donderdag 19 januari 2017

Việt Nam: Tưởng niệm trận hải chiến Hoàng Sa ở Hà Nội, Sài Gòn, Nghệ An, Vũng Tàu,... bị côn an đàn áp nhiều người bị bắt

Tưởng niệm các anh hùng VNCH hy sinh tại Hoàng Sa năm 1974

Photo: Facebook Trung Nghĩa
CTV Danlambao - Năm 1958, Phạm Văn Đồng đại diện cho nhà cầm quyền cộng sản tại miền Bắc đã sỉ ký Công hàm bán nước, dâng nhượng Trường Sa-Hoàng Sa cho Trung cộng. Vào thời điểm lịch sử đó, hai quần đảo này thuộc quyền quản lý của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Trong suốt giai đoạn cầm quyền, Chính quyền VNCH luôn coi việc bảo vệ chủ quyền Tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng, cao cả và sống còn của mình. Tháng 1/1974, Trung cộng cho quân đổ bộ đến Hoàng Sa để cưỡng chiếm quần đảo này. Mặc dù đã chiến đấu anh dũng nhưng vì quân Trung cộng mạnh hơn nhiều lần nên đã chiếm được Hoàng Sa.

Thời điểm lịch sử ấy, Bắc Việt đã từ chối đề nghị của chính quyền VNCH là phải gác lại mọi thù hận anh em để bảo vệ biển đảo của tổ quốc. Không những thế, CSVN còn gia tăng liên kết với quân xâm lược Trung cộng, điên cuồng chống lại chính quyền VNCH và gây nên những tội ác mà loài người không thể tưởng tượng được.

Trận Hải chiến Hoàng Sa là một trong những sự thực lịch sử mà nhà cầm quyền CS muốn xóa bỏ. Nhưng sự hy sinh anh dũng của 74 chiến sĩ VNCH năm 1974 không chỉ nằm trong ký ức của những người dân miền Nam trước 1975, mà ngày một nhiều hơn những người dân cả nước, đủ mọi lứa tuổi biết đến trận Hải chiến lịch sử này. 

Tưởng niệm Hải chiến Hoàng Sa, tri ân các anh hùng VNCH đã ngã xuống chính là một trong những hoạt động của người dân cả hai miền Nam-Bắc trong một vài năm trở lại đây.

Không thể bưng bít thông tin, nhà cầm quyền cho dư luận viên, công an, côn đồ và nhiều thành phần lưu manh trong xã hội cấm đoán, phá phách và đàn áp các buổi lễ Tưởng niệm. Ngay từ hai ngày trước, nơi ở của hầu hết những người đấu tranh nhân quyền trên khắp cả nước đã bị công an canh gác hầu ngăn chặn những người này ra khỏi nhà.

Tuy nhiên, vẫn có một số người vượt thoát được vòng vây của công an, mật vụ để đến điểm hẹn, tham gia tưởng niệm các anh hùng VNCH đã ngã xuống tại Hoàng Sa ngày này 43 năm về trước.

Tại Hà Nội:

Đúng 9 giờ sáng, hàng trăm người tập trung tại chân tượng đài Lý Thái Tổ và tham gia các nghi lễ tưởng niệm. Được biết, rất đông an ninh, mật vụ, dân phòng bao vây khu vực diễn ra buổi tưởng niệm và ngăn chặn các ngả đường vào địa điểm này.

Photo: Facebook Trung Nghĩa

Đến đưa tin trực tiếp còn có phóng viên quốc tế.

Bản nhạc “Hồn tử sĩ” được vang lên bởi tiếng đàn của người Nghệ sĩ đường phố Tạ Trí Hải, trong nghi ngút khói hương. Những người dân Miền Bắc, những con người một thời đã gọi VNCH là “ngụy”, nay thành kính đứng cúi đầu tưởng nhớ đến anh linh những anh hùng “vị quốc vong thân”.

