Tin tức / Thế giới / Châu Á
APEC sẽ thành lập mạng lưới chống tham nhũng
07.11.2014
Các nước châu Á Thái Bình Dương sẽ đồng ý thành lập một mạng lưới minh bạch chống tham nhũng tại hội nghị thượng đỉnh APEC sắp tới ở Bắc Kinh.
Được dẫn đầu bởi Trung Quốc và cũng được Mỹ thúc đẩy, mạng lưới này sẽ cho phép các cơ quan thực thi pháp luật theo dõi dòng tiền bất hợp pháp chảy qua biên giới các nước cũng như những người bị nghi ngờ tham nhũng.
Giám đốc Văn phòng Điều hành APEC cho biết đây là mạng lưới đầu tiên thuộc loại này mà APEC đã nỗ lực thành lập ngoài một thỏa thuận riêng biệt về các vấn đề chống độc quyền.
Hiện chưa rõ kế hoạch này sẽ đề cập tới việc dẫn độ những quan chức bị nghi ngờ tham nhũng hay không.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tìm cách mở rộng chiến dịch chống tham nhũng sâu rộng của mình để bắt giữ những nghi phạm đã bỏ trốn ra nước ngoài, đặc biệt là những người mang theo của cải bất chính.
Các chính phủ phương Tây vẫn ngần ngại thiết lập thỏa thuận dẫn độ với Bắc Kinh vì cơ quan pháp luật Trung Quốc thường tra tấn nghi phạm để lấy cung, và tuyên án tử hình đối với rất nhiều vụ án hình sự bao gồm cả tham nhũng.
Trung Quốc có thỏa thuận dẫn độ với 38 nước, nhưng không có với Mỹ, Canada hay Australia - ba điểm đến phổ biến nhất đối với những người bị nghi là tội phạm kinh tế, theo truyền thông nhà nước Trung Quốc.
http://www.voatiengviet.com/content/apec-se-thanh-lap-mang-luoi-chong-tham-nhung/2512304.html
Được dẫn đầu bởi Trung Quốc và cũng được Mỹ thúc đẩy, mạng lưới này sẽ cho phép các cơ quan thực thi pháp luật theo dõi dòng tiền bất hợp pháp chảy qua biên giới các nước cũng như những người bị nghi ngờ tham nhũng.
Giám đốc Văn phòng Điều hành APEC cho biết đây là mạng lưới đầu tiên thuộc loại này mà APEC đã nỗ lực thành lập ngoài một thỏa thuận riêng biệt về các vấn đề chống độc quyền.
Hiện chưa rõ kế hoạch này sẽ đề cập tới việc dẫn độ những quan chức bị nghi ngờ tham nhũng hay không.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tìm cách mở rộng chiến dịch chống tham nhũng sâu rộng của mình để bắt giữ những nghi phạm đã bỏ trốn ra nước ngoài, đặc biệt là những người mang theo của cải bất chính.
Các chính phủ phương Tây vẫn ngần ngại thiết lập thỏa thuận dẫn độ với Bắc Kinh vì cơ quan pháp luật Trung Quốc thường tra tấn nghi phạm để lấy cung, và tuyên án tử hình đối với rất nhiều vụ án hình sự bao gồm cả tham nhũng.
Trung Quốc có thỏa thuận dẫn độ với 38 nước, nhưng không có với Mỹ, Canada hay Australia - ba điểm đến phổ biến nhất đối với những người bị nghi là tội phạm kinh tế, theo truyền thông nhà nước Trung Quốc.
http://www.voatiengviet.com/content/apec-se-thanh-lap-mang-luoi-chong-tham-nhung/2512304.html
Tin tức / Thế giới / Châu Á
TQ mưu tìm sự giúp đỡ của APEC trong cuộc chiến chống tham nhũng
Cựu trưởng ngành an ninh Chu Vĩnh Khang và Tướng Từ Tài Hậu, hai giới chức cao cấp Trung Quốc sa lưới trong chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình.
