vrijdag 21 november 2014

10 đội biệt kích tinh nhuệ nhất thế giới

10 đội biệt kích tinh nhuệ nhất thế giới (kỳ 1)

Đảm trách các sứ mệnh đa dạng từ chống khủng bố tới giải cứu con tin, đội đặc nhiệm Không quân Anh (SAS) hay SEAL của Hải quân Mỹ xứng đáng là hai biệt đội xuất sắc nhất thế giới.
1. Đặc nhiệm Không quân Anh (SAS)  
ẢnhL special-ops.orgPhóng to
Các thành viên Đội đặc nhiệm Không quân Anh (SAS). Ảnh: Special-ops.org
Đứng đầu danh sách là Đội đặc nhiệm Không quân Anh (SAS) thuộc Lực lượng Đặc biệt của Anh. Được thành lập năm 1941, SAS là mô hình đặc nhiệm chuẩn mực trên toàn thế giới. Nhiệm vụ chính của SAS là tiến hành các chiến dịch quân sự đặc biệt, chống khủng bố ở trong nước cũng như ở nước ngoài. SAS giúp đào tạo binh sĩ đặc nhiệm của các nước khác, huấn luyện kỹ năng chiến tranh du kích và tác chiến trong điều kiện bất ngờ.
Theo The Richest, để đứng trong hàng ngũ của SAS, các binh sĩ, vốn là các thành viên trong quân đội Anh, phải vượt qua những giai đoạn luyện tập vô cùng gian khổ và rất nhiều người phải bỏ cuộc. Mỗi đợt tuyển chọn SAS có khoảng 125 ứng viên, nhưng số người được phục vụ trong lực lượng này chỉ còn 10 người sau khóa huấn luyện.
2. Biệt đội SEAL, Mỹ 
Ảnh: wonderfulengineering.com
Thành viên SEAL tham gia một hoạt động dưới nước. Ảnh: wonderfulengineering.com
SEAL là tên gọi ngắn của Nhóm Triển khai Chiến tranh Đặc biệt Hải quân Mỹ. Được thành lập năm 1962, đây là đội biệt kích bậc nhất lịch sử thế giới hiện nay, nổi tiếng nhất với vụ tiêu diệt thành công trùm khủng bố Osama bin Laden ngày 2/5/2011.
Hiện SEAL có 2.500 thành viên, đảm trách các sứ mệnh đa dạng từ chống khủng bố tới giải cứu con tin. Để đứng trong hàng ngũ của lực lượng tinh nhuệ nhất Hải quân Mỹ, các ứng viên phải tham dự cuộc phỏng vấn trước khi bước vào giai đoạn đào tạo dài từ 6 đến 8 tháng.
Khóa đào tạo do các giáo viên dân sự hoặc quân sự hướng dẫn bao gồm các hoạt động như leo núi, lái xe, lặn, tác chiến... ở mức độ cao nhất. Giáo viên hướng dẫn sẽ đánh giá các học viên để lựa chọn những người xứng đáng.
Tỷ lệ ứng viên bị loại trong quá trình đào tạo lên tới 80- 85%. Nhiều học viên và giáo viên đã chịu những chấn thương nghiêm trọng, thậm chí là tử vong khi tham gia khóa đào tạo.

