Europol phá vỡ một mạng lưới người Việt nhập cư lậu
Theo cơ quan Europol, từ năm 2010 mạng lưới này đưa nhiều người Việt vào Liên Hiệp Châu Âu với giá lên đến 15.000 euro mỗi người - Reuters
Hai mươi sáu người tham gia vào một mạng lưới đưa người Việt Nam nhập cư lậu vào Châu Âu vừa bị Europol bắt giữ. Các nghi phạm bị cáo buộc các tội buôn người, rửa tiền và giả mạo giấy tờ. Đây là thông báo của Cơ quan cảnh sát Châu Âu hôm qua, 20/11/2014.
Ngoài 26 nghi phạm, cảnh sát sáu nước Châu Âu, trong đó có Pháp và Anh, còn giữ được 15 người nhập cư lậu và tịch thu 1.750 cây cần sa trị giá khoảng 1,5 triệu euro.
Theo cơ quan Europol, « nhóm tội phạm này, hoạt động từ năm 2010, đã đưa nhiều người Việt nhập khẩu vào Liên Hiệp Châu Âu với các hộ chiếu thật hoặc giả. (…). Mỗi người nhập cư phải nộp từ 10.000 đến 15.000 euro ». Với các hoạt động bất hợp pháp này, mạng lưới buôn người đã bỏ túi hàng triệu đô la.
Cơ quan cảnh sát Châu Âu Europol, có trụ sở tại La Haye, đã điều phối chiến dịch nhắm vào tổ chức tội phạm nói trên. Các điểm đến mà mạng lưới đưa người nhập cư lậu thường hướng tới là Cộng hòa Séc, Phần Lan, Pháp, Ba Lan và Anh Quốc.
Cuối tháng 9/2014 vừa qua, Cơ quan cảnh sát Châu Âu đã tiến hành một cuộc tấn công tội phạm lớn chưa từng có, mang tên « Chiến dịch Archimède ». Hơn 20.000 cảnh sát thuộc toàn bộ 28 quốc gia thành viên được huy động, 30 trẻ em được giải cứu. Khoảng 1.200 nghi phạm bị bắt giữ. Mục tiêu của chiến dịch lớn này là 9 lĩnh vực chủ yếu của giới tội phạm có tổ chức, trong đó có các hoạt động buôn người, buôn ma túy, nhập cư lậu …
Cách đây hai năm, tháng 12/2012, cảnh sát Pháp cũng đã phá vỡ một mạng tội phạm lớn do người Việt điều hành, đưa người nhập cư lậu vào vùng Alsace, để trồng cần sa. Hàng chục thanh niên người Việt đã buộc phải làm việc tại các trại cần sa, để trả món nợ cả chục nghìn euro (mỗi người) cho đường dây tội phạm đã đưa họ nhập cư bất hợp pháp vào Châu Âu.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20141121-europol-pha-vo-mot-mang-luoi-nguoi-viet-nhap-cu-lau/
Theo cơ quan Europol, « nhóm tội phạm này, hoạt động từ năm 2010, đã đưa nhiều người Việt nhập khẩu vào Liên Hiệp Châu Âu với các hộ chiếu thật hoặc giả. (…). Mỗi người nhập cư phải nộp từ 10.000 đến 15.000 euro ». Với các hoạt động bất hợp pháp này, mạng lưới buôn người đã bỏ túi hàng triệu đô la.
Cơ quan cảnh sát Châu Âu Europol, có trụ sở tại La Haye, đã điều phối chiến dịch nhắm vào tổ chức tội phạm nói trên. Các điểm đến mà mạng lưới đưa người nhập cư lậu thường hướng tới là Cộng hòa Séc, Phần Lan, Pháp, Ba Lan và Anh Quốc.