07.11.2014
BẮC KINH— Trung Quốc đang trông đợi cuộc họp thượng đỉnh của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á Thái Bình Dương để củng cố các nỗ lực truy nã các giới chức tham nhũng bỏ trốn ra nước ngoài. Nhưng một số người kêu gọi thận trọng bởi vì chương trình của Trung Quốc đang tiến hành chủ yếu một cách rất kín đáo. Từ Bắc Kinh, thông tín viên VOA Bill Ide gửi về bài tường thuật sau đây.
Trong năm vừa qua, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã dẫn đầu một cuộc truy lùng tham nhũng bủa lưới cả các giới chức cấp cao lẫn cấp thấp.
Người ta đang trông đợi rất nhiều vào vụ xử cựu trưởng ngành an ninh Chu Vĩnh Khang. Ông Chu còn là một thành viên của ban chấp hành bộ chính trị đầy quyền lực.
Hơn 50 giới chức cấp cao đã bị truy tố. Và truyền thông nhà nước nói chiến dịch “Săn cáo” đã giúp đưa khoảng 180 giới chức bị tố cáo là tham nhũng từ nước ngoài trở về.
Cho dù như vậy, Bắc Kinh chỉ có khả năng hạn chế trong việc đưa về nước các giới chức tham nhũng. Trung Quốc chưa có các hiệp định dẫn độ với các nước như Australia, Canada và Hoa Kỳ. Đó là những nơi mà giới truyền thông nhà nước Trung Quốc nói là các giới chức tham nhũng thường bỏ trốn sang.
Ông Allan Bollard, giám đốc điều hành của văn phòng APEC, nói có sự quan tâm ngày càng tăng trong việc hợp tác với các nỗ lực chống tham nhũng của Trung Quốc, và những cuộc họp tại Bắc Kinh có thể thúc đẩy cho việc này.
“Trung Quốc đã đưa ra một phát biểu về chống tham nhũng, chống hối lộ vân vân… Phát biểu này có một số phần. Điều họ tìm cách làm là bảo đảm rằng tất cả chúng ta đều đi theo cùng một hướng về nguyên tắc, về pháp trị, về phương tiện truy tố, về cách thức thực sự theo dõi những việc này.”
Hồi tháng 8, các thành viên APEC đồng ý làm nhiều hơn nữa để hợp tác chống tham nhũng. Trung Quốc sẽ là quốc gia đầu tiên chủ trì một nhóm vừa được thành lập gồm các thẩm quyền chống tham những gọi là ACT-NET. Nhưng thay vì liên kết với Cục Phòng chống Tham nhũng Quốc gia của Trung Quốc, mạng lưới này lại đặt trụ sở tại một học viện huấn luyện của cơ quan điều tra chống tham những của Đảng Cộng sản, là Uỷ ban Trung ương Thanh tra Kỷ luật.
Uỷ ban của đảng cộng sản này đã đi tiên phong trong chiến dịch chống tham nhũng, và tiến hành các cuộc điều tra sơ khởi các giới chức tham nhũng trước khi chuyển các vụ đó qua cho các công tố viên nhà nước. Uỷ ban cũng phụ trách chiến dịch “Săn Cáo.”
Tuy nhiên, khác với các nhân viên điều tra nhà nước, uỷ ban trung ương hoạt động giống như mật vụ, giữ các giới chức bị tố cáo là tham những trong các cơ sở giam giữ bí mật mà không được tiếp xúc với các luật sư hay gia đình.
Ông William Nee của Hội Ân xá Quốc tế nói trong khi có thể hiểu được vì sao Trung Quốc muốn giải quyết vấn đề tham nhũng, việc sử dụng cơ quan điều tra của đảng có vấn đề.
“Điều đáng lo ngại là dường như các chính phủ nước ngoài ngày càng hợp tác với một tiến trình mà họ biết là ngoài vòng luật pháp; mà họ biết rằng trước đây đã có việc tra tấn và các đối tượng không được tiếp xúc với luật sư.”
