zondag 7 mei 2017

Bầu cử Pháp 2017: "Cuộc cách mạng nhung" Emmanuel Macron đắc cử tổng thống Pháp... trẻ nhất (39 tuổi) với tỷ lệ trên 65% (Ma...càrồng :)

Bầu cử Pháp 2017: "Cuộc cách mạng nhung" mang tên Emmanuel Macron

mediaÔng Emmanuel Macron - tổng thống tân cử của Pháp.REUTERS/Benoit Tessier/File Photo
Với một chút may mắn, Emmanuel Macron "nẫng tay trên" chìa khóa vào phủ tổng thống của hai đảng chính trị truyền thống tả - hữu ở Pháp. Vừa tròn một năm tuổi, phong trào tập hợp tả hữu En Marche ! đang tiến hành một "cuộc cách mạng nhung", vẽ lại bản đồ chính trị của nước Pháp.
Không đạp đổ tất cả để xây dựng lại từ đầu, không đoạn tuyệt với quá khứ để tìm một chỗ đứng trong tương lai, không khai thác công phẫn của cử tri hay lá bài dân tộc chủ nghĩa để kiếm phiếu, Emmanuel Macron với phong trào tập hợp tả - hữu En Marche ! / Tiến Bước ! đang tiến hành "nhiều cuộc cách mạng cùng một lúc".
Ngày 07/05/2017, Emmanuel Macron trở thành vị tổng thống trẻ tuổi nhất của nước Pháp : ông chuẩn bị bước vào điện Elysée trước khi mừng sinh nhật 40 tuổi. Sinh năm 1977, trong một gia đình cả hai bố mẹ đều là bác sĩ, Emmanuel Macron đã yêu và kết hôn với cô giáo hơn mình đến 24 tuổi mà không sợ dư luận gièm pha.
Về sự nghiệp, Emmanuel Macron tốt nghiệp nhiều trường danh tiếng, Sciences Po Paris và Hành Chính Quốc Gia, là một công chức, rồi chủ ngân hàng, có địa vị cao trong xã hội, nhưng tổng thống Pháp tương lai không dừng lại ở đó. Năm 2012, Emmanuel Macron bắt đầu tham gia các hoạt động chính trị, lúc đầu trong bóng tối, với tư cách cố vấn của tổng thống François Hollande, trước khi trở thành bộ trưởng Kinh Tế - Công Nghiệp và Công Nghệ Số.
Tháng 8/2016, ông từ chức bộ trưởng sau khi lập phong trào tập hợp tả - hữu lấy tên là En Marche !, bệ phóng chuẩn bị ra tranh cử tổng thống Pháp 2017.
Cùng với những người bạn đồng hành, Emmanuel Macron muốn xây dựng một mô hình chính trị mới cho nước Pháp, mà ở đó không còn biên giới tả - hữu, vốn trong tay hai đảng lớn là Xã Hội - PS bên cánh tả và Những Người Cộng Hòa - LR bên cánh hữu.
Phong trào Tiến Bước ! nảy sinh từ ý tưởng : Trong bối cảnh nước Pháp đang bế tắc, cả về phương diện kinh tế, chính trị lẫn xã hội, tại sao các nhân tài mà trên tuyến đầu là chính giới lại không cùng nhau xây dựng một đất nước tươi đẹp hơn ? Tại sao mỗi lần đảng cầm quyền đưa ra một biện pháp cải tổ thì lại bị đối lập bác bỏ một cách gần như tự động ? Bế tắc đó là mảnh đất màu mỡ để cho hai cánh cực tả và cực hữu phát triển. Bằng chứng cụ thể là khi nhìn vào số phiếu mà cử tri Pháp dành cho Mặt Trận Quốc Gia trong 15 năm qua ở tất cả các kỳ bầu cử, người ta thấy đảng cực hữu bài ngoại lớn mạnh dần theo năm tháng.
