vrijdag 26 mei 2017

Trung Quốc tuyên chiến với gián điệp Mỹ : Khoảng 20 gián điệp của CIA đã bị Trung Quốc thủ tiêu hay bị bỏ tù trong giai đoạn 2010-2012

Trung Quốc tuyên chiến với gián điệp Mỹ
Khoảng 20 gián điệp của CIA đã bị Trung Quốc thủ tiêu hay bị bỏ tù trong giai đoạn 2010-2012. Một tổn thất lớn cho mạng lưới gián điệp hoạt động hiệu quả nhất của Hoa Kỳ, nhưng với Trung Quốc đây là một thắng lợi lớn.
Thế nhưng theo quan điểm của thông tín viên báo Le Figaro tại Bắc Kinh, vụ việc phản ảnh rõ một cuộc đối đầu khốc liệt giữa hai cường quốc nhằm tranh giành vai trò lãnh đạo thế giới. Cuộc chiến săn lùng gián điệp nước ngoài tại Trung Quốc đã được chính quyền triển khai rầm rộ từ tháng 4 khi thông báo treo thưởng đến 500.000 nhân dân tệ (68.000 euro) cho những ai tố cáo các hoạt động gián điệp. Trước đó một năm, Bắc Kinh còn vẽ truyện tranh trên các tường tòa nhà cảnh báo các nữ công chức trẻ cảnh giác trước những chiêu lừa tình để moi tin của những chàng gián điệp ngoại bang điển trai.
Le Figaro cũng ghi nhận bên cạnh những chiến dịch tuyên truyền, chính quyền Trung Quốc còn tăng cường giám sát chặt chẽ Internet và các mạng xã hội, khi nhắc đến mối đe dọa từ những « thế lực thù địch ». Một dự thảo luật về giám sát mạng sẽ được thông qua không những tăng cường cho các biện pháp đang được thực hiện mà còn sẽ cho phép sử dụng « các biện pháp công nghệ thông tin để nhận dạng ».
Nghĩa là, cảnh sát được quyền đánh cắp dữ liệu và nghe lén điện thoại. Mặt khác, « các tổ chức, cơ quan nước ngoài », có những « hoạt động được cho là tổn hại đến an ninh và lợi ích quốc gia cũng sẽ bị trừng phạt ». Vấn đề là theo Le Figaro, do khái niệm lợi ích quốc gia quá rộng, điều này có nguy cơ bị sử dụng để trấn áp những người đối lập chính trị.

Thương mại : Cuộc chiến liên minh tại châu Á
Đây là tựa bài nhận định của Les Echos, liên quan đến việc 11 nước còn lại đồng ý tiếp tục thương lượng để duy trì Hiệp ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, dù không có Mỹ.
Một mặt Les Echos nhận định việc Hoa Kỳ thoái lui đã mở rộng đường cho Trung Quốc cạnh tranh với mô hình thương mại của mình. Mười sáu bộ trưởng Thương Mại, bao gồm các quốc gia thành viên khối ASEAN, và cả Ấn Độ, Hàn Quốc hay Nhật Bản đã họp tại Hà Nội hôm thứ Hai 22/5 để thúc đẩy Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Toàn Diện Khu Vực RCEP, mà Hoa Kỳ không được mời tham gia.
Một thỏa thuận kinh tế có quy mô lớn. Vì theo nhận xét của ông Rob Subbaraman, chuyên gia kinh tế của tập đoàn tài chính Nhật Bản Nomura tại châu Á, thỏa thuận này sẽ liên quan đến hơn 3,5 tỷ người dân, và có mức Tổng Thu Nhập lên đến 23.800 tỷ đô la, với mức tăng trưởng đều đặn.
Mặt khác, nhật báo kinh tế cũng thấy rằng nhiều nước trong khu vực, đứng đầu là Nhật Bản e sợ trước đà lớn mạnh của Trung Quốc. Những nước này trong những ngày gần đây đang cố vận động hồi phục TPP mà không cần đến Washington. Hôm Chủ Nhật, 21/5, các nước còn lại trong Hiệp định đã đồng ý tập trung tìm phương cách thúc đẩy hiệp ước. Một phiên họp thảo luận mới sẽ diễn ra vào tháng 7 này tại Tokyo, nhằm thuyết phục những nước còn do dự tiếp tục tham gia dự án, đặc biệt là Malaysia và Việt Nam.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20170523-hai-nuoc-iran

Geen opmerkingen:

Een reactie posten