Cuộc tưởng niệm ở Hà Nội đầy màu sắc. Hầu hết những người tham gia cuộc tưởng niệm đều đeo trên đầu dải băng màu xanh, hàng chữ trắng khẳng định chủ quyền Việt Nam. Họ mang theo những tấm banner, khẩu hiệu lớn: “Anh hùng tử-khí hùng bất tử”; “Trường Sa-Hoàng Sa-Việt Nam”; “Phản đối Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa năm 1974 và Trường Sa năm 1988”; “Cảm tử, quyết tử đòi Trung Quốc trả lại Hoàng Sa, Trường Sa cho Việt Nam”; “Không đòi Trung Quốc trả lại Trường Sa và Hoàng Sa là có tội với tổ tiên và con cháu”…

Facebook Trung Nghĩa
Một tấm banner lớn chép bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà” bằng cả chữ Hán lẫn tiếng Việt cũng được người dân mang tới.

Buổi tưởng niệm vẫn đang diễn ra thì rất đông công an, mật vụ ra tay đàn áp. Chúng cướp băng rôn, khẩu hiệu, giật vòng hoa và bắt người. Hàng chục người đã bị tống lên xe bus đưa đi đâu không rõ. Một trong những người bị đánh có anh Nguyễn Văn Điển. Chúng tôi hiện chưa có các thông tin về những người khác.

Photo: Facebook Trung Nghĩa

Tại Sài Gòn:

Sài Gòn luôn là nơi mà công an “siết chặt” đối với những người đấu tranh cũng như tại các địa điểm diễn ra sự kiện. Ông Huỳnh Công Thuận, cựu quân nhân VNCH, thành viên CLB Nhà báo tự do đã bị hành hung bởi một nhóm côn an khi ông này vừa bước ra khỏi nhà vài chục mét. Tại khu vực diễn ra buổi tưởng niệm, công an yêu cầu kiểm tra hành chính của những người đi đường mang theo túi xách, ba-lô. Tuy bị ngăn chặn, kiểm soát gắt gao nhưng hàng chục người vẫn tập trung tại chân tượng Đài Trần Hưng Đạo- bến Bạch Đằng để tổ chức buổi tưởng niệm.



Photo: Facebook Trung Nghĩa

Tại Nghệ An:

Hàng chục bạn trẻ mang theo băng rôn, khẩu hiệu, vòng hoa để tổ chức tưởng niệm các chiến sĩ VNCH. Họ tổ chức tưởng niệm trên biển, hát vang các bài ca tranh đấu, bài ca yêu nước và ca ngợi sự hy sinh của những anh hùng hy sinh tại Hoàng Sa. 

Trần Sáng, một trong những bạn trẻ tổ chức và tham gia buổi tưởng niệm chia sẻ với chúng tôi: “Em là người Công giáo, từ nhỏ đã được dạy dỗ phải yêu thương sự thật. Có nhiều lần công an đã gây khó khăn cho nơi ở, cuộc sống của gia đình em, nên từ đó em đã lên mạng tự tìm hiểu sự thật. Em muốn biết chế độ VNCH và lính Mỹ có giống như những gì em được học ở trường không. Sự thật mà em tìm hiểu được hoàn toàn khác.

Ngày 18-5-2014, lần đầu tiên em xuống đường phản đối Trung cộng chiếm biển Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam. Cũng từ đó em được biết đến ngày 19-1-1974 và sự hy sinh của các chiến sĩ VNCH. Sáng nay, thời khắc chúng em tường niệm, ai cũng xúc động. Và không khỏi đau xót, cả căm phẫn nữa khi nghĩ về các chiến sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc mà còn bị chế độ cộng sản bôi nhọ và muốn xóa khỏi lịch sử.”

Xin kết thúc bản tin này bằng một lời ca ngợi xứng đáng dành cho những người con đã hy sinh vì Tổ Quốc: “Anh hùng tử- khí hùng bất tử”.

Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã thất bại trong việc xóa bỏ lịch sử và bưng bít sự thật. Hải chiến Hoàng Sa là một phần lịch sử Việt Nam. Chính thế hệ trẻ chứ không ai khác, đang và sẽ nhắc nhớ sự kiện này như một điều đáng tự hào của chính thể VNCH, và là điều ô nhục cho chế độ cộng sản.



http://danlambaovn.blogspot.com/2017/01/tuong-niem-cac-anh-hung-vnch-hy-sinh.html#more

Vùng Tàu: Tưởng niệm 74 chiến sĩ hải quân VNCH hy sinh tại Hoàng Sa

CTV Danlambao - Một cuộc tưởng niệm 74 chiến sĩ hải quân VNCH hy sinh trên biển Hoàng Sa năm 1974 đã được một số anh em tại Vũng Tàu tổ chức chiều nay 16/1/2017. Tham gia buổi tưởng niệm còn có một số anh chị em đến từ Sài Gòn.