Emmanuel Macron không phải là chính trị gia Pháp đầu tiên muốn xóa bỏ bức tường thành ngăn cách hai cánh tả - hữu. Trước ông, François Bayrou cánh trung hay Ségolène Royal, ứng cử viên tổng thống năm 2007 thuộc Đảng Xã Hội cánh tả, từng đấu tranh cho ý tưởng này. Nhưng cả hai đều đã thất bại.
Yếu tố may mắn
Công bằng mà nói, trên đường vào điện Elysée, Emmanuel Macron đã gặp nhiều may mắn. Ông ra tranh cử tổng thống trong bối cảnh đặc biệt. Các đối thủ của ông quá tồi. Người già dặn nhất, chuyên nghiệp nhất là cựu thủ tướng cánh hữu François Fillon lại sa lầy vào tai tiếng được báo chí gọi là vụ "Penelope Gate". Đảng Những Người Cộng Hòa tưởng chừng nắm chắc phần thắng nhưng cuối cùng lại để Điện Elysée vuột khỏi tầm tay.
Bên cánh tả, Đảng Xã Hội đang khép lại nhiệm kỳ tổng thống 5 năm dưới thời François Hollande đánh mất niềm tin. Kinh tế vẫn đình đốn, nạn thất nghiệp không thuyên giảm. Một phần lớn người dân cảm thấy bị bỏ rơi. Trong bầu cử tổng thống Pháp vòng 1 ngày 23/04/2017, Đảng Xã Hội đau đớn nhận lấy kết quả chưa đầy 7 % số phiếu.
Đảng cực tả của Jean-Luc Mélenchon - La France Insoumise (Nước Pháp Bất Khuất) và đảng cực hữu Front National (Mặt Trận Quốc Gia) của Marine Le Pen khai thác tinh thần bài châu Âu và chống toàn cầu hóa để khẳng định vị trí trên sân khấu chính trị Pháp. Ứng cử viên Mélenchon huy động được số cử tri cao gấp ba lần so với ứng viên Benoît Hamon của Đảng Xã Hội, nhưng không thể đọ sức với bà Le Pen và ông Macron để vào chung kết. Cương lĩnh hành động của Nước Pháp Bất Khuất không thuyết phục được đông đảo cử tri.
Còn về phía ứng cử viên Marine Le Pen đại diện cho một đảng phái chính trị Pháp đã ra đời từ hơn 40 năm qua, chiêu bài dân túy và bài ngoại chỉ được một phần cử tri ủng hộ. Một phần lớn công luận xem chủ trương đặt quyền lợi của người Pháp lên trên hết của gia đình Le Pen là một mối đe dọa đối với những giá trị cơ bản "Tự Do - Bình Đẳng - Bác Ái" của nền Cộng Hòa Pháp.
Bối cảnh chính trị nhiễu nhương đó mở đường cho En Marche ! giành được thắng lợi trong mùa bầu cử tổng thống 2017. Không khua chiêng, gõ mõ ầm ĩ, Emmanuel Macron đang vẽ lại bản đồ chính trị của Pháp và tính toán táo bạo ban đầu của Emmanuel Macron đang trở thành một cuộc "cách mạng nhung". Nhưng cuộc cách mạng đó còn phải vượt qua một thách thức lớn : Tiến Bước ! sẽ phải chiếm được đa số tại Quốc Hội trong cuộc bầu cử lập pháp sắp tới ngày 11 và 18 tháng 6 để không bị cản trở trong việc thực hiện các biện pháp cải tổ cần thiết cho nước Pháp.

