẩm bị lây nhiễm do nhiều tác nhân ; (5) toàn cầu hóa hiện nay khiến vấn đề an toàn thực phẩm trở nên phức tạp hơn và không thể coi nhẹ ; (6) an toàn thực phẩm là vấn đề đa lĩnh vực và đa ngành ; (7) thực phẩm bị ô nhiễm để lại những hệ quả đối với toàn bộ nền kinh tế và xã hội ; (8) hiện tại một số vi khuẩn độc hại kháng lại các trị liệu dược phẩm ; (9) mọi người đều có vai trò trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm và (10) người tiêu thụ cần phải được thông tin đầy đủ về an toàn thực phẩm, để hiểu về các nguy cơ và có cơ sở lựa chọn đúng.
Chuỗi sản xuất và cung ứng thực phẩm quá phức tạp
Bác sĩ Margaret Chan, Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới, nhấn mạnh : « Đối với vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, một vấn đề địa phương có thể nhanh chóng trở thành một đe dọa quốc tế. Một cuộc điều tra về nguồn gốc dịch bệnh do thực phẩm có thể hết sức phức tạp, khi một món đồ ăn bao gồm những thành phần, có xuất xứ từ nhiều nước » (theo tờ Journal du Centre Pháp, ngày 03/04/2015).
Vẫn theo nữ Giám đốc của Tổ chức Y tế Thế giới, « chuỗi sản xuất và cung ứng thực phẩm quá phức tạp » hiện nay khiến an toàn thực phẩm rất khó kiểm soát. Các thực phẩm nhiều khi phải đi qua hàng trăm cây số, vượt qua nhiều quốc gia, ở lại trong nhiều kho chứa, trước khi đến được với người sử dụng.
Công luận thế giới từng biết đến những vụ nhiễm độc qua thức ăn kinh hoàng như dịch bò điên xuất xứ từ Anh Quốc (năm 1999), thịt bò và gia cầm nhiễm dioxin tại Bỉ (1999), dịch cúm gia cầm có xuất xứ Châu Á (năm 2003), sữa nhiễm melamin ở Trung Quốc (năm 2008)...
Và đặc biệt gần đây hơn, năm 2011, cũng tại Trung Quốc, thịt lợn giá rẻ được « phù phép » thành thịt bò, sau khi được tẩm với borax. Đây là một chất độc, thành phần của nhiều loại thuốc trừ sâu và thuốc tẩy, có nguy cơ gây ung thư cao. Theo một số nghiên cứu, một cân thịt bò giả nói trên chứa tới 3,8 gram borax (5 gram có thể gây nguy hiểm đến tính mạng một đứa trẻ).
Năm chìa khóa để có thực phẩm an toàn
Nhân ngày Thế giới về an toàn thực phẩm, Tổ chức Y tế Thế giới đặc biệt nhắc với công chúng năm chìa khóa để có được các thực phẩm an toàn hơn. Đó là duy trì thói quen sạch sẽ khi tiếp xúc với thực phẩm, tách biệt thực phẩm sống với thực phẩm ăn chín, nấu chín thức ăn, giữ thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp và sử dụng nước và các sản phẩm đáng tin cậy.
Theo Cơ quan quốc gia về an toàn thực phẩm Pháp (Anses), gia đình là nơi xảy ra hơn một phần ba các trường hợp lây nhiễm do thực phẩm. Hai phần ba còn lại là tại các khách sạn - nhà hàng và các bếp ăn tập thể. Tuân thủ các nguyên tắc thoạt nhìn có vẻ đơn giản, như nấu chín đồ ăn, hay thường xuyên vệ sinh tủ lạnh, hay thớt thái rau thịt là những biện pháp hiệu quả để chống lại sự tích tụ các vi khuẩn hay các loại nấm độc.
Tin liên quan
Thuốc trừ sâu gây ung thư : Hiểm họa bị coi nhẹ
2015 : Năm quốc tế về đất
Thạch tín : Sát thủ vô hình đe dọa 20 triệu người Việt
Ô nhiễm môi trường: Trí thông minh nhân loại lâm nguy?
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20150407-an-toan-thuc-pham-trong-tam-cua-ngay-y-te-the-gioi-2015/
Theo trang thông tin truyền thông của Liên Hiệp Quốc unmultimedia.org, một số dữ liệu mới về quy mô và mức độ nghiêm trọng các bệnh tật có nguồn gốc thực phẩm đòi hỏi sự hợp tác quốc tế để phối hợp hành động. Toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm càng ngày càng mang tính chất xuyên quốc gia cần trở thành đối tượng kiếm soát quốc tế. Hai khâu đặc biệt cần chú ý : một là kiểm soát, duy trì an toàn vệ sinh trong sản xuất, và hai là thông tin cho người tiêu thụ.
