Số người muốn đi tu đang giảm dần trong Giáo hội Việt Nam
Sau ba thập kỉ phát triển của các dòng tu nam nữ ở Việt Nam, số lượng các bạn trẻ ược thu hút bởi ơn gọi sống đời tu trì đã giảm dần.
Cha Pierre Van Huyen Tran, vị giám đốc coi sóc dự tu của dòng Đức Mẹ Lên Trời ở VN cho biết: “Tỉ lệ sụt giảm gần 50%!”
Cha cũng cho biết thêm: “10 năm trước, mỗi năm các hội dòng thường có 10 ứng viên dự tu thì nay chỉ có ba người”.
Hầu hết các dòng tu nam nữ khác ở Việt Nam đều suy giảm số ơn gọi.
Thầy Carmelite Etienne Le Thanh Tuu, giám đốc nhà đào tạo của dòng Cát Minh ở Sài Gòn cho biết: “Trong suốt những năm từ sau thời điểm nhà dòng được thành lập vào năm 1996, mỗi năm chúng tôi đón nhận hơn 20 người khao khát sống đời tu trì, với một nửa trong số đó đến từ thành phố và một nửa đến từ các vùng nông thôn.”
“Nhưng hiện nay chúng tôi chỉ có 10 người mỗi năm và 70% trong số đó đến từ các vùng nông thôn.”
Cha Jean-Baptiste thuộc dòng Biển Đức Vanves, vốn có mặt tại VN từ năm 1954, cho biết: “Từ năm 1999, chúng tôi luôn có thêm 40 người mới mỗi năm, nhưng năm nay chỉ có 12 người, dù đã có 4 thỉnh sinh [postulants – người chuẩn bị nhập dòng nhưng chưa vào nhà tập] và 7 tiền thỉnh sinh.”
Sau khi chính trị VN mở cửa vào cuối những năm 1980, một lượng lớn các dòng tu ở Châu Âu đã đến Việt Nam để thành lập cộng đoàn.
Đặc biệt là tại Tổng giáo phận Sài Gòn và Giáo phận Vinh, đây là hai giáo phận tự hào với số lượng giáo dân nhiều nhất nước.
Một cha thừa sai người châu Âu dấu tên cho biết: “Việc thúc đẩy truyền giáo phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam sẽ mang lại lợi ích cho Giáo hội ở các châu lục khác.” Trên thực tế, chỉ riêng Sài Gòn đã có hơn 200 hội dòng, trong đó có 43 hội dòng chưa đăng ký chính thức với chính phủ.
Trong 30 năm qua, nhiều thanh niên Việt Nam từ các gia đình Công giáo lâu đời đã nhiệt thành đi theo ơn gọi đời sống tu trì. Đặc biệt họ được thu hút bởi các dòng tông đồ và cả dòng chiêm niệm, tuy mức độ có ít hơn.
Nhưng hiện nay, tất cả các lãnh đạo dòng tu và chủng viện đều ghi nhận sự sụt giảm số lượng ơn gọi [tức những người muốn sống đời tu trì], mà theo các ngài giải thích đó là do sự phát triển kinh tế nhanh chóng của đất nước. Bên cạnh đó, các gia đình cũng ít con hơn và các em cũng dễ dàng tiếp cận các bậc giáo dục cao hơn.
Cha Duy Nguyen Khuong, chuyên viên tài chính và là giáo sư học viện dòng Đức Mẹ Lên Trời ở Sài Gòn nói: “Hiện nay, có khoảng 80% thanh niên Công giáo đang theo học ở bậc giáo dục cao hơn, trong khi 10 năm về trước, phần nhiều trong số các thanh niên, đặc biệt ở các gia đình khó khăn, đều không đủ điều kiện để tiếp tục học lên sau khi tốt nghiệp trung học”.
Toàn cầu hoá là một nguyên nhân khác liên quan đến sự sụt giảm này, vì nó thúc đẩy người Việt trẻ ra nước ngoài. Một số đi du học, đặc biệt ở Trung Quốc, Bắc Mỹ, Châu u hoặc Nhật Bản, trong khi một số khác đi lao động nước ngoài, đặc biệt ở các nước như Úc, Nam Hàn, Đài Loan và Nga. Hơn nữa, có nhiều phụ nữ trẻ kết hôn với người Trung Quốc và người Nam Hàn.
Cha Van Huyen Tran nói: “Trong làng Quynh Than của tôi có 12.000 người, thì những người trẻ đã rời quê khi vừa tròn mười tám tuổi.”
Một lý do nữa cho sự sụt giảm này cũng có thể là do “sự cạnh tranh” giữa các hội dòng. Các dòng được thành lập gần đây thường thu hút nhiều người mới hơn những dòng đã được thành lập từ lâu, vì không còn gửi các tu sĩ trẻ đi học ở phương Tây nữa.
Tuy nhiên, tỷ lệ suy giảm ơn gọi trong Giáo hội Việt Nam chưa ở mức đáng báo động.