http://vi.rfi.fr/phap/20170508-bau-cu-tt-phap-2017-cuoc-cach-mang-nhung-mang-ten-emmanuel-macron-ok-ok

Brigitte Macron, tân đệ nhất phu nhân «không giống ai»

mediaÔng Emmanuel Macron và bà Brigitte đi bỏ phiếu vòng hai tại Le Touquet, Pháp ngày 07/05/2017.REUTERS/Eric Feferberg/Pool
Bà tỏ ra không mặc cảm trước việc lớn hơn người chồng kiêm học trò cũ đến 24 tuổi. Brigitte Macron, 64 tuổi, đã vượt ra khỏi mọi khuôn mẫu, với cặp đôi luôn gắn bó.
Người Pháp phát hiện ra nhân vật này vào tháng 4/2016, vào lúc Emmanuel Macron - chưa bao giờ là đại biểu dân cử và là khuôn mặt mới trong chính giới - khởi động phong trào Tiến Bước (En marche !), đã dẫn đến chiến thắng hôm nay, trở thành tổng thống trẻ tuổi nhất trong lịch sử nước Pháp.
Từ đó đến nay, các tờ báo bình dân không ngừng khai thác cặp đôi chênh lệch hiếm thấy này, gây tò mò tại Pháp cũng như ở nước ngoài. Bà Brigitte, mà những người thân gọi tắt là « Bibi », đã chiếm trang nhất các báo vài chục lần, với những tấm ảnh tay trong tay với Emmanuel Macron trên các đường phố Paris, hay mặc áo tắm trên bãi biển…Khuôn mặt luôn rám nắng, người phụ nữ luống tuổi tóc vàng thích ăn mặc sang trọng và hiện đại, luôn xuất hiện với nụ cười và vẻ thoải mái.
Câu chuyện của bà với Emmanuel Macron, mà bà đã kể lại nhiều lần, có vẻ như một cuốn tiểu thuyết. Họ gặp nhau trong cuộc tập dượt một vởi kịch, tại một cơ sở tôn giáo ở Amiens, thành phố nhỏ miền bắc nước Pháp.
Theo AFP, thì cô giáo dạy văn chương 39 tuổi đã bị mê hoặc bởi trí thông minh của cậu học sinh mới 15 tuổi. Còn theo Les Echos, thì Macron không phải là học trò của bà. Chính cô con gái lớn của bà Brigitte là Laurence, đã kể về cậu bạn học « điên khùng », « cái gì cũng biết ».
Năm sau đó, Emmanuel vượt qua mọi cấm kỵ để tỏ tình với bà. Theo bà kể, thì chàng trai trẻ này cho biết nhất định sẽ tiến đến đám cưới. Khi mối quan hệ này được đồn đại, chuyện tình đôi đũa lệch này không được cảm tình tại Amiens, quê hương của cả hai. Hơn nữa bà Brigitte, xuất thân từ một gia đình gia thế, đã có chồng và ba con.
Trong cuốn sách « Emmanuel Macron, một thanh niên hoàn hảo đến thế », nhà báo Anne Fulda kể lại rằng cha mẹ của Emmanuel Macron đã yêu cầu người phụ nữ tuổi bốn mươi buông tha, không hẹn hò với con trai họ cho đến khi Emmanuel đến tuổi trưởng thành là 18. Bà trả lời : « Tôi không thể hứa hẹn gì cả ».
« Khi đã quyết định điều gì là tôi thực hiện » - Brigitte Macron viết trong tài liệu về người chồng trẻ mang tên « Chiến lược sao băng ». Năm 2006, bà ly dị người chồng làm ngân hàng, và tái giá sau đó. Bà chuyển lên Paris sống với Macron, lúc đó là thanh tra tài chính, sau làm cho ngân hàng Rothschild, còn bà thì đi dạy tại một trường trung học công giáo.
Trước những lời bình phẩm cay độc, chế giễu về sự chênh lệch tuổi tác quá lớn, cách đây vài tuần bà hóm hỉnh trả lời : « Emmanuel cần phải đắc cử trong năm nay, nếu không các vị thử hình dung bản mặt của tôi trong năm năm tới ra sao ».
Trong chiến dịch tranh cử, bà Brigitte được mô tả là một phụ nữ nhiều ảnh hưởng, đọc trước các bài diễn văn, hiện diện trong tất cả các cuộc mít-tinh, đôi khi còn bước lên sân khấu để ôm hôn ngay trước các camera và tiếng vỗ tay của các ủng hộ viên.
François Patriat, một cựu đảng viên Xã Hội đã gia nhập phong trào Tiến Bước khẳng định : « Bà ấy không có vai trò nào, không tham dự các cuộc họp của ủy ban chính trị. Nhưng nếu Emmanuel không trông thấy bà trong khoảng một tiếng đồng hồ thì đi gọi bà ngay ». Trong đêm kết thúc vòng một 23/4, Emmanuel Macron sau khi nắm tay bà Brigitte lên khán đài đã ca ngợi : « Không có bà thì tôi không thể là tôi ».
Trong một nước Pháp mà các tổng thống phu nhân có cuộc sống rất khác nhau và gặp ít nhiều khó khăn, với nhiệm vụ không rõ ràng, chính khách trung dung Macron loan báo muốn lập ra một vai trò chính thức cho đệ nhất phu nhân.
Bà Brigitte, đã lên chức bà với bảy đứa cháu nội ngoại, cho biết bà muốn đóng góp trong lãnh vực giáo dục, văn hóa, người tàn tật…Năm ngoái, bà nói với tạp chí Paris Match : « Là giáo viên, tôi hiểu rõ lớp trẻ, cần tôn trọng họ. Cuộc chiến của tôi sẽ về giáo dục, nhằm mang lại cho học sinh những gì tốt đẹp hơn. Nếu bỏ rơi bọn trẻ giữa đường, thì họ sẽ bùng nổ ».