Khám phá thế giới bí mật của đội biệt kích SEAL

Đảm trách các sứ mệnh từ chống khủng bố tới giải cứu con tin và sở hữu chuỗi thành tích đáng nể trong quá trình hoạt động, SEAL xứng đáng là đội biệt kích tinh nhuệ nhất thế giới.
3. Shayetet 13, Israel
Ảnh: ordnungspolizei.org
Shayetet 13 từng tham gia chiến dịch tiêu diệt những kẻ cầm đầu vụ thảm sát con tin ở Thế vận hội Munich 1972. Ảnh: ordnungspolizei.org
Đội biệt kích Shayetet 13 thuộc Hải quân Israel được thành lập năm 1948. Lực lượng đã tham gia vào mọi hoạt động của quân đội Israel từ giải cứu con tin, chống khủng bố, tới thu thập tin tức tình báo.
Học viên vào Shayetet 13 sẽ trải qua 20 tháng huấn luyện cả về thể chất và tâm lý căng thẳng nhất. Quá trình đào tạo gồm các bài kiểm tra tâm lý và thể chất căng thẳng trước khi bước vào quy trình huấn luyện chuyên sâu.
Các học viên phải thực hiện các bài tập như nhảy dù, tác chiến dưới nước hay ngâm mình dưới nước lạnh trong đêm tối... Hoạt động đáng chú ý nhất của Shayetet 13 là chiến dịch săn lùng và tiêu diệt những kẻ cầm đầu vụ tấn công các vận động viên Israel trong Thế vận hội Munich 1972.
4. Biệt đội Alpha, Nga
Ảnh: Wikipedia
Các thành viên thuộc biệt đội Alpha. Ảnh: Wikipedia
Thành lập năm 1974, biệt đội Alpha còn có tên là Cục A thuộc Trung tâm Mục đích Đặc biệt (FSB) của Lực lượng An ninh Liên bang Nga.
Biệt đội Alpha nổi tiếng trong cuộc xung đột ở Afghanistan năm 1979. Khi đó, các thành viên Alpha bí mật đột nhập vào Dinh Tổng thống ở Kabul và triệt hạ hầu hết các phiến quân phản động. Năm 1985, biệt đội Alpha được cử đến Beirut, thủ đô của Lebanon, để giải cứu 4 nhà ngoại giao Xô viết.
Trong nước, sau khi Liên Xô tan rã, biệt đội Alpha vẫn tồn tại và tham gia hầu hết hoạt động chống khủng bố, tiêu biểu là vụ khủng bố và bắt cóc con tin ở nhà hát lớn tại Moscow năm 2002 và trường học Beslan năm 2004. Cả hai sự kiện đã chứng minh năng lực của biệt đội tinh nhuệ bậc nhất thế giới.
5. Lực lượng đặc nhiệm JTF2, Canada
Ảnh:
Lực lượng JTF2 của Canada. Ảnh: galleryhip.com
Thành lập năm 1993, Joint Task Force 2 (JTF2) là lực lượng chống khủng bố tinh nhuệ, đồng thời là đơn vị thực thi các chiến dịch đặc biệt và bí mật của quân đội Canada.
JTF2 tham gia hộ tống các nhân vật quan trọng và bảo vệ an ninh tại các sự kiện lớn như Thế vận hội Mùa đông năm 2010. Lực lượng từng tham gia nhiều chiến dịch lớn như giải cứu con tin ở Iraq hoặc tiêu diệt những tay bắn tỉa Serbia tại Bosnia. Tại chiến trường Afghanistan, JTF2 hoạt động bên cạnh các lực lượng đặc biệt của Mỹ như SEAL.

Đặc nhiệm SEAL tranh công tiêu diệt Osama bin Laden

Hai cựu lính đặc nhiệm SEAL từng tham gia chiến dịch tiêu diệt thủ lĩnh mạng lưới khủng bố al-Qaeda năm 2011 đưa ra những tuyên bố trái chiều về người thực sự bắn chết bin Laden.
Bài viết được cập nhật lần cuối lúc 00:00 - 20/11/2014

10 đội biệt kích tinh nhuệ nhất thế giới (kỳ 2)