Ông Nhậm Kiến Minh, giám đốc trung tâm nghiên cứu và quản trị chống tham nhũng tại trường đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh nói đặt trụ sở mạng lưới ở Uỷ ban Trung ương Thanh tra Kỷ luật là một lựa chọn hợp lý trong bối cảnh dẫn tới chiến dịch “Săn Cáo” và các thực tế về chống tham nhũng ở Trung Quốc.
Ông nói thêm rằng trong khi việc ký một tuyên ngôn chống tham nhũng trong thời gian họp APEC là điều quan trọng, sự đa dạng rõ ràng củ khu vực châu Á Thái Bình Dương về cả các hệ thống chính trị lẫn pháp lý sẽ vẫn là một thách thức.
Ông Nhậm nói việc thiết lập trung tâm ACT-NET ở Trung Quốc là một diễn biến có ý nghĩa, nhưng vẫn còn nhiều thách thức như thực sự khắc phục các trở ngại ngăn cản việc thành lập một hệ thống hữu hiệu và đầy đủ hơn để dẫn độ và trao trả các giới chức tham nhũng.
Australia vừa tăng cường, và cho biết sẽ có thêm biện pháp góp phần vào các nỗ lực của Trung Quốc trong chiến dịch chống tham nhũng bằng cách giúp tịch biên các tài sản của một số tội phạm kinh tế bị Trung Quốc truy nã gắt gao nhất. Mặc dầu không có hiệp định dẫn độ với Trung Quốc, Australia sẽ cứu xét các yêu cầu giúp đỡ theo các điều khoản của Công ước Liên Hiệp Quốc về chống tham nhũng.
Nhóm Global Financial Integrity có trụ sở ở Washington, chuyên nghiên cứu về sự luân chuyển tiền bất hợp pháp, ước tính có hơn 1.000 tỷ đôla đã được tuồn ra khỏi Trung Quốc trong thời gian từ 2002 đến 2011.
http://www.voatiengviet.com/content/trung-quoc-muu-tim-su-giup-do-cua-apec-trong-cuoc-chien-chong-tham-nhung/2511874.html
Trong năm vừa qua, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã dẫn đầu một cuộc truy lùng tham nhũng bủa lưới cả các giới chức cấp cao lẫn cấp thấp.
Người ta đang trông đợi rất nhiều vào vụ xử cựu trưởng ngành an ninh Chu Vĩnh Khang. Ông Chu còn là một thành viên của ban chấp hành bộ chính trị đầy quyền lực.
Hơn 50 giới chức cấp cao đã bị truy tố. Và truyền thông nhà nước nói chiến dịch “Săn cáo” đã giúp đưa khoảng 180 giới chức bị tố cáo là tham nhũng từ nước ngoài trở về.
Cho dù như vậy, Bắc Kinh chỉ có khả năng hạn chế trong việc đưa về nước các giới chức tham nhũng. Trung Quốc chưa có các hiệp định dẫn độ với các nước như Australia, Canada và Hoa Kỳ. Đó là những nơi mà giới truyền thông nhà nước Trung Quốc nói là các giới chức tham nhũng thường bỏ trốn sang.
Ông Allan Bollard, giám đốc điều hành của văn phòng APEC, nói có sự quan tâm ngày càng tăng trong việc hợp tác với các nỗ lực chống tham nhũng của Trung Quốc, và những cuộc họp tại Bắc Kinh có thể thúc đẩy cho việc này.
“Trung Quốc đã đưa ra một phát biểu về chống tham nhũng, chống hối lộ vân vân… Phát biểu này có một số phần. Điều họ tìm cách làm là bảo đảm rằng tất cả chúng ta đều đi theo cùng một hướng về nguyên tắc, về pháp trị, về phương tiện truy tố, về cách thức thực sự theo dõi những việc này.”