http://vi.rfi.fr/phap/20170508-brigitte-macron-tan-de-nhat-phu-nhan-%C2%AB-khong-giong-ai-%C2%BB

Emmanuel Macron đắc cử tổng thống Pháp với tỷ lệ trên 65%


mediaEmmanuel Macron, tổng thống tân cử Cộng Hòa PhápẢnh FMM
Theo các thẩm định của các viện thăm dò dư luận được AFP trích dẫn và công bố lúc 20 giờ, giờ Pháp, ứng cử viên của phong trào En Marche ! (Tiến Bước !) Emmanuel Macron đã về đầu vòng 2 của cuộc bầu cử tổng thống Pháp, ngày 07/05/2017, với tỷ lệ phiếu bầu từ 65 đến 66,1%.
Tổng thống mãn nhiệm François Hollande đã gọi điện thoại cho  chúc mừng "nồng nhiệt" Emmanuel Macron đắc cử tổng thống Cộng Hòa Pháp, theo thông cáo của phủ tổng thống Pháp. Tổng thống mãn nhiệm nhấn mạnh: " Thách thức lớn là đoàn kết và xây dựng để tiếp tục con đường đưa nước Pháp đến tiến bộ và công bằng xã hội".
Ít phút sau khi truyền thông đồng loạt đưa kết quả bỏ phiếu, bà Marine Le Pen, ứng viên của Mặt Trận Quốc Gia (thu được khoảng 34,9% phiếu bầu) đã chúc mừng ông Emmanuel Macron trong một tuyên bố ngắn gọn đọc trước những người ủng hộ. Marine Le Pen cũng ca ngợi "kết quả lịch sử " của Mặt Trận Quốc Gia.
Trên đây là số liệu ước tính tương đối chính xác của các viện thăm dò. Kết quả kiểm phiếu cuối cùng sẽ được Bộ Nội Vụ công bố trong ngày mai (08/05/2017). Tiếp đó đến ngày 11/5 Tòa Bảo Hiến sẽ thông qua kết quả chính thức và cho đăng trên Công báo. Kể từ khi đó, ông Emmanuel Macron mới chính thức trở thành tổng thống Pháp. Tân tổng thống  sẽ chỉ  định thủ tướng để thành lập  chính phủ mới.
Lễ chuyển giao quyền tổng thống sẽ diễn ra tại điện Elysée ngày 14/05. Lần đầu tiên kể từ 110 năm nay, việc chuyển giao quyền lực diễn ra vào ngày Chủ nhật. Một ngày sau đó, lần lượt các bộ trưởng cũ tiến hành bàn giao công việc  cho các lãnh đạo mới.
Cựu bộ trưởng Kinh tế Emmanuel Macron, 39 tuổi, mới bước chân vào chính trường chưa đầy 5 năm, lần đầu tiên ra ứng cử tổng thống với chủ trương trung dung, không tả - không hữu đã trở thành vị tổng thống trẻ nhất của Pháp từ trước tới nay.