Nổi tiếng từ vụ giải cứu hành khách trên chuyến bay 8969 của Air France năm 1994, nhóm Can thiệp Hiến binh Quốc gia của Pháp là một trong 10 đội biệt kích tinh nhuệ nhất hành tinh.
6. Delta Force, Mỹ
Ảnh: WikipediaPhóng to
Delta Force là một trong số những lực lượng tiên phong trong các hoạt động do Mỹ dẫn đầu.Ảnh:Wikipedia
Ra đời vào năm 1977, tên đầy đủ của Delta Force là Lực lượng đặc biệt hoạt động độc lập số 1. Theo The Richest, ngoài hoạt động chống khủng bố, Delta Force có thể tham gia giải cứu con tin, các cuộc tấn công, trinh sát hay các chiến dịch quân sự quy mô lớn. Để tham gia khóa đào tạo, các ứng viên tiềm năng, vốn là những binh sĩ từng phục vụ trong các lực lượng đặc nhiệm của Mỹ như Green Berets hay Rangers, phải đạt điểm số cao trong bài kiểm tra năng khiếu và đeo hàm từ hạ sĩ tới thượng sĩ. Học viên của khóa huấn luyện dài 6 tháng phải trải qua các bài kiểm tra thể chất và tinh thần khắc nghiệt nhằm chọn những người thực sự xuất sắc. Delta Force là một trong số những lực lượng tiên phong trong các hoạt động do Mỹ dẫn đầu.
7. EKO-Cobra, Áo
Ảnh: Blogspot
Nhiệm vụ của EKO-Cobra là chống khủng bố. Ảnh: Christianmann.at 
Bắt đầu hoạt động sau cuộc tấn công vào các vận động viên Israel tại Thế vận hội Munich năm 1972, nhiệm vụ của Einsatzkommando Cobra (EKO-Cobra) là chống khủng bố. Ban đầu, EKO-Cobra gồm 450 thành viên từng phục vụ trong lực lượng Cảnh sát Liên bang Áo. Họ phải trải qua các khóa học chuyên ngành, tập trung vào các kỹ năng như bắn tỉa, ngoại ngữ, chiến đấu tay đôi, chiến thuật và khống chế. Chỉ những học viên có tâm lý vững vàng cùng điều kiện thể chất tốt mới có cơ hội tham gia khóa đào tạo đầy đủ, tập trung vào các kỹ năng như sử dụng chất nổ, lặn và bắn tỉa. Eko-Cobra từng giải cứu thành công một con tin trong nhà tù Graz-Karlau năm 1996. Đây cũng là lực lượng chống khủng bố duy nhất khống chế thành công không tặc khi một phi cơ đang bay.

Sự khác biệt giữa hai lực lượng đặc nhiệm trứ danh của Mỹ

Delta và SEAL là hai lực lượng đặc nhiệm nổi danh nhất của quân đội Mỹ, ra đời nhằm đảm trách những nhiệm vụ khó khăn và nguy hiểm ở sâu trong lòng địch.
8. Sayeret Matkal, Israel
Ảnh:
Một buổi luyện tập của binh sĩ Sayeret Matkal. Ảnh: militaryphotos.net
Sayeret Matkal là một đơn vị đặc nhiệm của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF). Thành lập năm 1957, nhiệm vụ của Sayeret Matkal là trinh sát, chống khủng bố và giải cứu con tin bên ngoài lãnh thổ Israel. Để đứng trong hàng ngũ của lực lượng tinh nhuệ, các học viên phải trải qua 18 tháng đào tạo các kỹ năng bộ binh cơ bản, nhảy dù, chống khủng bố, trinh sát. Từ năm 1960, Sayeret Matkal tham gia nhiều hoạt động có quy mô lớn. Sự kiện nổi bật nhất của họ là Chiến dịch Entebbe hay Thunderbolt. Trong chiến dịch ấy, họ cứu hàng trăm con tin trên chuyến bay của Air France, tại sân bay Enterbbe ở Uganda đêm mùng 3, rạng sáng 4/7/1976.
9. Đơn vị Dịch vụ Đặc biệt (SSG), Pakistan
Ảnh:
Các thành viên SSG trong một tình huống tấn công giả định. Ảnhdefence.pk
Năm 1956, quân đội Pakistan thành lập Đơn vị Dịch vụ Đặc biệt (SSG) theo mô hình Đội đặc nhiệm Không quân Anh (SAS) và các lực lượng đặc nhiệm của Mỹ. Quá trình tuyển chọn thành viên của SSG diễn ra nghiêm ngặt. Các học viên phải trải qua  khóa đào tạo dài 9 tháng tại các môi trường khắc nghiệt gồm núi, sa mạc, rừng và dưới nước. Trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh, SSG đã đào tạo và phục vụ bên cạnh các lực lượng đặc nhiệm của Mỹ. Hiện SSG tập trung vào các hoạt động chống khủng bố tại Pakistan. Năm 2009, SSG thực hiện thành công hai vụ giải cứu con tin tại Học viện Cảnh sát Lahore và trụ sở Quân đội Pakistan.
10. Nhóm Can thiệp Hiến binh Quốc gia (GIGN), Pháp
Ảnh:  militaryphotos.net
Nhiệm vụ của GIGN là chống khủng bố và giải cứu con tin.Ảnh: militaryphotos.net
Cũng như nhiều lực lượng đặc biệt khác của châu Âu, nhóm Can thiệp Hiến binh Quốc gia (GIGN) ra đời sau cuộc thảm sát con tin tại Thế vận hội Munich năm 1972. GIGN hiện có khoảng 400 thành viên. Nhiệm vụ của  là chống khủng bố và giải cứu con tin. Trong lịch sử, GIGN đã giải cứu thành công 30 trẻ em bị bắt tại Cộng hòa Djibouti, trấn áp tội phạm chiến tranh ở Bosnia, chống hải tặc Somali và đặc biệt là vụ giải cứu thành công hành khách trên chuyến bay 8969 của hãng Air France tại thành phố Marseille năm 1994.