Cuối tháng 9/2014 vừa qua, Cơ quan cảnh sát Châu Âu đã tiến hành một cuộc tấn công tội phạm lớn chưa từng có, mang tên « Chiến dịch Archimède ». Hơn 20.000 cảnh sát thuộc toàn bộ 28 quốc gia thành viên được huy động, 30 trẻ em được giải cứu. Khoảng 1.200 nghi phạm bị bắt giữ. Mục tiêu của chiến dịch lớn này là 9 lĩnh vực chủ yếu của giới tội phạm có tổ chức, trong đó có các hoạt động buôn người, buôn ma túy, nhập cư lậu …
Cách đây hai năm, tháng 12/2012, cảnh sát Pháp cũng đã phá vỡ một mạng tội phạm lớn do người Việt điều hành, đưa người nhập cư lậu vào vùng Alsace, để trồng cần sa. Hàng chục thanh niên người Việt đã buộc phải làm việc tại các trại cần sa, để trả món nợ cả chục nghìn euro (mỗi người) cho đường dây tội phạm đã đưa họ nhập cư bất hợp pháp vào Châu Âu.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20141121-europol-pha-vo-mot-mang-luoi-nguoi-viet-nhap-cu-lau/
Pháp phá vỡ thêm một đường dây đưa người Việt nhập cư lậu sang Anh
Những người nhập cư trái phép trốn trong thùng xe tải khi đang vượt biên vào Anh. Ảnh: Đại sứ quán Anh cung cấp(DR)
Theo nguồn tin cảnh sát Pháp vào hôm qua, 23/11/2011, thêm hai đường dây đưa người nhập cư lậu vào Anh Quốc đã bị phá vỡ tại Pháp. Tuyến quan trọng nhất chuyên đưa người Việt Nam, còn tuyến thứ hai dành cho người Ukraina. Hơn 20 người đã bị câu lưu, tại Pháp và tại Đức.
Đường dây đưa người Việt Nam đã bị phát hiện nhờ thông tin mật báo của cảnh sát tư pháp Berlin, chuyển lên cho cơ quan cảnh sát châu Âu Europol.
Theo nguồn tin cảnh sát biên phòng Pháp, những người nhập cư trái phép nói trên đã đến Cộng hoà Séc hay Hungary một cách hợp pháp. Đây là hai ngõ vào không gian Schengen. Tại đấy họ được trao cho một hộ chiếu thật bị đánh cắp, kèm theo một visa giả để vào Đức. Khi vào Đức rồi thì những tài liệu này bị mạng lưới đưa người lấy lại.
Hành trình từ Đức qua Pháp được thực hiện theo hai phương thức. Với phương thức VIP, giá từ 18.000 đến 30.000 euro, đường dây phục vụ từng người, cho họ đi theo những chiếc xe tải mà tài xế là đồng lõa của đường dây.
Còn với phương thức thứ hai, gọi là "giá hạ" (low cost), người đi chỉ đóng từ 3.000 đến 6.000 euro, nhưng phải tự tìm xe chở đến thành phố Angres (miền Bắc Pháp), để rồi từ đó tự tìm cách sang Anh.
Trong một chiến dịch triển khai vào hôm 22/11, cùng lúc ở Pháp và Đức, 18 người trong đường dây đã bị bắt ở Pháp và 2 người khác ở Đức. Cảnh sát cũng tịch thu nhiều máy vi tính và đang khai thác các dữ liệu.
Đường dây thứ hai mang tên "Tchernobyl", chuyên đưa người Ukraina vào không gian Schengen rồi qua Anh, đã bị phá vỡ nhờ thông tin của cảnh sát Ba Lan. Người đi trả 3.000 euro để đánh đổi lấy hộ chiếu Ba Lan, những hộ chiếu bị đánh cắp hay được mua lại. Họ dễ lọt lưới cảnh sát nhờ nét giống hao hao giữa chủ nhân hộ chiếu và người nhập cư. Người Ukraina đi bằng xe lửa hay xe ca đến miền Bắc nước Pháp đề rồi tìm cách sang Anh. Cảnh sát Pháp bắt 8 người trong đường dây này.
Cảnh sát Pháp cho biết từ đầu năm đến nay, đã có đến 162 đường dây đưa người như kể trên bị phá vỡ.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20111124-phap-pha-vo-them-mot-duong-day-dua-nguoi-viet-nhap-cu-trai-phep-sang-anh/
"Theo lời khai của bị cáo trước tòa đại hình thành phố Dunkerque, số tiền kiếm được trong thời gian qua đủ để cho ông Nguyễn Khắc Đan gửi về nhà cho vợ xây biệt thự cạnh bờ biển trị giá hàng chục ngàn đô la. Ngoài ra, ông còn thừa tiền để bao nhân tình.
