Đức kỷ niệm 25 năm bức tường Berlin sụp đổ
Kỷ niệm 25 ngày sụp đổ bức tường Berlin, 8000 quả bóng trắng được đặt dọc theo vết ngăn cũng Đông-Tây. t.REUTERS/Fabrizio Bensch
Ngày 09/11/2014 nước Đức tưng bừng kỷ niệm 25 năm bức tường Berlin sụp đổ, biểu tượng của thời kỳ Chiến tranh Lạnh, dẫn tới sự sụp đổ của chủ nghĩa Cộng sản và mở đường cho nước Đức thống nhất.
Thủ tướng Đức Angela Merkel vào hôm nay cùng với nhà lãnh tụ cuối cùng của Liên Xô, Mikhail Gorbachev và cựu lãnh đạo công đoàn Ba lan, Lech Walesa tham dự buổi lễ kỷ niệm trọng đại tại Cổng Brandenburg. Trong 28 năm Cổng Brandenburg từng là biểu tượng của một thành phố bị chia cắt giữa hai khối Đông và Tây.
Vào trưa nay Thủ tướng Merkel khai mạc một cuộc triển lãm thường trực và đặt vòng hoa tưởng nhớ các nạn nhân chết dưới chân bức tường Berlin. Khoảng 130 người đã bỏ mình trên hành trình đi tìm tự do trong thời gian từ ngày 13/08/1961 cho tới ngày 09/11/1989, ngày bức tường sụp đổ hoàn toàn.
Phát biểu tại bảo tàng thành phố, Neue Nationalgalerie, tối hôm 08/11/2014, Thủ tuớng Đức, Angela Merkel một người đã lớn lên ở Đông Đức, nhấn mạnh : "không ai có thể đè nén vĩnh viễn thiết tha tự do của nhân loại". Cũng trong đêm 08/11, rất đông người dân ở Berlin và du khách đã lũ lượt rủ nhau trở lại nơi « Bức tường ô nhục » từng được dựng lên vào năm 196. Trải dài trên 155 cây số, bức tường Berlin là biểu tượng của sự chia cắt giữa biết bao nhiêu gia đình.
Ngày 09/11/1989 dưới áp lực của đường phố đòi tự do, chính quyền Đông Đức đã bất ngờ cho phép công dân đi ra nước ngoài. Chỉ vài giờ sau, cửa khẩu biên giới tại đường Bornholm - Berlin được mở đầu tiên. Các công dân Đông Đức được dân cư ở vùng Tây Berlin đón chào nồng nhiệt. Bức tường chia cắt thành phố Berlin trong 28 năm liên tiếp không còn nữa.
Trước khi đến dự lễ kỷ niệm 25 năm bức tường Berlin sụp đổ, cựu lãnh đạo Liên Xô, Michail Gorbachev cảnh báo quốc tế đang cận kề một cuộc Chiến tranh Lạnh mới, khi mà các « cường quốc không còn biết đối thoại với nhau ». Ông Gorbachev được xem là người đã tạo môi trường thuận lợi dẫn tới biến cố ngày mồng 09/11/1989. Quan trọng hơn cả là ông đã quyết định không can thiệp quân sự vào tình hình Đông Đức, không ngăn cản nguyện vọng tự do và dân chủ của người dân nước này.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20141109-duc-tuong-berlin/
Vào trưa nay Thủ tướng Merkel khai mạc một cuộc triển lãm thường trực và đặt vòng hoa tưởng nhớ các nạn nhân chết dưới chân bức tường Berlin. Khoảng 130 người đã bỏ mình trên hành trình đi tìm tự do trong thời gian từ ngày 13/08/1961 cho tới ngày 09/11/1989, ngày bức tường sụp đổ hoàn toàn.
Phát biểu tại bảo tàng thành phố, Neue Nationalgalerie, tối hôm 08/11/2014, Thủ tuớng Đức, Angela Merkel một người đã lớn lên ở Đông Đức, nhấn mạnh : "không ai có thể đè nén vĩnh viễn thiết tha tự do của nhân loại". Cũng trong đêm 08/11, rất đông người dân ở Berlin và du khách đã lũ lượt rủ nhau trở lại nơi « Bức tường ô nhục » từng được dựng lên vào năm 196. Trải dài trên 155 cây số, bức tường Berlin là biểu tượng của sự chia cắt giữa biết bao nhiêu gia đình.