Hồi tháng 8, các thành viên APEC đồng ý làm nhiều hơn nữa để hợp tác chống tham nhũng. Trung Quốc sẽ là quốc gia đầu tiên chủ trì một nhóm vừa được thành lập gồm các thẩm quyền chống tham những gọi là ACT-NET. Nhưng thay vì liên kết với Cục Phòng chống Tham nhũng Quốc gia của Trung Quốc, mạng lưới này lại đặt trụ sở tại một học viện huấn luyện của cơ quan điều tra chống tham những của Đảng Cộng sản, là Uỷ ban Trung ương Thanh tra Kỷ luật.
Uỷ ban của đảng cộng sản này đã đi tiên phong trong chiến dịch chống tham nhũng, và tiến hành các cuộc điều tra sơ khởi các giới chức tham nhũng trước khi chuyển các vụ đó qua cho các công tố viên nhà nước. Uỷ ban cũng phụ trách chiến dịch “Săn Cáo.”
Tuy nhiên, khác với các nhân viên điều tra nhà nước, uỷ ban trung ương hoạt động giống như mật vụ, giữ các giới chức bị tố cáo là tham những trong các cơ sở giam giữ bí mật mà không được tiếp xúc với các luật sư hay gia đình.
Ông William Nee của Hội Ân xá Quốc tế nói trong khi có thể hiểu được vì sao Trung Quốc muốn giải quyết vấn đề tham nhũng, việc sử dụng cơ quan điều tra của đảng có vấn đề.
“Điều đáng lo ngại là dường như các chính phủ nước ngoài ngày càng hợp tác với một tiến trình mà họ biết là ngoài vòng luật pháp; mà họ biết rằng trước đây đã có việc tra tấn và các đối tượng không được tiếp xúc với luật sư.”
Ông Nhậm Kiến Minh, giám đốc trung tâm nghiên cứu và quản trị chống tham nhũng tại trường đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh nói đặt trụ sở mạng lưới ở Uỷ ban Trung ương Thanh tra Kỷ luật là một lựa chọn hợp lý trong bối cảnh dẫn tới chiến dịch “Săn Cáo” và các thực tế về chống tham nhũng ở Trung Quốc.
Ông nói thêm rằng trong khi việc ký một tuyên ngôn chống tham nhũng trong thời gian họp APEC là điều quan trọng, sự đa dạng rõ ràng củ khu vực châu Á Thái Bình Dương về cả các hệ thống chính trị lẫn pháp lý sẽ vẫn là một thách thức.
Ông Nhậm nói việc thiết lập trung tâm ACT-NET ở Trung Quốc là một diễn biến có ý nghĩa, nhưng vẫn còn nhiều thách thức như thực sự khắc phục các trở ngại ngăn cản việc thành lập một hệ thống hữu hiệu và đầy đủ hơn để dẫn độ và trao trả các giới chức tham nhũng.
Australia vừa tăng cường, và cho biết sẽ có thêm biện pháp góp phần vào các nỗ lực của Trung Quốc trong chiến dịch chống tham nhũng bằng cách giúp tịch biên các tài sản của một số tội phạm kinh tế bị Trung Quốc truy nã gắt gao nhất. Mặc dầu không có hiệp định dẫn độ với Trung Quốc, Australia sẽ cứu xét các yêu cầu giúp đỡ theo các điều khoản của Công ước Liên Hiệp Quốc về chống tham nhũng.
Nhóm Global Financial Integrity có trụ sở ở Washington, chuyên nghiên cứu về sự luân chuyển tiền bất hợp pháp, ước tính có hơn 1.000 tỷ đôla đã được tuồn ra khỏi Trung Quốc trong thời gian từ 2002 đến 2011.
http://www.voatiengviet.com/content/trung-quoc-muu-tim-su-giup-do-cua-apec-trong-cuoc-chien-chong-tham-nhung/2511874.html
Geen opmerkingen:
Een reactie posten