Cảnh sát đã theo dõi vụ này suốt 3 tháng liền và bắt quả tang người đàn ông này trên một chiếc xe công-ten-nơ từ cộng hòa Czech đi qua lãnh thổ Pháp để xuống cảng Calais vào nước Anh. Đây là tuyến đường vượt biên rất quen thuộc của nhiều sắc dân châu Á và cáo trạng cho biết giá để ông Phong này đưa một người trốn vào trong xe tải vào khoảng 2.500 euro.
Cảnh sát cho biết trong vòng 3 tháng ông ta đã làm dịch vụ cho 62 người vượt biên nhưng ông ta chỉ nhận có khoảng 20 người mà thôi. Trước tòa ông ta cho biết mình làm như vậy là vì nhân đạo, muốn giúp người thân ra nước ngoài, và đối xử với đồng hương tốt hơn các đường dây vượt biên khác. ông Phong cho rằng thu nhập hàng tháng từ công việc này chỉ vào khoảng 2500 euro mà thôi, theo nội dung phiên tòa được báo Anh Daily Mail thuật lại. Ông ta cũng nói rất quan tâm đến sức khỏe và tình trạng của người vượt biên, cho họ không gian rộng hơn để thở.
Đúng là giá để vào xe tải vượt biên sang Anh có khác nhau, tùy thuộc vào loại xe, tuyến đường và tình trạng trên đường. Người vượt biên có thể tự chui vào xe, hay bám vào trục dưới gầm xe, hoặc có người giúp cắt cáp bao quanh xe, chui vào trong, rồi lại lắp cáp lại như cũ. Có một số chủ xe cho người vượt biên chui vào nhưng đa số trường hợp họ bị người chui vào xe trong lúc đang ngủ.
Xe từ các nẻo đường tụ về cảng Calais, trước giờ vào bãi đậu xe của cảng thường ngủ lại ở các parking dọc đường theo qui định không lái quá số giờ qui định trong ngày và phải nghỉ ngơi đầy đủ. Quanh các parking đó là các khu tập trung của người vượt biên, còn gọi là bãi đáp, và mỗi một băng nhóm quản lý một khu vực như vậy, chuyên đưa người lên xe. Nếu bị phát hiện ở cửa khẩu thì người vượt biên bị trả về, và lại tìm đường trở về bãi đáp chờ xe khác. Có chủ bãi nhận tiền duy nhất một lần, làm dịch vụ chui xe cho đến khi nào người vượt biên đi lọt mới thôi.
Ngày xưa việc chui xe tải rất dễ dàng, nhưng ngày nay cửa khẩu nước Anh tăng cường thêm nhiều biện pháp phòng chống. Họ không chỉ đơn giản là kiểm tra kẹp chì niêm phong ngoài thùng xe, mà còn dùng máy soi X quang để phát hiện có người ngồi bên trong hay nằm dưới gầm xe, hoặc dùng máy đo nồng độ khí CO2 để biết có người hô hấp bên trong.
Thế nhưng lượng xe vào cảng quá đông và lực lượng biên phòng có giới hạn. Các đường dây đưa người cũng phát minh ra nhiều biện pháp mới và người vượt biên cũng sẵn sàng chấp nhận nguy hiểm hơn. Ví dụ họ chui vào trong xe công-ten-nơ lạnh, nhưng may thì vào xe chở sữa hay ya-ua, còn tệ thì có thể chết cóng trong xe chở thịt hay cá đông lạnh. Nếu chỉ ngồi vài tiếng thì không sao, chứ còn khi xe dừng lại nghỉ qua đêm, hay vào đến nước Anh là chạy thẳng một mạch thì nguy cơ tử vong rất cao.
Một số đường dây phát cho người vượt biên bao plastic để trùm đầu vào đó, tránh phải thở ra ngoài bị máy đo CO2 phát hiện, nhưng làm như vậy có thể dẫn đến tử vong. Rồi khi vào đến đất Anh thì họ không dám nhảy xuống ở các trạm xăng hay là khu dân cư vì sợ cảnh sát bắt lại, mà nhảy trên các tuyến đường cao tốc. Từng có trường hợp tử vong phải gửi xác về Việt Nam, và không ít người bị gãy xương hoặc chấn thương khi nhảy xe như vậy.