Ngày 09/11/1989 dưới áp lực của đường phố đòi tự do, chính quyền Đông Đức đã bất ngờ cho phép công dân đi ra nước ngoài. Chỉ vài giờ sau, cửa khẩu biên giới tại đường Bornholm - Berlin được mở đầu tiên. Các công dân Đông Đức được dân cư ở vùng Tây Berlin đón chào nồng nhiệt. Bức tường chia cắt thành phố Berlin trong 28 năm liên tiếp không còn nữa.
Trước khi đến dự lễ kỷ niệm 25 năm bức tường Berlin sụp đổ, cựu lãnh đạo Liên Xô, Michail Gorbachev cảnh báo quốc tế đang cận kề một cuộc Chiến tranh Lạnh mới, khi mà các « cường quốc không còn biết đối thoại với nhau ». Ông Gorbachev được xem là người đã tạo môi trường thuận lợi dẫn tới biến cố ngày mồng 09/11/1989. Quan trọng hơn cả là ông đã quyết định không can thiệp quân sự vào tình hình Đông Đức, không ngăn cản nguyện vọng tự do và dân chủ của người dân nước này.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20141109-duc-tuong-berlin/
Nước Đức tưng bừng kỷ niệm 25 năm mở tường Berlin
Cổng Brandebourg, ở trung tâm Berlin là tâm điểm của lễ kỷ niệm - Wikimedia
Cuối tuần này, nước Đức và đặc biệt là thủ đô Berlin sẽ sống trong không khí lễ hội kỷ niệm 25 năm bức tường Berlin bị xóa bỏ, ngày 09/11/1989, một sự kiện lịch sử dẫn tới thống nhất hoàn toàn nước Đức 11 tháng sau đó. Báo chí Đức cho biết sẽ có khoảng hai triệu du khách đổ về thủ đô trong hai ngày cuối tuần này.
Được bên Tây gọi là « Bức tường hổ thẹn » còn bên Đông gọi là bức tường « bảo vệ chống phát xít », công trình ngăn cách thành phố Berlin đó có chiều dài tổng cộng 151 km được Cộng hòa Dân chủ Đức dựng lên năm 1961.
Cuối cùng thì sau 28 năm tồn tại, vào ngày 09/11/1989, trong bối cảnh thế giới xã hội chủ nghĩa đang có những biến chuyển lớn và dưới sức ép của hàng trăm nghìn người dân đông Đức, bức tường đã trở nên vô hiệu hóa không còn ngăn cách hai miền đông tây, để rồi gần một năm sau đó,ngày 3/10/1990 nước Đức chính thức được thống nhất.
Thủ tướng Đức Angela Merkel, đến năm 1989 vẫn là công dân Đông Berlin. Trong một thông điệp hồi tuần trước, bà đã thổ lộ không bao giờ quên được cái thời điểm lịch sử mà bà cảm thấy không thể nào tả nổi của buổi tối hôm bức tường mở cửa.
Chủ nhật này, bà Merkel sẽ khánh thành khu triển lãm thường xuyên mang tên gọi « Tưởng niệm bức Tường » và tham dự buổi hòa nhạc lớn tại Berlin.
Cổng Brandebourg lịch sử nằm ở trung tâm thủ đô sẽ là tâm điểm của lễ kỷ niệm mang tiêu đề « Lòng can đảm của tự do ». Công trình cổ kính với tượng cỗ xe tứ mã trên đỉnh nằm bên phần đông được che chắn bởi bức tường này là biểu tượng của sự chia cắt cũng như thống nhất của thành phố.
Tại đây, dàn nhạc giao hưởng Staatskapelle, dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng gốc Do thái Daniel Barenboim, vào buổi trưa ngày mùng 9 sẽ mở màn ngày hội lớn của người dân Đức.
Tiếp đó sẽ là các màn trình diễn của những nghệ sĩ pop, rock kéo dài cho đến khi bắt đầu lễ tưởng niệm « những nạn nhân của bức Tường », những người đã bỏ mạng khi cố tìm cách vượt quan bức tường sang phần Tây.
Số lượng những số phận như vậy đến nay không đầy đủ. Theo con số của một hiệp hội các nạn nhân đưa ra thì trong toàn nước Cộng hòa Dân chủ Đức ít nhất đã có 389 người bỏ mạng vì bức tường. Tuy nhiên nhiều người vẫn cho rằng con số này vẫn còn thấp hơn thực tế.
Vào buổi tối, nhiều buổi hòa nhạc của những nghệ sĩ nổi tiếng từng là nhân chứng cho sự chia cắt hai Berlin cũng được tổ chức trong khắp thành phố.
