Thứ hai, 15/5/2017 | 14:55 GMT+7
Lý do Triều Tiên phóng tên lửa bay cao tới 2.000 km
Việc phóng tên lửa Hwasong-12 lên tới độ cao 2.000 km cho thấy Bình Nhưỡng có thể muốn giấu tính năng quả đạn, cũng như thử nghiệm công nghệ mới.
Hướng bay của tên lửa Hwasong-12
KCNA cho biết tên lửa Hwasong-12 "được phóng ở góc cao nhất" để không ảnh hưởng tới an ninh của các nước láng giềng. Theo các chuyên gia phân tích quân sự, khi được phóng ở góc gần như thẳng đứng này, tên lửa có thể đạt độ cao tối đa, sau đó rơi xuống ở địa điểm cách không quá xa so với nơi phóng ban đầu.
Những quả tên lửa đạn đạo được phóng ở góc chuẩn thường đạt độ cao bằng 1/3 hoặc 1/4 tầm bắn của nó. Chẳng hạn như một quả tên lửa có tầm bắn 400 km thường sẽ được phóng ở góc chuẩn để đạt độ cao 100-130 km.
David Wright, đồng giám đốc chương trình an ninh toàn cầu tại Liên minh Các nhà khoa học Có quan tâm (UCS), cho rằng tên lửa Hwasong-12 có thể đạt tầm bắn hơn 4.500 km nếu được phóng ở góc chuẩn thông thường.
Với việc phóng Hwasong-12 ở góc cực cao và đạt độ cao cực lớn, Triều Tiên dường như muốn che giấu quả tên lửa trước các giàn radar trong tổ hợp THAAD mà Mỹ vừa triển khai ở Hàn Quốc, cũng như các hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis của Mỹ và đồng minh trong khu vực.
Phóng tên lửa lên cao từ tây sang đông, Triều Tiên dường như muốn qua mặt hệ thống THAAD của Mỹ ở Hàn Quốc. Đồ họa: Google Earth
|
Về chính trị, việc phóng lên độ cao lớn sẽ rút ngắn tầm bắn của tên lửa, không để nó bay quá xa, ngăn chặn phản ứng quyết liệt từ Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ cũng như của cộng đồng quốc tế.
Ngoài mục tiêu che giấu thông tin vũ khí, chuyên gia Tal Inbar của Viện nghiên cứu Chiến lược không gian Fisher (FIASSS) cho rằng Bình Nhưỡng còn thực hiện vụ phóng ở góc cao nhằm thử nghiệm động cơ tên lửa ở chế độ hoạt động tối đa mà không để nó bay qua lãnh thổ Nhật Bản.
Màn hình sau lưng ông Kim Jong-un cho thấy quả tên lửa đã đạt độ cao lớn nhất rồi rơi xuống ở quãng đường ngắn nhất. Ảnh: Rodong Sinmun
|
Nhà phân tích Scott Lafoy khẳng định vụ thử tên lửa này còn nhằm thể hiện độ chính xác của hệ thống chỉ huy và kiểm soát tên lửa. Những con số chính xác như độ cao 2.111,5 km, tầm xa 700 km và thời gian bay 30 phút cho thấy Bình Nhưỡng có khả năng theo dõi, tính toán chính xác tham số của tên lửa trong khi bay.
Việc Triều Tiên nhấn mạnh "thử nghiệm trong điều kiện xấu nhất" cũng cho thấy nước này nhiều khả năng đã phát triển thành công lá chắn nhiệt cho đầu đạn. Đây là chi tiết giúp bảo vệ đầu đạn trong quá trình tái xâm nhập khí quyển với tốc độ cao, tránh để nó bị phá hủy bởi ma sát với không khí. Việc bắn tên lửa lên độ cao hơn 2.000 km có thể giúp kiểm tra loại lá chắn này một cách hiệu quả nhất.
Tử Quỳnh
Xem thêm:
- Tên lửa đạn đạo Triều Tiên vừa phóng có thể vươn tới Hawaii
- http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/quan-su/ly-do-trieu-tien-phong-ten-lua-bay-cao-toi-2-000-km-3585028.html
Thứ hai, 15/5/2017 | 14:22 GMT+7
Hàn Quốc chỉ ra điểm yếu của tên lửa Triều Tiên vừa thử
Quân đội Hàn Quốc cho rằng tên lửa của Triều Tiên vẫn chưa có khả năng quay lại bầu khí quyển thành công để trở thành tên lửa đạn đạo liên lục địa.
Một vụ phóng thử tên lửa của Triều Tiên. Ảnh: KCNA.
|
Quân đội Hàn Quốc ngày 15/5 cho rằng Triều Tiên dường như vẫn chưa làm chủ được việc đưa tên lửa quay trở lại khí quyển Trái Đất, vốn là công nghệ then chốt để phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, bất chấp vụ phóng thử thành công tên lửa Hwasong-12 mới nhất, theo Yonhap.
Triều Tiên trước đó tuyên bố đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo Hwasong-12 lên độ cao 2.111,5 km, bay được 787 km và rơi xuống biển Nhật Bản. Dựa trên những dữ liệu do Mỹ và Hàn Quốc thu thập được, Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) xác nhận những thông số Triều Tiên đưa ra trong vụ phóng tên lửa là đúng sự thật.
Tuy nhiên, khi được hỏi liệu tên lửa mới của Triều Tiên có thể tái xâm nhập trở lại bầu khí quyển thành công sau khi bay lên độ cao lớn như vậy hay không, một quan chức JCS nói: "Chúng tôi cho rằng cơ hội như vậy là rất thấp".
Một quả tên lửa được coi là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa khi nó đạt tầm bắn từ 6.000 km trở lên. Sau khi bay lên quỹ đạo, tên lửa phải trải qua giai đoạn "tái xâm nhập khí quyển", trong đó đầu đạn tên lửa phải được thiết kế đặc biệt để chịu đựng được điều kiện nhiệt độ và áp suất cực cao trong quá trình cọ xát với không khí ở vận tốc rất lớn.
Các giai đoạn trong hành trình bay của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Đầu đạn phải tái xâm nhập khí quyển thành công ở bước 5 mới có thể tiêu diệt được mục tiêu. Đồ họa: KKNews.
|
Nếu vượt qua được giai đoạn này, đầu đạn tên lửa, thường mang theo một hoặc nhiều đầu đạn hạt nhân, mới có thể đánh trúng được mục tiêu đã định.
John Schilling, chuyên gia về tên lửa của Mỹ, cho rằng Hwasong-12 mới chỉ là tiền đề để Triều Tiên hoàn thiện mẫu tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đáng tin cậy như KN-08. Với việc phóng thành công Hwasong-12, Bình Nhưỡng có thể sẽ sở hữu tên lửa đạn đạo xuyên lục địa trong vòng một năm tới.
Mô phỏng hành trình của tên lửa Triều Tiên
Nguyễn Hoàng
http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/quan-su/han-quoc-chi-ra-diem-yeu-cua-ten-lua-trieu-tien-vua-thu-3584915.html
Geen opmerkingen:
Een reactie posten