http://vi.rfi.fr/phap/20170507-emmanuel-macron-da%CC%81c-cu%CC%89-to%CC%89ng-tho%CC%81ng-pha%CC%81p-2017


Hugh Schofield, Phóng viên BBC ở Paris, bình luận:

Với Emmanuel Macron, người ta có lo ngại rằng ông dùng ngôn từ làm nên sự nghiệp. Những từ nối kết sự chia rẽ hoặc tâng bốc đối phương, truyền cảm hứng và khiến công chúng sùng bái.
Nhưng trong đời thực của một đất nước bị chia rẽ, liệu những ngôn từ của ông có hiệu quả? Liệu lòng tin ở bản thân có trợ giúp được ông trong việc điều hành chính phủ? Liệu phong thái lịch duyệt của ông vẫn hiệu quả?



macron
AFP
Ông Macron nói: "Đêm nay quý vị đã thắng, nước Pháp đã thắng, mọi người nói với chúng ta rằng điều đó là không thể, nhưng họ không biết nước Pháp."

Bà Le Pen nói gì?

Trong bài phát biểu, bà cảm ơn khoảng 11 triệu người đã bỏ phiếu cho bà. Bà nói rằng cuộc bầu cử đã cho thấy một sự chia rẽ giữa "những người yêu nước và những người theo chủ nghĩa toàn cầu hóa" và kêu gọi sự trỗi dậy của một lực lượng chính trị mới.
Bà Le Pen nói rằng đảng Mặt trận Quốc gia của bà cần tự đổi mới và rằng bà sẽ bắt đầu "chuyển đổi sâu sắc phong trào của chúng tôi", hứa sẽ dẫn dắt đảng vào cuộc bầu cử quốc hội sắp tới.
Bà cũng chúc ông Macron thành công trong việc giải quyết "những thách thức to lớn" mà ông phải đối mặt.

‘Một trang mới’

Ông Macron nói rằng một trang mới đã được mở ra trong lịch sử nước Pháp.
"Tôi muốn đó là một trang hy vọng và lòng tin mới mẻ", ông nói.
Ông Macron nói rằng ông đã nghe được "sự giận dữ, lo lắng và ngờ hoặc mà nhiều quý vị đã bày tỏ" và thề sẽ dành 5 năm tại nhiệm "chống lại các thế lực gây chia rẽ làm suy yếu Pháp".
Ông nói sẽ "bảo đảm sự đoàn kết của quốc gia và ... bảo vệ châu Âu."



macron
Reuters
Hàng ngàn người ủng hộ ông Macron tụ tập bên ngoài Louvre

Paris ăn mừng


Đại diện của bà Merkel chúc mừng ông Macron

Phát ngôn viên của Thủ tướng Đức Angela Merkel là Steffen Seibert đã chúc mừng ông Emmanuel Macron, nói chiến thắng của ông chính là thắng lợi cho một châu Âu thống nhất.

Đồng euro tăng giá sau khi có tin ông Macron thắng cử

Đồng euro tăng trong phiên giao dịch đầu ngày tại các thị trường Á châu, đạt mức  một euro ăn 1,1023 đô la Mỹ, là mức cao nhất kể từ tháng 11 tới nay.
Dù từng ủng hộ bà Le Pen, Tổng thống Donald Trump của Hoa Kỳ cũng đã vừa chúc mừng ông Emmanuel Macron trên Twitter.  

Geen opmerkingen:

Een reactie posten