Nhiều nhân vật đối kháng, ly khai với chính quyền Cộng sản trước đây cũng được mời lên các diễn đàn để nhắc lại những kỷ niệm của họ trong ngày 09/11/1989 năm đó.
Tối qua, một dây chuyền gồm 8000 quả bóng bay phát quang sẽ được dải dài 15 km dọc theo bức tường cũ. « Biên giới ánh sáng », biểu tượng cho bức tường đã bị xóa bỏ, sẽ được thả lên bầu trời Berlin đêm 09/11 trong tiếng đàn khúc giao hưởng số 9 của Bethoven, nay đã được lấy làm quốc thiều của Liên Hiệp Châu Âu.
Một nhân vật không thể thiếu của sự kiện lịch sử này của nước Đức, đó là ông Mikhail Gorbatchev, nay đã 83 tuổi, giải Nobel Hòa binh, sẽ là khách mời đặc biệt của chính quyền Berlin.
Mặc dù ở Nga vẫn bị đánh giá là người đã gây ra hỗn loạn dẫn đến Liên bang Xô Viết bị tan rã, vị Tổng thống cuối cùng của Liên Xô này vẫn được phương Tây nể trọng vì đã nhất định từ chối không dùng vũ lực trấn áp nguyện vọng dân chủ của công dân ở những nước Đông Âu trong vòng kiềm tỏa của Liên Xô.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20141108-nuoc-duc-tung-bung-ky-niem-25-nam-mo-tuong-berlin/
Cuối cùng thì sau 28 năm tồn tại, vào ngày 09/11/1989, trong bối cảnh thế giới xã hội chủ nghĩa đang có những biến chuyển lớn và dưới sức ép của hàng trăm nghìn người dân đông Đức, bức tường đã trở nên vô hiệu hóa không còn ngăn cách hai miền đông tây, để rồi gần một năm sau đó,ngày 3/10/1990 nước Đức chính thức được thống nhất.
Thủ tướng Đức Angela Merkel, đến năm 1989 vẫn là công dân Đông Berlin. Trong một thông điệp hồi tuần trước, bà đã thổ lộ không bao giờ quên được cái thời điểm lịch sử mà bà cảm thấy không thể nào tả nổi của buổi tối hôm bức tường mở cửa.
Chủ nhật này, bà Merkel sẽ khánh thành khu triển lãm thường xuyên mang tên gọi « Tưởng niệm bức Tường » và tham dự buổi hòa nhạc lớn tại Berlin.
Cổng Brandebourg lịch sử nằm ở trung tâm thủ đô sẽ là tâm điểm của lễ kỷ niệm mang tiêu đề « Lòng can đảm của tự do ». Công trình cổ kính với tượng cỗ xe tứ mã trên đỉnh nằm bên phần đông được che chắn bởi bức tường này là biểu tượng của sự chia cắt cũng như thống nhất của thành phố.
Tại đây, dàn nhạc giao hưởng Staatskapelle, dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng gốc Do thái Daniel Barenboim, vào buổi trưa ngày mùng 9 sẽ mở màn ngày hội lớn của người dân Đức.
Tiếp đó sẽ là các màn trình diễn của những nghệ sĩ pop, rock kéo dài cho đến khi bắt đầu lễ tưởng niệm « những nạn nhân của bức Tường », những người đã bỏ mạng khi cố tìm cách vượt quan bức tường sang phần Tây.
Số lượng những số phận như vậy đến nay không đầy đủ. Theo con số của một hiệp hội các nạn nhân đưa ra thì trong toàn nước Cộng hòa Dân chủ Đức ít nhất đã có 389 người bỏ mạng vì bức tường. Tuy nhiên nhiều người vẫn cho rằng con số này vẫn còn thấp hơn thực tế.
Vào buổi tối, nhiều buổi hòa nhạc của những nghệ sĩ nổi tiếng từng là nhân chứng cho sự chia cắt hai Berlin cũng được tổ chức trong khắp thành phố.
Nhiều nhân vật đối kháng, ly khai với chính quyền Cộng sản trước đây cũng được mời lên các diễn đàn để nhắc lại những kỷ niệm của họ trong ngày 09/11/1989 năm đó.
Tối qua, một dây chuyền gồm 8000 quả bóng bay phát quang sẽ được dải dài 15 km dọc theo bức tường cũ. « Biên giới ánh sáng », biểu tượng cho bức tường đã bị xóa bỏ, sẽ được thả lên bầu trời Berlin đêm 09/11 trong tiếng đàn khúc giao hưởng số 9 của Bethoven, nay đã được lấy làm quốc thiều của Liên Hiệp Châu Âu.