10 đội biệt kích tinh nhuệ nhất thế giới (kỳ 1)

Đảm trách các sứ mệnh đa dạng từ chống khủng bố tới giải cứu con tin, đội đặc nhiệm Không quân Anh (SAS) hay SEAL của Hải quân Mỹ xứng đáng là hai biệt đội xuất sắc nhất thế giới.

Khám phá thế giới bí mật của đội biệt kích SEAL

Đảm trách các sứ mệnh từ chống khủng bố tới giải cứu con tin và sở hữu chuỗi thành tích đáng nể trong quá trình hoạt động, SEAL xứng đáng là đội biệt kích tinh nhuệ nhất thế giới.
Bài viết được cập nhật lần cuối lúc 18:52 - 21/11/2014

Khám phá thế giới bí mật của đội biệt kích SEAL

Đảm trách các sứ mệnh từ chống khủng bố tới giải cứu con tin và sở hữu chuỗi thành tích đáng nể trong quá trình hoạt động, SEAL xứng đáng là đội biệt kích tinh nhuệ nhất thế giới.
a
SEAL là tên gọi ngắn của Nhóm Triển khai Chiến tranh Đặc biệt Hải quân Mỹ. Với sự hỗ trợ từ Nhà Trắng, Hải quân Mỹ và các thành viên SEAL, Greg E. Mathieson Sr. và David Gatley đã thực hiện một cuốn sách gồm nhiều hình ảnh hiếm về hoạt động thường ngày của các binh sĩ đội biệt kích SEAL của Mỹ. Trong ảnh, thành viên biệt đội SEAL chuẩn bị nhảy xuống nước từ trực thăng HH-60H Seahawk của Trung đoàn Không vận đặc biệt số 160 (SOAR). 
a
SEAL là đội đột kích bậc nhất lịch sử thế giới hiện nay, nổi tiếng nhất với vụ tiêu diệt thành công trùm khủng bố Osama bin Laden ngày 2/5/2011. Ảnh chụp một xạ thủ của SEAL tại Iraq. 

Khám phá biệt đội bắn hạ trùm khủng bố bin Laden

Thành công sau vụ tiêu diệt trùm khủng bố quốc tế Osama bin Laden năm 2011 đã đưa tên tuổi biệt đội SEAL Team 6 của Hải quân Mỹ lên một tầm cao mới.
a
Một nữ binh đang sử dụng súng ngắn bán tự động M239 SAW cùng các thành viên của SEAL cho thấy các hoạt động đặc biệt của biệt đội không chỉ dành cho nam giới. SEAL là từ viết tắt của nhóm từ chỉ phạm vi hoạt động đa dạng của lực lượng gồm SEa (Biển) - Air (Không) - Land (Đất). 
Thành viên SEAL Team 1.
Thành viên SEAL Team 1. SEAL có 2.500 thành viên, đảm trách các sứ mệnh đa dạng từ chống khủng bố tới giải cứu con tin. 
a
Một phương tiện chuyên chở lính SEAL di chuyển khỏi một tàu ngầm và hướng tới mục tiêu. 