Cảnh sát Pháp trong thời gian qua đã tăng cường xử lý vấn đề này. Họ từng mở chiến dịch dọn dẹp các bãi đáp, và nay là theo dõi để truy bắt những người làm dịch vụ chui xe. Thế nhưng các biện pháp này mang tính báo cáo và răn đe hơn là giải pháp thực sự, vì tuyến đường vượt biên trải dài từ Berlin sang đến cảng Dover rồi tỏa đi khắp mọi miền nước Anh vẫn tiếp tục hoạt động rầm rộ. Bắt được một chủ đường dây người Việt thì vẫn còn các mạng lưới chân rết khác. Nhiều đường dây thực hiện động tác gọi là bán người sang cho các đường dây do các nhóm sắc tộc khác thực hiện.
Tuyến đường vượt biên vào Anh không chỉ có xe tải, mà có người còn được thuê chở bằng xe ô tô hoặc tải nhẹ, đi vào các cảng ít bị chú ý, như vụ chiếc xe chở mì ăn liền chở đầy người Việt Nam bên trong, hay lẻ tẻ các vụ dùng hộ chiếu của người Anh gốc Việt để lên tàu vào ban đêm. Thậm chí có vụ chở người Việt vượt biên bằng máy bay thể thao nữa. Chuyện vượt biên vào Anh thường được coi là một phi vụ bình thường hay chuyện cơm bữa. Vào đến nơi thì họ có thể chờ đủ 11 năm để được cấp giấy tờ cư trú, hay chờ các đợt ân xá lớn, hoặc áp dụng nhiều thủ tục pháp lý khác nhau để có thẻ định cư và quốc tịch.
Câu chuyện người rơm, tức là cách gọi nôm na của người Việt cư trú bất hợp pháp ở Anh, cứ như thế sẽ còn là một câu chuyện dài, nằm trong con số 500.000 đến 1 triệu người nước ngoài sống trên đất Anh không có giấy tờ hợp lệ. Ước tính có chừng 10.000 đến 25.000 người rơm Việt Nam hiện nay trên lãnh thổ Anh Quốc".
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20110831-mot-nguoi-viet-bi-ket-an-tu-ve-toi-dua-nguoi-nhap-cu-trai-phep-vao-anh/
Theo nguồn tin cảnh sát biên phòng Pháp, những người nhập cư trái phép nói trên đã đến Cộng hoà Séc hay Hungary một cách hợp pháp. Đây là hai ngõ vào không gian Schengen. Tại đấy họ được trao cho một hộ chiếu thật bị đánh cắp, kèm theo một visa giả để vào Đức. Khi vào Đức rồi thì những tài liệu này bị mạng lưới đưa người lấy lại.
Hành trình từ Đức qua Pháp được thực hiện theo hai phương thức. Với phương thức VIP, giá từ 18.000 đến 30.000 euro, đường dây phục vụ từng người, cho họ đi theo những chiếc xe tải mà tài xế là đồng lõa của đường dây.
Còn với phương thức thứ hai, gọi là "giá hạ" (low cost), người đi chỉ đóng từ 3.000 đến 6.000 euro, nhưng phải tự tìm xe chở đến thành phố Angres (miền Bắc Pháp), để rồi từ đó tự tìm cách sang Anh.
Trong một chiến dịch triển khai vào hôm 22/11, cùng lúc ở Pháp và Đức, 18 người trong đường dây đã bị bắt ở Pháp và 2 người khác ở Đức. Cảnh sát cũng tịch thu nhiều máy vi tính và đang khai thác các dữ liệu.
Đường dây thứ hai mang tên "Tchernobyl", chuyên đưa người Ukraina vào không gian Schengen rồi qua Anh, đã bị phá vỡ nhờ thông tin của cảnh sát Ba Lan. Người đi trả 3.000 euro để đánh đổi lấy hộ chiếu Ba Lan, những hộ chiếu bị đánh cắp hay được mua lại. Họ dễ lọt lưới cảnh sát nhờ nét giống hao hao giữa chủ nhân hộ chiếu và người nhập cư. Người Ukraina đi bằng xe lửa hay xe ca đến miền Bắc nước Pháp đề rồi tìm cách sang Anh. Cảnh sát Pháp bắt 8 người trong đường dây này.