Một nhân vật không thể thiếu của sự kiện lịch sử này của nước Đức, đó là ông Mikhail Gorbatchev, nay đã 83 tuổi, giải Nobel Hòa binh, sẽ là khách mời đặc biệt của chính quyền Berlin.
Mặc dù ở Nga vẫn bị đánh giá là người đã gây ra hỗn loạn dẫn đến Liên bang Xô Viết bị tan rã, vị Tổng thống cuối cùng của Liên Xô này vẫn được phương Tây nể trọng vì đã nhất định từ chối không dùng vũ lực trấn áp nguyện vọng dân chủ của công dân ở những nước Đông Âu trong vòng kiềm tỏa của Liên Xô.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20141108-nuoc-duc-tung-bung-ky-niem-25-nam-mo-tuong-berlin/
Năm ngộ nhận về sự kiện "Bức tường Berlin"
Dân Berlin tháo bỏ một mảng bức tường ngày 16/11/1989. Phải mất 4 năm để phá bỏ đa phần công trình ngăn cách Đông-Tây - AFP
Ngày mai, 09/11/2014 đánh dấu sự kiện bức tường Berlin sụp đổ cách nay 25 năm. Nhân dịp này, nhật báo Pháp Les Echos đã nêu bật « 5 suy nghĩ sai lệch về Bức tường Berlin ». Tờ báo kinh tế Pháp trích dẫn Hope M Harrison trên tờ báo Mỹ The Washington Post.
Ngộ nhận 1 : Bức tường Berlin là một bức tường duy nhất
Thật ra, đây là hai bức – tường kép – cách nhau 146 mét. Giữa hai bức tường có "hành lang tử thần" với các chốt gác, đèn chiếu, giây kẽm gai. Lính ở trên các vọng gác chốt được lệnh bắn vào những người chạy trốn.
Mặc dù thế 5.000 người đã trốn được khỏi Đông Berlin, bằng khinh khí cầu, hay bằng những đường hầm đào dưới bức tường… Nhưng rất nhiều người đã bị thiệt mạng hay bắt giam.
Ngộ nhận 2 : Việc xây tường do Liên Xô quyết định
Bài báo trên Les Echos nhắc lại vào năm 1952, Liên Xô đã đóng biên giới giữa Đông Đức và Tây Đức. Nhưng Berlin thì không, vì nằm dưới sự kiểm soát của Mỹ, Liên Xô, Anh, Pháp.
Vào lúc số người chạy trốn khỏi Đông Đức gia tăng, lãnh đạo Đông Đức thời đó Walter Ulbricht muốn khóa chặt ranh giới giữa hai phần Đông và Tây Berlin. Liên Xô lúc ấy không muốn vì e ngại hình ảnh của mình bị xấu đi với một quyết định như thế và đã viện dẫn lý do khó khăn về mặt kỹ thuật.
Trong vòng 8 năm, lãnh đạo Đông Đức đã cố gắng thuyết phục Matxcơva trước khi được Nikita Khrouchtchev chấp nhận và bật đèn xanh vào mùa hè 1961. Phía Đông Đức đã chuẩn bị trước cho sự kiện này : dự trữ vật liệu, và kín đáo thành lập một nhóm đặc trách kế hoạch đóng các con đường, hệ thống xe lửa, tàu điện ngầm ...
Ngộ nhận 3 : Tổng thống Mỹ Ronald Reagan đã góp phần làm sụp đổ Bức tường Berlin
Theo bài báo nhiều người Mỹ nghĩ là bài diễn văn của ông Ronald Reagan vào tháng 06/1987 ở Berlin, kêu gọi : « Gorbatchev hãy phá vỡ bức tường này ! » đã giúp cho việc bức tường sụp đổ năm 1989.
Nhưng thực ra, công cuộc cải cách của ông Gorbatchev đóng vai trò quan trọng hơn nhiều so với bài diễn văn của Tổng thống Mỹ, cũng như các cuộc biểu tình phản đối ở Đông Đức, và sự kiện hàng ngàn người đã chạy đến xin tỵ nạn ở các đại sứ quán Tây Đức ở Đông Âu. Chính quyền Đông Đức đã phải quyết định giảm nhẹ thủ tục cấp visa.
Thật ra, không ai nghĩ đến việc là Bức tường Berlin sụp đổ vào ngày 09/11/1989. Nhưng hôm đó, Guenter Schabowski, viên chức có trách nhiệm thông báo quyết định trên, trong một cuộc họp báo, vì chưa nắm hết thông tin, đã ấp úng trả lời câu hỏi về thời điểm có hiệu lực, nói rằng : « Theo tôi biết thì... ngay lập tức. ».