Đây là một trong nhiều hoạt động thể hiện lòng yêu nước và cổ vũ cho nhân quyền mà nhóm tranh đấu tại Vũng Tàu thực hiện thường xuyên trong một vài năm trở lại đây.

Hơn mười người, trong trang phục là chiếc áo in hình bản đồ Việt Nam với các dòng chữ: “No-U. Xóa đường lưỡi bò, bảo vệ biển đảo Việt Nam. Trường sa-Hoàng Sa là của Việt Nam”. Cuộc tưởng niệm được diễn ra trang trọng trên một chiếc tàu nhỏ lênh đênh trên biển.

Vòng hoa mang dòng chữ “Tưởng niệm 74 anh hùng tử sĩ đã ngã xuống vì Tổ quốc” được các anh chị em thả xuống biển với sự trân kính, biết ơn. Dòng chữ “Hoàng Sa-Trường Sa là máu thịt của con dân Việt Nam” được viết bằng chữ màu đỏ trên nền vàng của tấm banner khổ lớn.


Chị Trần Thị Thu Nguyệt chia sẻ với CTV Danlambao: “Tôi từ Sài Gòn đến đây, cùng với các anh em Vũng Tàu tổ chức buổi tưởng niệm 74 chiến sĩ VNCH đã hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ biển đảo quê hương bốn mươi ba năm trước. Trung cộng với lực lượng xâm lược hùng hậu đã cưỡng chiếm được Hoàng Sa, nhưng tinh thần chiến đấu quả cảm của các anh hùng VNCH trong trận hải chiến ngày ấy sẽ mãi mãi bất diệt. Do bị bưng bít thông tin nên rất ít người dân biết về trận hải chiến này, về sự hy sinh của những anh hùng VNCH. Vì thế, tôi hy vọng việc làm nhỏ bé của mình, sẽ góp phần lan truyền sự thật đến với người dân, nhất là các bạn trẻ. Đất nước này là của chung, vì vậy mỗi người dân Việt Nam đều cần có trách nhiệm bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng cha ông để lại”.


Anh Vũ Đình Hải, một người đấu tranh tại Vũng Tàu bày tỏ: “Ngày 19/1/1974 là ngày Trung cộng dùng vũ lực để chiếm Hoàng Sa của Việt Nam. Thời điểm đó, quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Mặc dù lực lượng hải quân VNCH yếu hơn nhiều lần so với quân Trung cộng, nhưng các anh đã chiến đấu oanh liệt. Hoàng Sa mất, 74 chiến sĩ đã ngã xuống nhưng tinh thần yêu nước, tinh thần hy sinh vì dân tộc mãi mãi trường tồn. Ngày hôm nay, chúng tôi hướng về biển Đông, nơi các anh đã chiến đấu và hy sinh, để tưởng nhớ và tri ân đến những người con trung thành của đất nước. Chúng tôi mong rằng, tất cả những sự kiện lịch sử liên quan đến việc bảo vệ lãnh hải, lãnh thổ Việt Nam, liên quan đến giặc Tàu xâm lược phải được đưa vào chương trình giáo dục phổ thông. Người dân Việt Nam. Và nhất là thế hệ tương lai của đất nước phải được biết sự thật về những gì đã và đang xảy ra trên đất nước này”.


43 năm trôi qua. Vào ngày mà 74 chiến sĩ VNCH vị quốc vong thân tại Hoàng Sa thì nhiều bạn trẻ tưởng nhớ đến các anh chưa ra đời. Kể từ sau năm 1975, mặc dù cả một bộ máy tuyên truyền của chế độ độc tài bôi đen danh dự của các anh, gọi các anh và đồng đội của các anh là "ngụy quân" nhưng cuối cùng các anh vẫn luôn là những viên ngọc quý của Tổ quốc trong trái tim của muôn người, ngay cả chính những người đã sinh ra và lớn lên trong lòng chế độ.