Cảnh sát Pháp cho biết từ đầu năm đến nay, đã có đến 162 đường dây đưa người như kể trên bị phá vỡ.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20111124-phap-pha-vo-them-mot-duong-day-dua-nguoi-viet-nhap-cu-trai-phep-sang-anh/
Một người Việt bị kết án tù về tội đưa người nhập cư trái phép vào Anh
Người nhập cư trái phép trốn trong xe tải để vượt biên vào Anh (DR)
Tòa án Dunkerque miền tây bắc nước Pháp vừa tuyên án 3 năm tù giam và cấm nhập cảnh một người Việt Nam bị bắt quả tang đang đưa người vượt biên bằng xe tải vào Anh. Thường được gọi là Phong, người đàn ông 37 tuổi này có tên khai sinh là Nguyễn Khắc Đan.
"Theo lời khai của bị cáo trước tòa đại hình thành phố Dunkerque, số tiền kiếm được trong thời gian qua đủ để cho ông Nguyễn Khắc Đan gửi về nhà cho vợ xây biệt thự cạnh bờ biển trị giá hàng chục ngàn đô la. Ngoài ra, ông còn thừa tiền để bao nhân tình.
Cảnh sát đã theo dõi vụ này suốt 3 tháng liền và bắt quả tang người đàn ông này trên một chiếc xe công-ten-nơ từ cộng hòa Czech đi qua lãnh thổ Pháp để xuống cảng Calais vào nước Anh. Đây là tuyến đường vượt biên rất quen thuộc của nhiều sắc dân châu Á và cáo trạng cho biết giá để ông Phong này đưa một người trốn vào trong xe tải vào khoảng 2.500 euro.
Cảnh sát cho biết trong vòng 3 tháng ông ta đã làm dịch vụ cho 62 người vượt biên nhưng ông ta chỉ nhận có khoảng 20 người mà thôi. Trước tòa ông ta cho biết mình làm như vậy là vì nhân đạo, muốn giúp người thân ra nước ngoài, và đối xử với đồng hương tốt hơn các đường dây vượt biên khác. ông Phong cho rằng thu nhập hàng tháng từ công việc này chỉ vào khoảng 2500 euro mà thôi, theo nội dung phiên tòa được báo Anh Daily Mail thuật lại. Ông ta cũng nói rất quan tâm đến sức khỏe và tình trạng của người vượt biên, cho họ không gian rộng hơn để thở.
Đúng là giá để vào xe tải vượt biên sang Anh có khác nhau, tùy thuộc vào loại xe, tuyến đường và tình trạng trên đường. Người vượt biên có thể tự chui vào xe, hay bám vào trục dưới gầm xe, hoặc có người giúp cắt cáp bao quanh xe, chui vào trong, rồi lại lắp cáp lại như cũ. Có một số chủ xe cho người vượt biên chui vào nhưng đa số trường hợp họ bị người chui vào xe trong lúc đang ngủ.
Xe từ các nẻo đường tụ về cảng Calais, trước giờ vào bãi đậu xe của cảng thường ngủ lại ở các parking dọc đường theo qui định không lái quá số giờ qui định trong ngày và phải nghỉ ngơi đầy đủ. Quanh các parking đó là các khu tập trung của người vượt biên, còn gọi là bãi đáp, và mỗi một băng nhóm quản lý một khu vực như vậy, chuyên đưa người lên xe. Nếu bị phát hiện ở cửa khẩu thì người vượt biên bị trả về, và lại tìm đường trở về bãi đáp chờ xe khác. Có chủ bãi nhận tiền duy nhất một lần, làm dịch vụ chui xe cho đến khi nào người vượt biên đi lọt mới thôi.
Ngày xưa việc chui xe tải rất dễ dàng, nhưng ngày nay cửa khẩu nước Anh tăng cường thêm nhiều biện pháp phòng chống. Họ không chỉ đơn giản là kiểm tra kẹp chì niêm phong ngoài thùng xe, mà còn dùng máy soi X quang để phát hiện có người ngồi bên trong hay nằm dưới gầm xe, hoặc dùng máy đo nồng độ khí CO2 để biết có người hô hấp bên trong.