Như thế là hàng chục ngàn người đã đổ xô về biên giới. Lính biên phòng chưa được chỉ thị nào thì đã bị tràn ngập. Lúc 23g30, Trung tá cảnh sát biên phòng Haral Jagger, một mình lấy quyết định mở cổng, mở bức tường.
Ngộ nhận 4 : Bức tường sụp đổ ngày 09/11/1989
Trong thực tế, trong đêm 09/11 và nhiều tuần lễ sau đó, người ta đã lấy búa đập bức tường, tạo thêm nhiều lối đi. Nhưng đã phải mất hai năm để tháo gỡ những công trình kiên cố chung quanh Berlin và mất 4 năm để tháo bỏ những công trình dọc biên giới Đông và Tây Đức.
Ngày nay Bức tường vẫn còn đứng vững ở một số nơi, và cũng chưa tìm ra hết hàng trăm quả mìn còn được gài tại nơi này.
Ngộ nhận 5 : Người Đức hân hoan mừng ngày Bức tường sụp đổ
Thật ra, đối với nhiều người, nhất là ở Đông Đức, việc thống nhất nước Đức gây ra nhiều khó khăn hơn là dự kiến : Thất nghiệp cao, hố bất bình đẳng vẫn chưa lấp được. Hiện nay nhiều người Đức kêu gọi phải kỷ niệm một cách đúng đắn ngày bức tường sụp đổ.
Báo Les Echos cho biết là ngày mai kỷ niệm 25 năm sự kiện này, 8.000 bong bóng chiếu sáng sẽ được thả dọc theo dấu vết Bức tường trước đây, tạo thành một đường ranh giới "ánh sáng" ở trung tâm Berlin.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20141108-nam-ngo-nhan-ve-su-kien-buc-tuong-berlin/
Thật ra, đây là hai bức – tường kép – cách nhau 146 mét. Giữa hai bức tường có "hành lang tử thần" với các chốt gác, đèn chiếu, giây kẽm gai. Lính ở trên các vọng gác chốt được lệnh bắn vào những người chạy trốn.
Mặc dù thế 5.000 người đã trốn được khỏi Đông Berlin, bằng khinh khí cầu, hay bằng những đường hầm đào dưới bức tường… Nhưng rất nhiều người đã bị thiệt mạng hay bắt giam.
Ngộ nhận 2 : Việc xây tường do Liên Xô quyết định
Bài báo trên Les Echos nhắc lại vào năm 1952, Liên Xô đã đóng biên giới giữa Đông Đức và Tây Đức. Nhưng Berlin thì không, vì nằm dưới sự kiểm soát của Mỹ, Liên Xô, Anh, Pháp.
Vào lúc số người chạy trốn khỏi Đông Đức gia tăng, lãnh đạo Đông Đức thời đó Walter Ulbricht muốn khóa chặt ranh giới giữa hai phần Đông và Tây Berlin. Liên Xô lúc ấy không muốn vì e ngại hình ảnh của mình bị xấu đi với một quyết định như thế và đã viện dẫn lý do khó khăn về mặt kỹ thuật.
Trong vòng 8 năm, lãnh đạo Đông Đức đã cố gắng thuyết phục Matxcơva trước khi được Nikita Khrouchtchev chấp nhận và bật đèn xanh vào mùa hè 1961. Phía Đông Đức đã chuẩn bị trước cho sự kiện này : dự trữ vật liệu, và kín đáo thành lập một nhóm đặc trách kế hoạch đóng các con đường, hệ thống xe lửa, tàu điện ngầm ...
Ngộ nhận 3 : Tổng thống Mỹ Ronald Reagan đã góp phần làm sụp đổ Bức tường Berlin
Theo bài báo nhiều người Mỹ nghĩ là bài diễn văn của ông Ronald Reagan vào tháng 06/1987 ở Berlin, kêu gọi : « Gorbatchev hãy phá vỡ bức tường này ! » đã giúp cho việc bức tường sụp đổ năm 1989.
Nhưng thực ra, công cuộc cải cách của ông Gorbatchev đóng vai trò quan trọng hơn nhiều so với bài diễn văn của Tổng thống Mỹ, cũng như các cuộc biểu tình phản đối ở Đông Đức, và sự kiện hàng ngàn người đã chạy đến xin tỵ nạn ở các đại sứ quán Tây Đức ở Đông Âu. Chính quyền Đông Đức đã phải quyết định giảm nhẹ thủ tục cấp visa.
