Phóng to
|
Sự im lặng khi bắt tay như tín hiệu chứng tỏ mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản đang xuống thấp vì vấn đề tranh chấp lãnh thổ và các vấn đề thời chiến tranh. Dù xuất hiện trước báo giới, cả hai nhà lãnh đạo thậm chí không nở nụ cười "ngoại giao" với nhau, theo ghi nhận của Wall Street Journal. Ảnh: Getty Images |
Phóng to
|
Sau cái bắt tay ngượng nghịu bên lề hội nghị APEC, Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình, và Thủ tướng Nhật Bản, ông Shinzo Abe, đã tổ chức hội đàm đầu tiên kể từ khi hai nhà lãnh đạo lên nắm quyền. Ảnh: Getty Images |
|
Trước đó, Tổng thống Mỹ, ông Barack Obama, và người đồng cấp Nga Vladimir Putin cũng tránh nhìn thẳng vào mắt nhau tại hội nghị cấp cao G20 ở St. Petersburg hồi tháng 9/2013. Khi đó, hai nước đang bất đồng về việc triển khai hành động quân sự ở Syria, trong khi Nga từ chối dẫn độ Edward Snowden, người đã làm rò rỉ các bí mật tình báo của Washington, về Mỹ. Ảnh: Getty Images |
|
Ông Francois Hollande, Tổng thống Pháp, dường như kém thoải mái hơn Tổng thống Iran, ông Hassan Rouhani, khi họ gặp nhau bên lề cuộc họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc diễn ra vào tháng 9/2014, giữa lúc cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân của Iran đang diễn ra. Tổng thống Hollande nói ông muốn Iran thể hiện "hành động kiên quyết" chứng tỏ nước này không theo đuổi phát triển vũ khí hạt nhân. Ảnh: AFP |
|
Thái tử Charles của nước Anh vấp phải làn sóng chỉ trích năm 2005, khi ông tỏ ra lịch sự và bắt tay Tổng thống Zimbabwe, ông Robert Mubage. Tổng thống Mubage đã bất chấp lệnh cấm đi lại của Liên minh châu Âu để đến dự tang lễ của Giáo hoàng Paul II tại Vatican. Ảnh: Getty Images |
|
Cái bắt tay hay siết tay? Ảnh chụp khi cựu Thủ tướng Anh Gordon Brown gặp cựu Tổng thống Mỹ George Bush trong chuyến công du Bắc Ireland năm 2008 của ông Bush. Ảnh: AFP |
Bài viết được cập nhật lần cuối lúc 07:37 - 11/11/2014
Minh Anh
http://news.zing.vn/Nhung-cai-bat-tay-nguong-nghiu-giua-cac-nguyen-thu-post478154.html
Geen opmerkingen:
Een reactie posten