Chiến hạm Mỹ thực tập cứu người cách đảo nhân tạo Vành Khăn 6 dặm
Theo bản tin của Viện Hải Quân Hoa Kỳ (USNI) viện dẫn sự xác nhận của một số viên chức chính phủ, hôm Thứ Tư, lúc 7 giờ sáng, khu trục hạm trang bị hỏa tiễn tấn công USS Dewey (tàu mang số DDG-105) của Hoa Kỳ đã đi vào khu vực đảo nhân tạo Vành Khăn mà Trung Quốc bồi đắp bất hợp pháp tại quần đảo Trường Sa nhằm thách đố tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh.
Chiến hạm Dewey không di chuyển theo cách “đi qua vô hại” (innocent passage) như thông lệ quy định cho những chiếc tàu đi ngang vùng biển chủ quyền của nước khác. Trái lại nó không báo trước hành trình khi đi vào phạm vi 12 hải lý quanh đảo nhân tạo Vành Khăn và chạy ngoằn ngoèo chữ chi gần đảo này. Tại một thời điểm, thủy thủ đoàn của chiến hạm đã thực tập cứu một người bị rớt xuống biển, theo lời một viên chức chính phủ nói với USNI.
Theo tin tức của chính phủ Mỹ, chiến hạm USS Dewey bị một khinh hạm của Trung Quốc bám theo suốt hành trình và bị cảnh cáo phải rời khỏi khu vực hơn 20 lần. Nhưng phát ngôn viên của Bộ Quốc Phòng Trung Quốc lại nói họ cho hai khinh hạm tới “xua đuổi” tàu US Dewey.
Khu trục hạm USS Dewey thực hiện chuyến tuần tra “tự do hải hành” đầu tiên, kể từ khi ông Donald Trump lên làm tổng thống, ở khu vực bên trong phạm vi 12 hải lý của các đảo đang có nhiều tranh chấp chủ quyền giữa nhiều nước trong khu vực. Tháng trước, báo Mỹ tiết lộ Bộ Tư Lệnh Mỹ tại Thái Bình Dương đã nhiều hơn một lần đề nghị thực hiện các chuyến tuần tra hải hành trên Biển Đông nhưng đều bị Ngũ Giác Đài bác bỏ.
Cũng trong tháng trước, nhóm tàu đặc nhiệm với mẫu hạm USS Carl Vinson đã tới Biển Tây Thái Bình Dương, nhưng chỉ tới Singapore, chạy sang tập trận với Hải Quân Úc, Nam Hàn và Nhật. Trước đó, một số tin tức nói đoàn tàu tới tuần tra Biển Đông để biểu lộ ý chí bảo vệ tự do hải hành trên thủy lộ bận rộn nhất thế giới với $5,000 tỷ hàng hóa chuyển vận qua đây hằng năm.
Trong khi phát ngôn viên Ngũ Giác Đài không xác nhận chuyến tuần tra của USS Dewey, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Lục Kháng xác nhận chiến hạm này đã rời khỏi khu vực sáng sớm Thứ Năm.
“Hành động của tàu Mỹ làm hại chủ quyền và lợi ích an ninh của Trung Quốc mà nhiều phần sẽ gây ra những vụ việc không thích hợp ở vùng biển và vùng trời. Trung Quốc rất không hài lòng và kiên quyết chống lại,” ông Lục Kháng nói trong cuộc họp báo ở Bắc Kinh.
Trung Quốc coi các đảo nhân tạo mà họ xây dựng ở quần đảo Trường Sa là khu vực chủ quyền “không có tranh chấp.” Nhưng chúng là những bãi đá ngầm mà họ cướp của Việt Nam năm 1988 sau một trận tấn công. Hiện các đảo này đã trở thành những căn cứ quân sự khổng lồ trên biển với cảng biển, phi đạo cho máy bay chiến đấu, doanh trại, cơ sở radar, truyền tin vệ tinh, các vị trí hỏa tiễn phòng không.
Theo Công Ước Quốc Tế về Luật Biển mà Trung Quốc và Việt Nam đều là thành viên ký công nhận, những bãi đá ngầm và cả những thực thể nhân tạo xây dựng, bồi đắp trên đó không được kể để xác định ranh giới chủ quyền lãnh thổ trên biển.
Tháng Bảy, 2016, Tòa Trọng Tài Quốc Tế tại The Hague, Hòa Lan, đã phán quyết tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc theo hình “lưỡi bò” chiếm hơn 80% Biển Đông là “vô giá trị.” Tuy nhiên, Bắc Kinh bác bỏ phán quyết.