Thế nhưng lượng xe vào cảng quá đông và lực lượng biên phòng có giới hạn. Các đường dây đưa người cũng phát minh ra nhiều biện pháp mới và người vượt biên cũng sẵn sàng chấp nhận nguy hiểm hơn. Ví dụ họ chui vào trong xe công-ten-nơ lạnh, nhưng may thì vào xe chở sữa hay ya-ua, còn tệ thì có thể chết cóng trong xe chở thịt hay cá đông lạnh. Nếu chỉ ngồi vài tiếng thì không sao, chứ còn khi xe dừng lại nghỉ qua đêm, hay vào đến nước Anh là chạy thẳng một mạch thì nguy cơ tử vong rất cao.
Một số đường dây phát cho người vượt biên bao plastic để trùm đầu vào đó, tránh phải thở ra ngoài bị máy đo CO2 phát hiện, nhưng làm như vậy có thể dẫn đến tử vong. Rồi khi vào đến đất Anh thì họ không dám nhảy xuống ở các trạm xăng hay là khu dân cư vì sợ cảnh sát bắt lại, mà nhảy trên các tuyến đường cao tốc. Từng có trường hợp tử vong phải gửi xác về Việt Nam, và không ít người bị gãy xương hoặc chấn thương khi nhảy xe như vậy.
Cảnh sát Pháp trong thời gian qua đã tăng cường xử lý vấn đề này. Họ từng mở chiến dịch dọn dẹp các bãi đáp, và nay là theo dõi để truy bắt những người làm dịch vụ chui xe. Thế nhưng các biện pháp này mang tính báo cáo và răn đe hơn là giải pháp thực sự, vì tuyến đường vượt biên trải dài từ Berlin sang đến cảng Dover rồi tỏa đi khắp mọi miền nước Anh vẫn tiếp tục hoạt động rầm rộ. Bắt được một chủ đường dây người Việt thì vẫn còn các mạng lưới chân rết khác. Nhiều đường dây thực hiện động tác gọi là bán người sang cho các đường dây do các nhóm sắc tộc khác thực hiện.
Tuyến đường vượt biên vào Anh không chỉ có xe tải, mà có người còn được thuê chở bằng xe ô tô hoặc tải nhẹ, đi vào các cảng ít bị chú ý, như vụ chiếc xe chở mì ăn liền chở đầy người Việt Nam bên trong, hay lẻ tẻ các vụ dùng hộ chiếu của người Anh gốc Việt để lên tàu vào ban đêm. Thậm chí có vụ chở người Việt vượt biên bằng máy bay thể thao nữa. Chuyện vượt biên vào Anh thường được coi là một phi vụ bình thường hay chuyện cơm bữa. Vào đến nơi thì họ có thể chờ đủ 11 năm để được cấp giấy tờ cư trú, hay chờ các đợt ân xá lớn, hoặc áp dụng nhiều thủ tục pháp lý khác nhau để có thẻ định cư và quốc tịch.
Câu chuyện người rơm, tức là cách gọi nôm na của người Việt cư trú bất hợp pháp ở Anh, cứ như thế sẽ còn là một câu chuyện dài, nằm trong con số 500.000 đến 1 triệu người nước ngoài sống trên đất Anh không có giấy tờ hợp lệ. Ước tính có chừng 10.000 đến 25.000 người rơm Việt Nam hiện nay trên lãnh thổ Anh Quốc".
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20110831-mot-nguoi-viet-bi-ket-an-tu-ve-toi-dua-nguoi-nhap-cu-trai-phep-vao-anh/
Lời khai của một người Việt chuyên đưa người nhập cư lậu sang Anh
Người Việt nhập cư bất hợp pháp sang Anh.(DR)
Một bài viết trên tờ báo địa phương La Voix du Nord hôm nay, mô tả lại phiên tòa ở Pháp xử một người Việt Nam trong đường dây đưa người Việt sang Anh bất hợp pháp. Điều hiếm thấy là tại tòa, người thanh niên này đã kể lại tỉ mỉ cách hoạt động của mạng lưới. Anh muốn rời khỏi đường dây vì quá nguy hiểm, và thay vì tiền lương, anh đã nhận được một nhát dao.