Trong số các độc tố gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, theo các chuyên gia, hiểm họa đến từ các hóa chất có trong thực phẩm bị nhiều người cho rằng chưa được đánh giá đúng mức. Hội nghị ngày 20/03/2015, của Cơ quan nghiên cứu quốc tế về ung thư IRAC một lần nữa đặt vấn đề nguy cơ ung thư của các thuốc trừ sâu. Báo mạng của Le Figaro (ngày 12/03/2015), dẫn thông tin của Cơ quan Châu âu về an toàn thực phẩm (EFSA), theo đó gần một nửa lượng thực phẩm tiêu thụ có chứa thuốc trừ sâu, nhưng "ở mức hợp pháp và chắc chắn không ảnh hưởng đến sức khỏe". Ngược lại, theo tổ chức phi chính phủ PAN (mạng lưới hành động thuốc trừ sâu Châu Âu), khẳng định này "không có cơ sở khoa học". Hiệp hội công nghiệp thuốc trừ sâu ECPA thì ủng hộ kết luận của EFSA.
Tổ chức Y tế Thế giới ghi nhận 10 vấn đề quan trọng cần lưu ý trong lĩnh vực này. (1) Hơn 200 bệnh tật được phát tán thông qua con đường thực phẩm ; (2) các thực phẩm bị lây nhiễm có gây ra nhiều bệnh tật lâu dài ; (3) các bệnh do thực phẩm ảnh hưởng đến các nhóm cư dân dễ tổn thương ; (4) thực phẩm bị lây nhiễm do nhiều tác nhân ; (5) toàn cầu hóa hiện nay khiến vấn đề an toàn thực phẩm trở nên phức tạp hơn và không thể coi nhẹ ; (6) an toàn thực phẩm là vấn đề đa lĩnh vực và đa ngành ; (7) thực phẩm bị ô nhiễm để lại những hệ quả đối với toàn bộ nền kinh tế và xã hội ; (8) hiện tại một số vi khuẩn độc hại kháng lại các trị liệu dược phẩm ; (9) mọi người đều có vai trò trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm và (10) người tiêu thụ cần phải được thông tin đầy đủ về an toàn thực phẩm, để hiểu về các nguy cơ và có cơ sở lựa chọn đúng.
Chuỗi sản xuất và cung ứng thực phẩm quá phức tạp
Bác sĩ Margaret Chan, Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới, nhấn mạnh : « Đối với vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, một vấn đề địa phương có thể nhanh chóng trở thành một đe dọa quốc tế. Một cuộc điều tra về nguồn gốc dịch bệnh do thực phẩm có thể hết sức phức tạp, khi một món đồ ăn bao gồm những thành phần, có xuất xứ từ nhiều nước » (theo tờ Journal du Centre Pháp, ngày 03/04/2015).
Vẫn theo nữ Giám đốc của Tổ chức Y tế Thế giới, « chuỗi sản xuất và cung ứng thực phẩm quá phức tạp » hiện nay khiến an toàn thực phẩm rất khó kiểm soát. Các thực phẩm nhiều khi phải đi qua hàng trăm cây số, vượt qua nhiều quốc gia, ở lại trong nhiều kho chứa, trước khi đến được với người sử dụng.
Công luận thế giới từng biết đến những vụ nhiễm độc qua thức ăn kinh hoàng như dịch bò điên xuất xứ từ Anh Quốc (năm 1999), thịt bò và gia cầm nhiễm dioxin tại Bỉ (1999), dịch cúm gia cầm có xuất xứ Châu Á (năm 2003), sữa nhiễm melamin ở Trung Quốc (năm 2008)...
Và đặc biệt gần đây hơn, năm 2011, cũng tại Trung Quốc, thịt lợn giá rẻ được « phù phép » thành thịt bò, sau khi được tẩm với borax. Đây là một chất độc, thành phần của nhiều loại thuốc trừ sâu và thuốc tẩy, có nguy cơ gây ung thư cao. Theo một số nghiên cứu, một cân thịt bò giả nói trên chứa tới 3,8 gram borax (5 gram có thể gây nguy hiểm đến tính mạng một đứa trẻ).
Năm chìa khóa để có thực phẩm an toàn
Nhân ngày Thế giới về an toàn thực phẩm, Tổ chức Y tế Thế giới đặc biệt nhắc với công chúng năm chìa khóa để có được các thực phẩm an toàn hơn. Đó là duy trì thói quen sạch sẽ khi tiếp xúc với thực phẩm, tách biệt thực phẩm sống với thực phẩm ăn chín, nấu chín thức ăn, giữ thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp và sử dụng nước và các sản phẩm đáng tin cậy.
Theo Cơ quan quốc gia về an toàn thực phẩm Pháp (Anses), gia đình là nơi xảy ra hơn một phần ba các trường hợp lây nhiễm do thực phẩm. Hai phần ba còn lại là tại các khách sạn - nhà hàng và các bếp ăn tập thể. Tuân thủ các nguyên tắc thoạt nhìn có vẻ đơn giản, như nấu chín đồ ăn, hay thường xuyên vệ sinh tủ lạnh, hay thớt thái rau thịt là những biện pháp hiệu quả để chống lại sự tích tụ các vi khuẩn hay các loại nấm độc.
Tin liên quan
Thuốc trừ sâu gây ung thư : Hiểm họa bị coi nhẹ
2015 : Năm quốc tế về đất
Thạch tín : Sát thủ vô hình đe dọa 20 triệu người Việt
Ô nhiễm môi trường: Trí thông minh nhân loại lâm nguy?
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20150407-an-toan-thuc-pham-trong-tam-cua-ngay-y-te-the-gioi-2015/
Geen opmerkingen:
Een reactie posten