Thật ra, không ai nghĩ đến việc là Bức tường Berlin sụp đổ vào ngày 09/11/1989. Nhưng hôm đó, Guenter Schabowski, viên chức có trách nhiệm thông báo quyết định trên, trong một cuộc họp báo, vì chưa nắm hết thông tin, đã ấp úng trả lời câu hỏi về thời điểm có hiệu lực, nói rằng : « Theo tôi biết thì... ngay lập tức. ».
Như thế là hàng chục ngàn người đã đổ xô về biên giới. Lính biên phòng chưa được chỉ thị nào thì đã bị tràn ngập. Lúc 23g30, Trung tá cảnh sát biên phòng Haral Jagger, một mình lấy quyết định mở cổng, mở bức tường.
Ngộ nhận 4 : Bức tường sụp đổ ngày 09/11/1989
Trong thực tế, trong đêm 09/11 và nhiều tuần lễ sau đó, người ta đã lấy búa đập bức tường, tạo thêm nhiều lối đi. Nhưng đã phải mất hai năm để tháo gỡ những công trình kiên cố chung quanh Berlin và mất 4 năm để tháo bỏ những công trình dọc biên giới Đông và Tây Đức.
Ngày nay Bức tường vẫn còn đứng vững ở một số nơi, và cũng chưa tìm ra hết hàng trăm quả mìn còn được gài tại nơi này.
Ngộ nhận 5 : Người Đức hân hoan mừng ngày Bức tường sụp đổ
Thật ra, đối với nhiều người, nhất là ở Đông Đức, việc thống nhất nước Đức gây ra nhiều khó khăn hơn là dự kiến : Thất nghiệp cao, hố bất bình đẳng vẫn chưa lấp được. Hiện nay nhiều người Đức kêu gọi phải kỷ niệm một cách đúng đắn ngày bức tường sụp đổ.
Báo Les Echos cho biết là ngày mai kỷ niệm 25 năm sự kiện này, 8.000 bong bóng chiếu sáng sẽ được thả dọc theo dấu vết Bức tường trước đây, tạo thành một đường ranh giới "ánh sáng" ở trung tâm Berlin.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20141108-nam-ngo-nhan-ve-su-kien-buc-tuong-berlin/
Thứ hai, 10/11/2014 | 18:34 GMT+7
Bức tường Berlin hình thành và sụp đổ như thế nào
Bức tường Berlin, ngăn cách phần Đông và Tây thành phố, là một trong những biểu tượng mạnh mẽ nhất của Chiến tranh Lạnh. Sự sụp đổ của nó dẫn đến thống nhất nước Đức và đánh một dấu mốc quan trọng trong lịch sử thế giới hiện đại.
Vào ngày 13/8/1961, chính phủ Cộng hòa Dân chủ Đức (GDR hay Đông Đức) bắt đầu dựng hàng rào dây thép gai và "bức tường chống phát xít" (Antifascistischer Schutzwall), giữa Đông và Tây Berlin. Mục đích chính thức của Bức tường Berlin này là nhằm ngăn cái gọi là "những kẻ phát xít" phương Tây vào Đông Đức, nhưng nó cũng nhằm ngăn việc di tản quy mô lớn từ Đông sang Tây. Bức tường Berlin vẫn đứng sừng sững cho tới ngày 9/11/1989, khi lãnh đạo đảng Công nhân xã hội thống nhất cầm quyền thông báo công dân của GDR có thể vượt qua biên giới bất kỳ khi nào họ muốn.
Đêm đó, những đám đông hồ hởi đổ về bức tường. Một số tự do vượt qua để vào Tây Berlin, trong khi những người khác đem búa, dùi và bắt đầu đục đẽo tường. Đến nay, Bức tường Berlin vẫn là một trong những biểu tượng mạnh mẽ nhất, lâu dài nhất của Chiến tranh Lạnh.
Berlin bị chia nhỏ
Nước Đức sau Thế chiến II (1/9/1945), với các vùng do Anh (màu vàng đậm), Mỹ (màu xanh lá), Pháp (màu xanh dương) và Liên Xô (màu hồng) cai quản. Đồ họa: A.Kunz
|
Khi Thế chiến II kết thúc vào năm 1945, hai hội nghị hòa bình của phe đồng minh tại Yalta và Potsdam quyết định số phận của những vùng lãnh thổ Đức. Họ chia nước bại trận thành 4 "vùng cai quản của đồng minh". Phần phía đông của đất nước thuộc về Liên Xô, trong khi phần phía tây thuộc về Mỹ, Anh và Pháp.