« Phao » là biệt danh của đối tượng người Việt trong đường dây hoạt động ở Ghyvelde từ tháng Chín. Đường dây nhập cư bất hợp pháp này hoạt động như một công ty du lịch. Những người muốn sang Anh có thể chọn lựa giữa ba hình thức.
Dạng rẻ nhất được gọi là « cỏ », hay « CO2 » để nhắc nhở rằng họ sẽ nhanh chóng bị thiếu không khí để thở, vì phải trốn trong rờ-mọt của một chiếc xe tải nặng. Công thức này chỉ gói gọn ở mỗi một việc : người phụ trách sẽ mở cửa rờ-mọt xe tải cho khách, với cái giá từ 3.000 đến 4.000 euro.
Hình thức thứ hai được gọi là « VIP 1 », thì phải trả từ 4.000 đến 5.000 euro. Với giá này, người nhập cư lậu được leo lên ca-bin của người tài xế thông đồng với đường dây. Còn công thức « VIP 2 » tối thiểu là 5.000 euro, thì ngoài việc được ngồi ca-bin với tài xế, người khách còn được ngủ một, hai đêm trong khách sạn ở Dunkerque (dĩ nhiên là tiện nghi hơn trong rừng) và được đón tiếp khi đến Anh.
Tờ La Voix du Nord cho biết, « Phao » có tên thật là Tung Huong Nguyen, 22 tuổi, từ tháng Chín đã tham gia tổ chức theo các công thức trên, với nhịp độ đưa được khoảng 20 người nhập cư lậu mỗi tháng. Đương sự không biết là điện thoại bị cảnh sát nghe lén, trong khuôn khổ cuộc điều tra nhắm vào đường dây nhập cư lậu của người Việt được tổ chức từ Paris. Công tố viên phó khẳng định : « Nay thì anh ta không thể chối cãi được, các cuộc điện thoại này đã tố cáo hết ».
Nhưng « Phao » không chỉ không chối cãi, mà còn kể rõ đường dây được tổ chức như thế nào, đưa ra cả danh tính – một điều thật hiếm xảy ra. Anh không còn gì để mất, và đã quyết định rời khỏi mạng lưới nguy hiểm này.
Anh đã bị câu lưu hồi đầu tuần, khi rời khỏi bệnh viện Dunkerque, nơi anh điều trị sau khi bị đâm một nhát dao. Tung Huong Nguyen kể : « Mạng lưới trách cứ tôi là đã sang Đức thường xuyên. Tôi có bất đồng với một trong các thủ lãnh đường dây ở Pháp, và họ đã gởi một « đầu gấu » đến để đâm tôi ». Anh muốn trốn sang Đức và ngưng lại tất cả.
Khi bị câu lưu, anh đã thản nhiên kể hết : « Người cầm đầu mọi hoạt động là ở Việt Nam, ông ta giúp những người nhập cư lậu có được visa du lịch đi Cộng hòa Séc. Từ Séc, những người nhập cư được đưa đi hoặc Paris, hoặc trực tiếp đến Ghyvelde. Tại chỗ có một người phụ trách và ba hoặc bốn nhân viên thay phiên nhau làm công việc đưa người sang Anh. Tôi là một trong số các nhân viên đó. Tôi sẽ phải được nhận tiền công 4.000 euro từ tháng Chín, nhưng tiền lại được giao cho một « sếp lớn » ở Paris. Sếp phó tại Paris phụ trách việc phân phát tiền lương cho các nhân viên chuyên đưa người ».