Sự khác biệt giữa hai lực lượng đặc nhiệm trứ danh của Mỹ

Delta và SEAL là hai lực lượng đặc nhiệm nổi danh nhất của quân đội Mỹ, ra đời nhằm đảm trách những nhiệm vụ khó khăn và nguy hiểm ở sâu trong lòng địch.
a
Xuồng chiến đấu SOC-R di chuyển với tốc độ cao trên một đường thủy hẹp.
Các thành viên của SEAL luyện tập cùng cá heo.
Các thành viên của đội biệt kích luyện tập cùng cá heo. Một cựu thành viên của SEAL chia sẻ: "Để trở thành binh sĩ của SEAL, bạn cần phải có tố chất vượt trội như khả năng quan sát, trí thông minh cao hơn bình thường và sức chịu đựng ghê gớm".
Binh sĩ SEAL được trang bị những khẩu tiểu liên MP5 và súng ngắn khống chế một thành viên thủy thủ đoàn trong một buổi luyện tập trên tàu USS Mount Whitney đầu thập niên 90.
Binh sĩ SEAL được trang bị những khẩu tiểu liên MP5 và súng ngắn, khống chế một thành viên thủy thủ đoàn trong một buổi luyện tập trên tàu USS Mount Whitney đầu thập niên 90.
Một thành viên SEAL đeo mặt nạ khí và sử dụng súng tiểu liên MP5 trong quá trình rèn luyện kỹ năng cận chiến (CQB). Binh sĩ SEAL thường dùng đạn thật trong phần lớn quá trình đào tạo.
Một thành viên SEAL đeo mặt nạ khí và sử dụng súng tiểu liên MP5 trong quá trình rèn luyện kỹ năng cận chiến (CQB). Binh sĩ SEAL thường dùng đạn thật trong quá trình đào tạo. Lực lượng đặc nhiệm này cũng nổi tiếng vì tiêu chuẩn lựa chọn và huấn luyện khắt khe bậc nhất trên thế giới, với tỷ lệ ứng viên bị loại trong quá trình đào tạo từ 80 đến 85%. 
Lính chiến đấu của SEAL mặc đồ bảo hộ trong quá trình luyện tập đặt thuốc nổ lên chân vịt của một con tàu. Bài luyện tập này thường diễn ra dưới bóng tối.
Lính chiến đấu của SEAL mặc đồ bảo hộ trong quá trình luyện tập đặt thuốc nổ lên chân vịt của một con tàu.
Một thành viên sử dụng thiết bị điện toán để lấy số liệu dưới nước.
Một thành viên sử dụng thiết bị điện toán để thu thập dữ liệu dưới nước. Trong 6 tháng đầu huấn luyện, các thành viên phải thực hành nhiều kỹ năng khó, đặc biệt là kỹ thuật tấn công cơ bản dưới nước (Buds). Kỹ năng này gồm một giai đoạn hành động kéo dài liên tục trong 120 giờ, bao gồm bơi, chạy, vượt chướng ngại vật và định vị mục tiêu. 
Hải quân Mỹ SEALs lái xe bọc thép MRAP, di chuyển qua con đường mù mịt bụi tại Iraq.
Xe bọc thép MRAP của SEAL di chuyển qua con đường mù mịt bụi tại Iraq.
Quá trình đào tạo chống đuối nước của hải quân SEAL.Trong giai đoạn này, học viên bị trói tay sau lưng và phải tìm mọi cách lấy mặt nạ bơi bằng răng.
Quá trình đào tạo chống đuối nước của SEAL.Trong giai đoạn này, học viên bị trói tay sau lưng và phải tìm mọi cách lấy mặt nạ bơi bằng răng.
Lính SEAL bắn súng máy cỡ nòng 50 khi ở trên xuồng trong đêm.
Lính biệt kích hải quân bắn súng máy cỡ nòng 50 khi ở trên xuồng trong đêm. SEAL đã lập rất nhiều chiến công như giải cứu con tin ở Somali, cứu truyền thưởng Richard Phillips, khám phá hang động ở Afghanistan, bắt tướng Manuel Noriega ở Panama và đặc biệt là tiêu diệt thành công thủ lĩnh nhóm khủng bố khét tiếng al-Qaeda. 
Thành viên của SEAL Team 4 phối hợp cùng Không quân thực hiện bài tập trên “chim ưng biển” V-22 Ospry.
Thành viên của SEAL Team 4 phối hợp cùng Không quân thực hiện bài tập trên "chim ưng biển" V-22 Ospry. Với chuỗi thành tích đáng nể, lực lượng SEAL được đánh giá là đội biệt kích tinh nhuệ bậc nhất thế giới.