Nguyễn Đức (theo Crux)
http://vnonline.vn/so-nguoi-muon-di-tu-dang-giam-dan-trong-giao-hoi-viet-nam/
Cha Pierre Van Huyen Tran, vị giám đốc coi sóc dự tu của dòng Đức Mẹ Lên Trời ở VN cho biết: “Tỉ lệ sụt giảm gần 50%!”
Cha cũng cho biết thêm: “10 năm trước, mỗi năm các hội dòng thường có 10 ứng viên dự tu thì nay chỉ có ba người”.
Hầu hết các dòng tu nam nữ khác ở Việt Nam đều suy giảm số ơn gọi.
Thầy Carmelite Etienne Le Thanh Tuu, giám đốc nhà đào tạo của dòng Cát Minh ở Sài Gòn cho biết: “Trong suốt những năm từ sau thời điểm nhà dòng được thành lập vào năm 1996, mỗi năm chúng tôi đón nhận hơn 20 người khao khát sống đời tu trì, với một nửa trong số đó đến từ thành phố và một nửa đến từ các vùng nông thôn.”
“Nhưng hiện nay chúng tôi chỉ có 10 người mỗi năm và 70% trong số đó đến từ các vùng nông thôn.”
Cha Jean-Baptiste thuộc dòng Biển Đức Vanves, vốn có mặt tại VN từ năm 1954, cho biết: “Từ năm 1999, chúng tôi luôn có thêm 40 người mới mỗi năm, nhưng năm nay chỉ có 12 người, dù đã có 4 thỉnh sinh [postulants – người chuẩn bị nhập dòng nhưng chưa vào nhà tập] và 7 tiền thỉnh sinh.”
Sau khi chính trị VN mở cửa vào cuối những năm 1980, một lượng lớn các dòng tu ở Châu Âu đã đến Việt Nam để thành lập cộng đoàn.
Đặc biệt là tại Tổng giáo phận Sài Gòn và Giáo phận Vinh, đây là hai giáo phận tự hào với số lượng giáo dân nhiều nhất nước.
Một cha thừa sai người châu Âu dấu tên cho biết: “Việc thúc đẩy truyền giáo phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam sẽ mang lại lợi ích cho Giáo hội ở các châu lục khác.” Trên thực tế, chỉ riêng Sài Gòn đã có hơn 200 hội dòng, trong đó có 43 hội dòng chưa đăng ký chính thức với chính phủ.
Trong 30 năm qua, nhiều thanh niên Việt Nam từ các gia đình Công giáo lâu đời đã nhiệt thành đi theo ơn gọi đời sống tu trì. Đặc biệt họ được thu hút bởi các dòng tông đồ và cả dòng chiêm niệm, tuy mức độ có ít hơn.
Nhưng hiện nay, tất cả các lãnh đạo dòng tu và chủng viện đều ghi nhận sự sụt giảm số lượng ơn gọi [tức những người muốn sống đời tu trì], mà theo các ngài giải thích đó là do sự phát triển kinh tế nhanh chóng của đất nước. Bên cạnh đó, các gia đình cũng ít con hơn và các em cũng dễ dàng tiếp cận các bậc giáo dục cao hơn.
Cha Duy Nguyen Khuong, chuyên viên tài chính và là giáo sư học viện dòng Đức Mẹ Lên Trời ở Sài Gòn nói: “Hiện nay, có khoảng 80% thanh niên Công giáo đang theo học ở bậc giáo dục cao hơn, trong khi 10 năm về trước, phần nhiều trong số các thanh niên, đặc biệt ở các gia đình khó khăn, đều không đủ điều kiện để tiếp tục học lên sau khi tốt nghiệp trung học”.
Toàn cầu hoá là một nguyên nhân khác liên quan đến sự sụt giảm này, vì nó thúc đẩy người Việt trẻ ra nước ngoài. Một số đi du học, đặc biệt ở Trung Quốc, Bắc Mỹ, Châu u hoặc Nhật Bản, trong khi một số khác đi lao động nước ngoài, đặc biệt ở các nước như Úc, Nam Hàn, Đài Loan và Nga. Hơn nữa, có nhiều phụ nữ trẻ kết hôn với người Trung Quốc và người Nam Hàn.
Cha Van Huyen Tran nói: “Trong làng Quynh Than của tôi có 12.000 người, thì những người trẻ đã rời quê khi vừa tròn mười tám tuổi.”
Một lý do nữa cho sự sụt giảm này cũng có thể là do “sự cạnh tranh” giữa các hội dòng. Các dòng được thành lập gần đây thường thu hút nhiều người mới hơn những dòng đã được thành lập từ lâu, vì không còn gửi các tu sĩ trẻ đi học ở phương Tây nữa.
Tuy nhiên, tỷ lệ suy giảm ơn gọi trong Giáo hội Việt Nam chưa ở mức đáng báo động.
Nguyễn Đức (theo Crux)
http://vnonline.vn/so-nguoi-muon-di-tu-dang-giam-dan-trong-giao-hoi-viet-nam/
Geen opmerkingen:
Een reactie posten