Dù Berlin nằm hoàn toàn trong vùng Liên Xô kiểm soát (cách ranh giới giữa các vùng cai quản đông và tây hơn 160 km), các hiệp định Yalta và Potsdam chia thành phố thành những phần tương tự. Liên Xô cai quản nửa phía đông, còn các đồng minh khác kiểm soát phần phía tây. Việc chiếm đóng 4 bên ở Berlin bắt đầu vào tháng 6/1945.
Phong tỏa và khủng hoảng
Việc Tây Berlin, một thành phố tư bản chủ nghĩa, tồn tại sâu trong lòng Đông Đức theo xã hội chủ nghĩa, "như một cục xương hóc trong cổ họng Xô Viết", như lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev, từng nói. Năm 1948, một cuộc phong tỏa Tây Berlin của Liên Xô diễn ra nhằm buộc các đồng minh phương Tây chịu đói và phải rời khỏi thành phố. Tuy nhiên, thay vì rút lui, Mỹ và đồng minh tiếp viện từ trên không cho các vùng của họ ở thành phố. Nỗ lực này được biết đến với cái tên Cuộc Không vận Berlin và kéo dài hơn một năm, vận chuyển hơn 2,3 triệu tấn lương thực, chất đốt và hàng hóa khác tới Tây Berlin. Liên Xô dừng phong tỏa vào năm 1949.
Kể từ khi Liên Xô chấm dứt phong tỏa, gần ba triệu người đã di tản khỏi Đông Đức, trong số đó có nhiều người trẻ tuổi, có kỹ năng, như bác sĩ, giáo viên, kỹ sư. Sau một thập kỷ tương đối yên bình, căng thẳng bùng phát một lần nữa năm 1958. Những hội nghị và các cuộc đàm phán khác diễn ra mà không đem đến giải pháp nào, trong khi đó, người di tản vẫn tiếp tục. Vào tháng 6/1961, khoảng 19.000 người rời GDR qua Berlin. Tháng sau đó, 30.000 di tản. Trong 11 ngày tháng 8, có tới 16.000 người Đông Đức vượt qua ranh giới để vào Tây Berlin, và vào ngày 12/8, con số này vào khoảng 2.400 người, con số người di tản khỏi Đông Đức lớn nhất trong riêng một ngày.
Tường Berlin được xây dựng
Đêm đó, chính quyền Đông Đức quyết định ngăn dòng người di tản bằng cách đóng cửa biên giới vĩnh viễn. Chỉ trong hai tuần, quân đội, cảnh sát và các công nhân xây dựng tình nguyện của Đông Đức đã hoàn tất hàng rào thép gai và bức tường bê tông, Bức tường Berlin, ngăn đôi thành phố.
Trước khi tường được xây dựng, người Berlin ở cả hai bên có thể di chuyển khá tự do. Họ vượt qua ranh giới Đông - Tây để đi làm, mua sắm, đi nhà hát và rạp phim. Các tuyến đường tàu và tàu điện ngầm đưa hành khách ngược xuôi. Sau khi tường được dựng lên, việc đi từ Đông sang Tây Berlin là điều không thể, trừ việc đi qua một trong ba trạm kiểm soát: trạm Alpha ở Helmstedt, trạm Bravo ở Dreilinden và trạm Charlie ở Friedrichstrasse, trung tâm Berlin. Cuối cùng, GDR xây dựng 12 trạm kiểm soát dọc bức tường. Tại mỗi trạm, binh sĩ Đông Đức kiểm tra các nhà ngoại giao và các quan chức khác trước khi họ được phép đi hoặc đến. Trừ trường hợp đặc biệt, những người đi từ Đông và Tây Berlin hiếm khi được vượt qua biên giới.
Bức tường Berlin trong giai đoạn 1961 - 1989
Việc xây Bức tường Berlin đã không ngăn được dòng người di tản từ Đông sang Tây, nhưng đã xoa dịu cuộc khủng hoảng Berlin. Tổng thống Mỹ John F. Kennedy cũng thừa nhận "một bức tường thì tốt hơn rất nhiều một cuộc chiến tranh". Theo thời gian, các quan chức Đông Đức thay thế bức tường tạm bằng một bức tường kiên cố hơn, khó trèo hơn.
Một bức tường dựng bằng các tấm bê tông cốt thép cao 3,6 m, rộng 1,2 m có phần trên là một đường ống khổng lồ khiến việc trèo qua gần như bất khả thi. Đằng sau bức tường ở phía Đông Đức gồm một dải cát mềm (để cho thấy vết chân), đèn pha, chó dữ, những khẩu súng máy, vọng gác và lính canh với chỉ thị bắn những người bỏ trốn.