Đặc nhiệm bắn chết trùm khủng bố Osama bin Laden lộ diện

Thành viên đội đặc nhiệm SEAL, người nã súng bắn chết thủ lĩnh của mạng lưới khủng bố khét tiếng al-Qaeda trong chiến dịch năm 2011, đã công khai tên tuổi.
Bài viết được cập nhật lần cuối lúc 13:04 - 07/11/2014
Ảnh: Huffington Post

http://news.zing.vn/Kham-pha-the-gioi-bi-mat-cua-doi-biet-kich-SEAL-post476753.html

Thế giới

Sự khác biệt giữa hai lực lượng đặc nhiệm trứ danh của Mỹ

Delta và SEAL là hai lực lượng đặc nhiệm nổi danh nhất của quân đội Mỹ, ra đời nhằm đảm trách những nhiệm vụ khó khăn và nguy hiểm ở sâu trong lòng địch.
Sự khác biệt giữa hai lực lượng đặc nhiệm trứ danh của Mỹ
Sự khác biệt giữa hai lực lượng đặc nhiệm trứ danh của Mỹ
Nhiệm vụ chính của lực lượng Delta là chống khủng bố. Tuy nhiên, lực lượng này có khả năng đảm trách nhiều loại nhiệm vụ bí mật, không giới hạn địa lý như giải cứu con tin, tấn công chiến thuật. Trong khi đó, biệt kích SEAL là lực lượng tinh nhuệ của Hải quân Mỹ. Họ thực hiện các nhiệm vụ liên quan hoặc xuất phát từ môi trường nước.
Sự khác biệt giữa hai lực lượng đặc nhiệm trứ danh của Mỹ
Sự khác biệt giữa hai lực lượng đặc nhiệm trứ danh của Mỹ
Delta được thành lập sau những vụ khủng bố xảy ra trong thập niên 1970. Charlie Beckwith, một sĩ quan Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam, nêu ý tưởng về lực lượng Delta sau khi nhận thấy khả năng hạn chế của quân đội Mỹ trong những nhiệm vụ đặc biệt. Trong khi đó, biệt kích SEAL có nguồn gốc từ Thế chiến II, khi Hải quân Mỹ nhận thấy sự cần thiết của một lực lượng đảm trách nhiệm vụ kiểm tra các bãi biển chuẩn bị đổ bộ.
Sự khác biệt giữa hai lực lượng đặc nhiệm trứ danh của Mỹ
Sự khác biệt giữa hai lực lượng đặc nhiệm trứ danh của Mỹ
Các đội đặc nhiệm Delta và SEAL sẵn sàng tác chiến.
Sự khác biệt giữa hai lực lượng đặc nhiệm trứ danh của Mỹ
Sự khác biệt giữa hai lực lượng đặc nhiệm trứ danh của Mỹ
Phương tiện chiến đấu của Delta chuyên trách trên mặt đất trong khi phương tiện chiến đấu của SEAL vận hành trên biển. Tuy nhiên, lực lượng SEAL được trang bị nhiều khí tài giúp họ hoạt động tốt trên đất liền sau khi đổ bộ từ biển.
Sự khác biệt giữa hai lực lượng đặc nhiệm trứ danh của Mỹ
Sự khác biệt giữa hai lực lượng đặc nhiệm trứ danh của Mỹ
Delta thường sử dụng trực thăng UH-60 Blackhawk trong khi SEAL dùng trực thăng tác chiến trên biển SH-60 Seahawk.
Sự khác biệt giữa hai lực lượng đặc nhiệm trứ danh của Mỹ
Sự khác biệt giữa hai lực lượng đặc nhiệm trứ danh của Mỹ
Điểm khác biệt trong tác chiến giữa hai lực lượng.
Sự khác biệt giữa hai lực lượng đặc nhiệm trứ danh của Mỹ
Sự khác biệt giữa hai lực lượng đặc nhiệm trứ danh của Mỹ














Ảnh chụp lực lượng đặc nhiệm Delta và SEAL của Mỹ trên chiến trường.

Hành trình trở thành nữ tướng 4 sao uy quyền nhất lịch sử Mỹ

Một nữ tướng 4 sao sẽ chính thức chỉ huy lực lượng không quân Mỹ cắm chốt ở Thái Bình Dương, bao quát vùng không phận rộng lớn.

Lính bắn tỉa Nga được rèn luyện như thế nào?