16.01.2017


http://danlambaovn.blogspot.com/2017/01/vung-tau-tuong-niem-74-chien-si-hai.html


Việt Nam: Tưởng niệm trận Hoàng Sa, nhiều người bị bắt tại Hà Nội


mediaBiểu tình tưởng niệm trận Hoàng Sa, tại Hà Nội, ngày 19/01/2017.REUTERS/Kham
Ngày 19/01/2017 nhiều người dân Hà Nội và Sài Gòn tổ chức lễ tưởng niệm trận Hoàng sa 1974 và lên án Trung Quốc xâm lược. Công an Việt Nam đàn áp thô bạo cuộc biểu tình tại thủ đô, theo tin của AFP.
Nhiều phóng viên của AFP có mặt tại công viên Lý Thái Tổ, Hà Nội, cho biết vào ngày thứ Năm 19/01/2017, khoảng 100 người Việt Nam đã tập hợp cùng với biểu ngữ « chống kẻ thù truyền kiếp » và lên án « quân xâm lăng ». Cuộc biểu tình, không được chính quyền cho phép, được tổ chức để ghi dấu 43 năm quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc đánh chiếm.
Công an ra tay nhanh chóng, xé nát các biểu ngữ của đoàn biểu tình, bắt đi một số người và ra lệnh cho phóng viên tắt máy quay phim, rời hiện trường.
Một người biểu tình tên Phạm Văn Trội nói với AFP rằng « chính quyền Việt nam nên tỏ ra cương quyết với Trung Quốc để lấy lại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ».
Các mạng xã hội cung cấp thêm thông tin và hình ảnh biểu tình. « Phản đối Trung Quốc xâm lăng Hoàng Sa năm 1974 và Trường Sa năm 1988 », « Đường lưỡi bò của Trung Quốc là vô lý và phi pháp » là nội dung một số biểu ngữ bằng tiếng Việt trong cuộc biểu tình ngày hôm nay.
Tại Sài Gòn, tuy bị kiểm soát gắt gao, nhưng hơn một chục người đã làm lễ tưởng niệm tại tượng đài Trần Hưng Đạo, bến Bạch Đằng.
Tại Nghệ An, hàng chục thanh niên mang vòng hoa và biểu ngữ ra biển tưởng niệm 74 chiến sĩ Hải quân Việt Nam Cộng Hoà hy sinh trong trận Hoàng Sa tháng 01/1974.
Nhắc lại đợt biểu tình dữ dội chống Trung Quốc vào năm 2014 khi Bắc Kinh đưa một dàn khoan thăm dò dầu khí vào lãnh hải Việt Nam, AFP ghi nhận tâm lý chống Trung Quốc ngày càng mạnh tại Việt Nam.

http://vi.rfi.fr/viet-nam/20170119-viet-nam-tuong-niem-tran-hoang-sa-nhieu-nguoi-bi-bat-tai-ha-noi

    1. Toàn cảnh Vũ Quang Thuận bị bắt khi vác thánh giá đi tuần hành phản đối Trung quốc - Duur: 24:40.

      • 14 uur geleden
      • 13.753 weergaven
      MrTinnong : Toàn cảnh Vũ Quang Thuận bị bắt khi vác thánh giá đi tuần hành phản đối Trung quốc,Vũ Quang Thuận bị bắt khi đi ...
      • Nieuw
    2. Vũ Quang Thuận bị bắt khi vác Thánh Giá tưởng niệm 75 chiến sĩ VNCH hy sinh bảo vệ Hoàng Sa - Duur: 16:16.

      • 12 uur geleden
      • 3.557 weergaven
      Sáng nay 19/1/2017 anh Vũ Quang Thuận đã bị an ninh bắt khi vác Thánh Giá tưởng niệm 75 chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa hy ...
      • Nieuw
    3. Nóng: Ông Vũ Quang Thuận bị bắt khi đang vác thập giá tuần hành phản đối Trung Quốc - Duur: 5:54.

      • 16 uur geleden
      • 40.321 weergaven
      Nóng: Ông Vũ Quang Thuận bị bắt khi đang vác thập giá tuần hành phản đối Trung Quốc ...
      • Nieuw

Geen opmerkingen:

Een reactie posten