Ít nhất 171 người thiệt mạng khi cố vượt qua, ở phía dưới hoặc xung quanh Bức tường Berlin. Tuy nhiên từ năm 1961 tới khi bức tường sụp đổ năm 1989, hơn 5.000 người Đông Đức (trong đó có khoảng 600 lính biên phòng) đã vượt qua được ranh giới bằng cách nhảy từ cửa sổ tòa nhà gần bức tường, trèo qua dây thép gai, bay bằng khinh khí cầu, bò qua cống và lái xe băng qua những phần bỏ ngỏ của bức tường.
Sự sụp đổ của Bức tường Berlin
Một người đàn ông dùng búa đập Bức tường Berlin vào ngày 12/11/1989. Ảnh: AP
|
Trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh bắt đầu "tan băng" ở Đông Âu, vào ngày 1/11/1989, ông Egon Krenz, lãnh đạo mới của Đông Đức đến Điện Kremlin đã gặp ông Mikhail Gorbachev, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô. Theo International Business Times, trong cuộc gặp mặt bí mật này, ông Krenz mang theo thông điệp ảm đạm: kinh tế Đông Đức đang trên bờ vực sụp đổ và GDR không thể trả lãi cho những món nợ khổng lồ, điều đã bị người tiền nhiệm của ông Krenz giấu kín trước những cố vấn hàng đầu của ông và các lãnh đạo Liên Xô.
Ông Krenz nói với Gorbachev rằng nếu không được hỗ trợ về tài chính và quân sự từ Liên Xô, Đông Đức sẽ phải thông báo tình trạng khẩn cấp để ngăn các cuộc biểu tình chống chính phủ quy mô lớn ở Leipzig lan tới Berlin. Tuy nhiên, Gorbachev tuyên bố trách nhiệm ngăn lượng người di tản quy mô lớn khỏi GDR thuộc về ông Krenz.
"Ngay sau đó, Gorbachev ban hành chỉ thị nhắc nhở các vị tướng quân sự rằng quân đội Xô Viết trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không được tham gia vào cuộc xung đột giữa chính quyền ở Berlin và công dân Đông Đức", nhà sử học, nhà báo Victor Sebestyen kể về những sự kiện dẫn đến việc Bức tường Berlin sụp đổ, trong cuốn sách Revolution 1989 (tạm dịch: Cuộc Cách mạng 1989). Chính sách từ chối dùng vũ lực của Gorbachev đã ngăn chặn nguy cơ đổ máu khi GDR đổ vỡ.
Vào ngày 9/11/1989, phát ngôn viên đảng cầm quyền của Đông Berlin thông báo về sự thay đổi trong chính sách du lịch. Người này nói rằng ngay từ đêm hôm đó, các công dân GDR được tự do vượt qua ranh giới. Người Đông Berlin và Tây Berlin đổ về phía bức tường, uống bia và sâm panh, hô to "Tor auf!" (Mở cửa đi!). Vào nửa đêm, họ tràn qua những trạm kiểm soát.
Hơn hai triệu người từ Đông Berlin thăm Tây Berlin vào cuối tuần đó để tham gia ăn mừng trong một sự kiện được mô tả là "lễ hội đường phố vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới". Những người dùng búa, dùi để đục đẽo tường được gọi là "chim gõ kiến trên tường", trong khi cần trục và xe ủi kéo sập từng phần của bức tường. Ngay sau đó, bức tường bị đánh sập và Berlin lần đầu tiên được thống nhất kể từ năm 1945.
Đông và Tây Đức chính thức hợp nhất vào ngày 3/10/1990, gần một năm sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, trở thành nước Cộng hòa Liên bang Đức ngày nay.
Trọng Giáp (Theo History.com)
http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/tu-lieu/buc-tuong-berlin-hinh-thanh-va-sup-do-nhu-the-nao-3105120.html
Thứ ba, 11/11/2014 | 11:51 GMT+7
Những cột mốc trong lịch sử Bức tường Berlin
Video dưới đây tái hiện quá trình hình thành và tồn tại của Bức tường Berlin, biểu tượng mạnh nhất của Chiến tranh Lạnh, trong suốt 28 năm tính đến ngày 9/11/1989, khi nó bị giật đổ.
(video)
Trọng Giáp (Video: History.com)
http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/tu-lieu/nhung-cot-moc-trong-lich-su-buc-tuong-berlin-3105645.html
Geen opmerkingen:
Een reactie posten