Để trở thành lính bắn tỉa, binh sĩ Nga phải vùi thân trong tuyết để ngụy trang hay sẵn sàng chiến đấu trong mọi điều kiện thời tiết, địa hình.
Bài viết được cập nhật lần cuối lúc 13:59 - 08/10/2014
Quân sự

Khám phá biệt đội bắn hạ trùm khủng bố bin Laden

Thành công sau vụ tiêu diệt trùm khủng bố quốc tế Osama bin Laden năm 2011 đã đưa tên tuổi biệt đội SEAL Team 6 của Hải quân Mỹ lên một tầm cao mới.
aPhóng to
SEAL Team 6 có tên gọi chính thức là Nhóm Phát triển Chiến tranh Đặc biệt Hải quân Mỹ (DEVGRU). Đây là đơn vị trực tiếp tham gia chiến dịch tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden do Tổng thống Barack Obama phê chuẩn. Rạng sáng 2/5/2011, khoảng 20 biệt kích của DEVGRU nhận lệnh tiến vào dinh thự của thủ lĩnh al-Qaeda, xông vào phòng ngủ và bắn y ở cự ly gần, trong cuộc đột kích mang tính quyết định, diễn ra trong vòng 40 phút tại một thị trấn ở Pakistan.
a
Trước khi đảm trách nhiệm vụ quan trọng này, SEAL Team 6 từng thực hiện nhiều vụ đột kích tại Yemen, Somalia và Afghanistan. SEAL là từ viết tắt của nhóm từ chỉ phạm vi hoạt động đa dạng của lực lượng gồm SEa (Biển) - Air (Không) - Land (Đất). 
a
Bộ Chỉ huy tác chiến đặc biệt liên hợp (JSOC) là đơn vị chịu trách nhiệm giám sát hoạt động của SEAL Team 6. JSOC được thành lập ngày 15/12/1980. Lực lượng này hiện có khoảng 4.000 binh sĩ, gấp đôi số lượng 1.800 quân trước thời điểm diễn ra vụ tấn công khủng bố kinh hoàng ngày 11/9/2001. 
a
Theo AP, SEAL Team 6 thường phối hợp với cơ quan tình báo Mỹ để thực thi nhiệm vụ tại Iraq. Quân số thực trong mỗi đội của SEAL Team 6 vẫn luôn là bí ẩn.
a
SEAL đảm trách các sứ mệnh đa dạng từ chống khủng bố đến giải cứu con tin. 
a
Các thành viên lực lượng SEAL học kỹ năng tác chiến giống nhân viên của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) như tấn công mục tiêu, tiêu diệt hoặc bắt giữ các nghi phạm và sau đó thu thập chứng cứ tại hiện trường. 
a
Để đứng trong hàng ngũ của lực lượng tinh nhuệ nhất Hải quân Mỹ, các ứng viên phải tham dự cuộc phỏng vấn trước khi bước vào giai đoạn đào tạo dài từ 6 đến 8 tháng. Khóa đào tạo do các giáo viên dân sự hoặc quân sự hướng dẫn bao gồm các hoạt động như leo núi, lái xe, lặn, tác chiến... ở mức độ cao nhất. Giáo viên hướng dẫn sẽ đánh giá các học viên để lựa chọn những người xứng đáng.
a
Tỷ lệ ứng viên bị loại trong quá trình đào tạo lên tới 80- 85%. Nhiều học viên và giáo viên đã chịu những chấn thương nghiêm trọng, thậm chí là tử vong khi tham gia khóa đào tạo. DEVGRU từng mất một số huấn luận viên do tai nạn nhảy dù hoặc huấn luyện kỹ năng chiến đấu.  
a
SEAL Team 6 có vốn là đơn vị chuyên tác chiến trên biển. Tuy nhiên, kể từ vụ khủng bố 11/9, đội đã tăng cường chiến đấu trên bộ ở Iraq và Afghanistan. 
a
Hiện nay, SEAL Team 6 là đơn vị chống khủng bố hàng đầu của Hải quân Mỹ. Người ta thường so sánh DEVGRU với Delta Force - lực lượng đặc nhiệm thiện nghệ của quân đội nước này. 
Bài viết được cập nhật lần cuối lúc 16:02 - 19/10/2014
Ảnh: NDTV

http://news.zing.vn/Kham-pha-biet-doi-ban-ha-trum-khung-bo-bin-Laden-post469711.html