Năm ngoái, khu trục hạm USS Decatur đã đi vào bên trong phạm vi 12 hải lý của đảo Tri Tôn, đảo cực Nam của quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc cướp năm 1974 sau một trận hải chiến với Hải Quân VNCH. (TN)
http://www.nguoi-viet.com/hoa-ky/chien-ham-thuc-tap-cuu-nguoi/
Biển Đông: Tàu chiến Mỹ đi sát Đá Vành Khăn (Trường Sa)
Khu trục hạm có trang bị tên lửa dẫn đường USS Dewey quá cảnh Biển Đông ngày 06/05/2017. Ảnh tư liệu của Hải Quân Mỹ.Kryzentia Weiermann/Courtesy U.S. Navy/Handout via REUTERS
Một quan chức Hoa Kỳ, xin ẩn danh, cho Reuters biết, vào sáng sớm theo giờ địa phương, ngày 25/05/2017, một tàu chiến Mỹ trong khuôn khổ chiến dịch khẳng định quyền tự do lưu thông hàng hải tại các vùng đang có tranh chấp, đã đi sát một hòn đảo nhỏ mà Bắc Kinh tuyên bố có chủ quyền ở Biển Đông.
Tàu chiến USS Dewey, đã đi sát, cách « chưa đầy 12 hải lý » Mischief Reef - Đá Vành Khăn – trong khu vực quần đảo Trường Sa.
Đây là lần đầu tiên, kể từ khi ông Donald Trump nhậm chức tổng thống Mỹ, Hải Quân Hoa Kỳ thực hiện chuyến tuần tra khẳng định quyền tự do lưu thông hàng hải trong khu vực này.
Bắc Kinh đã có phản ứng. Theo phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Trung Quốc, các tàu chiến của Trung Quốc đã cảnh cáo tàu chiến Mỹ xâm phạm vùng lãnh hải 12 hải lý của Đá Vành Khăn.
Còn đại diện bộ Ngoại Giao Trung Quốc kêu gọi Mỹ không nên tiếp tục các cuộc tuần tra ở vùng biển này và khẳng định những hành động như vậy có thể dẫn đến những sự cố trên biển và trên không.
Bất chấp các tranh chấp với một số nước Đông Nam Á như Việt Nam, Philippines, Malaysia, chính quyền Bắc Kinh đơn phương tuyên bố có chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, đồng thời tiến hành bồi đắp các đảo nhân tạo, xây dựng trên đó các cơ sở hạ tầng cơ sở có thể phục vụ mục đích quân sự, coi vùng biển 12 hải lý xung quanh các thực thể nhân tạo này là lãnh hải của Trung Quốc.
Hoa Kỳ không thừa nhận các hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo này và kêu gọi các bên liên quan giải quyết tranh chấp qua đàm phán.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170525-bien-dong-tau-chien-my-di-sat-da-vanh-khan-truong-sa
Đây là lần đầu tiên, kể từ khi ông Donald Trump nhậm chức tổng thống Mỹ, Hải Quân Hoa Kỳ thực hiện chuyến tuần tra khẳng định quyền tự do lưu thông hàng hải trong khu vực này.
Bắc Kinh đã có phản ứng. Theo phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Trung Quốc, các tàu chiến của Trung Quốc đã cảnh cáo tàu chiến Mỹ xâm phạm vùng lãnh hải 12 hải lý của Đá Vành Khăn.
Còn đại diện bộ Ngoại Giao Trung Quốc kêu gọi Mỹ không nên tiếp tục các cuộc tuần tra ở vùng biển này và khẳng định những hành động như vậy có thể dẫn đến những sự cố trên biển và trên không.
Bất chấp các tranh chấp với một số nước Đông Nam Á như Việt Nam, Philippines, Malaysia, chính quyền Bắc Kinh đơn phương tuyên bố có chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, đồng thời tiến hành bồi đắp các đảo nhân tạo, xây dựng trên đó các cơ sở hạ tầng cơ sở có thể phục vụ mục đích quân sự, coi vùng biển 12 hải lý xung quanh các thực thể nhân tạo này là lãnh hải của Trung Quốc.
Hoa Kỳ không thừa nhận các hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo này và kêu gọi các bên liên quan giải quyết tranh chấp qua đàm phán.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170525-bien-dong-tau-chien-my-di-sat-da-vanh-khan-truong-sa
Geen opmerkingen:
Een reactie posten