Luật sư của anh phẫn nộ : « Tháng lương cuối cùng của thân chủ tôi là một nhát dao ! ». Còn Viện Công tố thì ít xúc động hơn : « Tôi sẽ không đề nghị cho bị cáo công thức « VIP 1 hay 2 » mà công thức DEP : « directement en établissement pénitentiaire » (trực tiếp đến nhà giam »). Công tố viên đề nghị 18 tháng tù ở và ra lệnh tống giam. Tòa án kết án một năm tù ở, và đương sự bị đưa vào tù. Anh ta bị cấm vào Pháp trong vòng 5 năm.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20120202-loi-khai-cua-mot-nguoi-viet-chuyen-dua-nguoi-nhap-cu-lau-sang-anh/
Dạng rẻ nhất được gọi là « cỏ », hay « CO2 » để nhắc nhở rằng họ sẽ nhanh chóng bị thiếu không khí để thở, vì phải trốn trong rờ-mọt của một chiếc xe tải nặng. Công thức này chỉ gói gọn ở mỗi một việc : người phụ trách sẽ mở cửa rờ-mọt xe tải cho khách, với cái giá từ 3.000 đến 4.000 euro.
Hình thức thứ hai được gọi là « VIP 1 », thì phải trả từ 4.000 đến 5.000 euro. Với giá này, người nhập cư lậu được leo lên ca-bin của người tài xế thông đồng với đường dây. Còn công thức « VIP 2 » tối thiểu là 5.000 euro, thì ngoài việc được ngồi ca-bin với tài xế, người khách còn được ngủ một, hai đêm trong khách sạn ở Dunkerque (dĩ nhiên là tiện nghi hơn trong rừng) và được đón tiếp khi đến Anh.
Tờ La Voix du Nord cho biết, « Phao » có tên thật là Tung Huong Nguyen, 22 tuổi, từ tháng Chín đã tham gia tổ chức theo các công thức trên, với nhịp độ đưa được khoảng 20 người nhập cư lậu mỗi tháng. Đương sự không biết là điện thoại bị cảnh sát nghe lén, trong khuôn khổ cuộc điều tra nhắm vào đường dây nhập cư lậu của người Việt được tổ chức từ Paris. Công tố viên phó khẳng định : « Nay thì anh ta không thể chối cãi được, các cuộc điện thoại này đã tố cáo hết ».
Nhưng « Phao » không chỉ không chối cãi, mà còn kể rõ đường dây được tổ chức như thế nào, đưa ra cả danh tính – một điều thật hiếm xảy ra. Anh không còn gì để mất, và đã quyết định rời khỏi mạng lưới nguy hiểm này.
Anh đã bị câu lưu hồi đầu tuần, khi rời khỏi bệnh viện Dunkerque, nơi anh điều trị sau khi bị đâm một nhát dao. Tung Huong Nguyen kể : « Mạng lưới trách cứ tôi là đã sang Đức thường xuyên. Tôi có bất đồng với một trong các thủ lãnh đường dây ở Pháp, và họ đã gởi một « đầu gấu » đến để đâm tôi ». Anh muốn trốn sang Đức và ngưng lại tất cả.
Khi bị câu lưu, anh đã thản nhiên kể hết : « Người cầm đầu mọi hoạt động là ở Việt Nam, ông ta giúp những người nhập cư lậu có được visa du lịch đi Cộng hòa Séc. Từ Séc, những người nhập cư được đưa đi hoặc Paris, hoặc trực tiếp đến Ghyvelde. Tại chỗ có một người phụ trách và ba hoặc bốn nhân viên thay phiên nhau làm công việc đưa người sang Anh. Tôi là một trong số các nhân viên đó. Tôi sẽ phải được nhận tiền công 4.000 euro từ tháng Chín, nhưng tiền lại được giao cho một « sếp lớn » ở Paris. Sếp phó tại Paris phụ trách việc phân phát tiền lương cho các nhân viên chuyên đưa người ».
Luật sư của anh phẫn nộ : « Tháng lương cuối cùng của thân chủ tôi là một nhát dao ! ». Còn Viện Công tố thì ít xúc động hơn : « Tôi sẽ không đề nghị cho bị cáo công thức « VIP 1 hay 2 » mà công thức DEP : « directement en établissement pénitentiaire » (trực tiếp đến nhà giam »). Công tố viên đề nghị 18 tháng tù ở và ra lệnh tống giam. Tòa án kết án một năm tù ở, và đương sự bị đưa vào tù. Anh ta bị cấm vào Pháp trong vòng 5 năm.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20120202-loi-khai-cua-mot-nguoi-viet-chuyen-dua-nguoi-nhap-cu-lau-sang-anh/
Geen opmerkingen:
Een reactie posten