Thế giới

Đặc nhiệm bắn chết trùm khủng bố Osama bin Laden lộ diện

Thành viên đội đặc nhiệm SEAL, người nã súng bắn chết thủ lĩnh của mạng lưới khủng bố khét tiếng al-Qaeda trong chiến dịch năm 2011, đã công khai tên tuổi.
http://www.dailymail.co.uk/news/article-2822370/Navy-SEAL-killed-bin-Laden-revealed-Rob-O-Neill-named-Seal-Team-Six-hero-shot-terror-chief-three-times-head-inspired-series-Hollywood-roles.html
Rob O'Neill, thành viên đội đặc nhiệm SEAL, đã tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden. Ảnh: Daily Mail
Theo báo Daily Mail, người đã tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden ở cự ly rất gần trong chiến dịch cách đây 3 năm tên là Rob O'Neill, 38 tuổi. O'Neill là một quân nhân từng giành nhiều huy chương và lập không ít thành tích. Tuy nhiên, anh quyết định phá vỡ sự bí mật và công khai danh tính sau khi mất các chế độ ưu đãi trong quân đội vì rời khỏi lực lượng đặc nhiệm SEAL.
Trong 16 năm phục vụ trong đội SEAL (thay vì đầy đủ 20 năm), O'Neill đã tham gia hàng chục chiến trường như Iraq và Afghanistan. Nhiều nhân vật trong các bộ phim nổi tiếng như Zero Dark Thirty, Captain Phillips và Lone Survivor xây dựng dựa trên hình mẫu của anh.
Quyết định công bố danh tính của O'Neill đã gây ra nhiều tranh cãi. Các lãnh đạo quân đội, như chuẩn đô đốc Brian Losey, gửi thư yêu cầu toàn bộ thành viên đội SEAL không tiết lộ về nhiệm vụ của họ, cảnh báo họ có thể đối mặt với tố tụng pháp lý nếu vi phạm luật bảo vệ thông tin mật.
Bố của Rob, ông Tom O’Neill, ủng hộ quyết định chia sẻ câu chuyện tiêu diệt bin Laden của con trai. "Con tôi không được quyền tiết lộ danh tính, nhưng họ sử dụng những lời lẽ dọa nạt để buộc Rob phải im lặng. Bạn phải làm sao nếu rời khỏi quân đội sau một thời gian dài cống hiến và trở thành nhân viên tiếp khách ở Walmart?", ông nói.
Ông Tom cho biết thêm: "Nhiều người hỏi chúng tôi có lo lắng bị phiến quân Nhà nước Hồi giáo truy đuổi sau việc công bố của Rob không. Tôi nói mình sẽ vẽ một tấm bia lớn ngay cửa lớn và chúng cứ thử đến bắt đi".
Trước đó, tạp chí Esquire từng đăng bài phỏng vấn "người đã bắn và tiêu diệt Osama bin Laden" vào tháng 3/2013, nhưng không tiết lộ danh tính của chiến sỹ đặc nhiệm. Trong bài báo, Esquire chỉ gọi O'Neill là "tay súng" và thuật lại khoảnh khắc anh đối đầu với trùm khủng bố.

Mỹ phát sốt khi đặc nhiệm SEAL thi nhau lộ bí mật

Tư lệnh đặc nhiệm SEAL của Mỹ vừa lên tiếng trách móc những người lính đã phá lời thề giữ bí mật tuyệt đối khi thoải mái trò chuyện với báo giới.

Biệt kích SEAL lấy mạng Bin Laden sẽ lần đầu lộ diện

Người lính biệt kích nổ súng tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden sẽ xuất hiện trong một cuộc phỏng vấn đặc biệt trên kênh Fox News vào tháng tới.

Khám phá biệt đội bắn hạ trùm khủng bố bin Laden

Thành công sau vụ tiêu diệt trùm khủng bố quốc tế Osama bin Laden năm 2011 đã đưa tên tuổi biệt đội SEAL Team 6 của Hải quân Mỹ lên một tầm cao mới.
Bài viết được cập nhật lần cuối lúc 08:28 - 06/11/2014

Geen opmerkingen:

Een reactie posten