Chuyên gia Pháp : Trung Quốc rõ ràng đang quân sự hóa Biển Đông
Các máy bay chiến đấu J-15 trên hàng không mẫu hạm Liêu Ninh tham gia tập trận tại Biển Đông ngày 02/01/2017.
Theo chuyên gia Jean-Pierre Cabestan, trưởng bộ môn khoa học chính trị của trường đại học Báptít Hồng Kông, Bắc Kinh rõ ràng đang quân sự hóa các đảo nhân tạo trên Biển Đông. Trên thực tế đã có sự thay đổi nguyên trạng về quân sự và chiến lược tại vùng biển quan trọng này. Trung Quốc diễu võ giương oai nhằm đe dọa các nước, lấn dần từng chút một để tránh nguy cơ đối đầu trực tiếp với Hoa Kỳ.
Báo chí Trung Quốc hôm 13/01/2017 đã đả kích ông Rex Tillerson, ngoại trưởng do tổng thống tân cử Mỹ Donald Trump bổ nhiệm, vì ông đưa ra ý kiến nên cấm Bắc Kinh đến các đảo đang kiểm soát tại Biển Đông. Hoàn Cầu Thời Báo cho rằng ý tưởng này là « kỳ quặc », trừ phi muốn xảy ra « một cuộc chiến tranh quy mô » giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. China Daily dọa nạt « một cuộc đối đầu hủy diệt » nếu chính quyền Trump, sẽ nắm quyền từ ngày 20/1, sử dụng đến biện pháp này.
Trước đó một hôm, ông Rex Tillerson trong cuộc điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ tuyên bố : « Chúng ta phải gởi một dấu hiệu rõ ràng đến Trung Quốc, cho họ biết rằng phải ngưng việc xây dựng trên các đảo (tại Biển Đông), và họ không còn được phép đi vào những đảo này ».
Loạt đại pháo được báo chí nhà nước Trung Quốc dồn dập nã vào ý đồ phong tỏa mang tính vô tiền khoáng hậu của ông Tillerson, chứng tỏ mức độ căng thẳng trong tranh chấp lãnh thổ hiện nay tại Biển Đông. Nhật báo Le Monde đã phỏng vấn nhà Trung Quốc học Jean-Pierre Cabestan, trưởng bộ môn khoa học chính trị của trường đại học Báptít Hồng Kông, tác giả cuốn « Chính sách quốc tế của Trung Quốc, giữa hội nhập và ý hướng đại cường ».
Trung Quốc liên tục biểu dương sức mạnh : chiếc hàng không mẫu hạm Liêu Ninh của họ hồi Noel lần đầu tiên đã đi qua eo biển Miyako ở ngoài khơi Okinawa để tiến ra Thái Bình Dương. Sau đó các máy bay ném bom nhiều lần bay lượn phía trên các eo biển trong khu vực, vòng quanh Đài Loan, dù trên không phận quốc tế. Các hành động ngày càng lặp đi lặp lại trên Biển Đông như thế nói lên điều gì ?
Các vụ xuất kích này là những hành động khoa trương, nằm trong ý đồ tạo ra một sự cân bằng lực lượng mới. Đó là một cách để trưng ra nhiều khía cạnh của sức mạnh quân sự Trung Quốc. Hàng không mẫu hạm vừa là đặc trưng vừa là biểu tượng của quyền năng. Hiện nay, Trung Quốc chỉ có mỗi một chiếc, cũng như Pháp có chiếc Charles De Gaulle : tàu sân bay có nhiều chức năng, được triển khai để mang đến một thông điệp vừa chiến lược vừa ngoại giao. Trung Quốc đã tiến được từng bước với chiếc Liêu Ninh : ban đầu họ tập dượt cách hoạt động tại Biển Hoa Đông, rồi đến Thái Bình Dương, sau đó đến địa điểm nhạy cảm là Biển Đông.
Không quân Trung Quốc cũng chứng tỏ khả năng bảo đảm được việc tiếp liệu trên không cho các phi cơ tiêm kích và oanh tạc cơ. Tuần duyên Trung Quốc nay được trang bị rất tốt. Trong quá khứ, chúng ta từng thấy dân quân biển can thiệp trong những vụ va chạm. Để xây dựng các đảo nhân tạo trên Biển Đông, Bắc Kinh đã huy động đủ loại đơn vị để nạo vét và cải tạo.
Đối với Trung Quốc, tầm quan trọng của việc biểu dương lực lượng là làm gia tăng rủi ro trong thời bình cho hải quân các nước khác tại Biển Đông, làm cho họ hiểu rằng can dự vào sẽ nguy hiểm, ngay cả việc đi qua vô hại. Chính trong logic này mà Bắc Kinh hồi tháng 12/2016 đã đoạt lấy một tàu ngầm tự hành phục vụ công tác giám sát của Đệ thất Hạm đội Hoa Kỳ.
Phía sau tất cả những điều đó, là ý định bảo vệ căn cứ tàu ngầm Tam Á (Sanya) trên đảo Hải Nam, bảo đảm cho các tàu ngầm nguyên tử phóng hỏa tiễn có thể được triển khai ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương mà không bị phát hiện. Bị kẹt giữa những chuỗi đảo, nhất là những đảo gần nhất đang do các đồng minh của Mỹ là Nhật Bản, Đài Loan, Philippines kiểm soát, vấn đề địa lý là tối quan trọng cho Trung Quốc. Trong bối cảnh đó, việc xích lại gần tổng thống Philippines, Rodrigo Duterte là cần thiết.
Tiếp đến, tất cả những động thái trên không phải là quyết định ngẫu nhiên, mà là phản ứng trước cuộc điện đàm giữa ông Donald Trump và tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn, cũng như tuyên bố của tổng thống tân cử Mỹ về chính sách « một nước Trung Hoa ». Trong những tháng tới, có lẽ Trung Quốc sẽ gây thêm áp lực quân sự lên Đài Loan.
Liệu có nguy cơ thực sự về các vụ va chạm hay xung đột ?
Có các rủi ro do tính toán sai lầm. Nhưng tôi nghĩ rằng Bắc Kinh bằng mọi giá cố tránh mọi sự cố dẫn đến xung đột vũ trang với Hoa Kỳ. Vụ cưỡng đoạt chiếc tàu ngầm tự hành là một tín hiệu cho tân chính phủ Mỹ. Cũng có các nguy cơ đối với Nhật Bản, cho dù Trung Quốc hành động một cách thận trọng, bối cảnh hiện nay có thể dẫn đến một sự cải thiện quan hệ nho nhỏ.
Hoa Kỳ và Trung Quốc cáo buộc lẫn nhau là quân sự hóa Biển Đông. Sự thể ra sao ?
Bắc Kinh hiển nhiên đang lao vào việc quân sự hóa các đảo nhân tạo trên Biển Đông. Họ nói rằng các thiết trí quân sự trên đó là khiêm tốn, mang tính phòng vệ - điều này thật khó tin, còn việc quân sự hóa thì không thể chối cãi. Hơn nữa, chúng ta sẽ chứng kiến cảnh các phi cơ và chiến hạm Trung Quốc cấp tập qua lại Biển Đông, thông qua các eo biển Đài Loan (giữa Trung Quốc với Đài Loan) và Ba Sĩ (giữa Đài Loan với Philippines). Tại Biển Hoa Đông, Bắc Kinh đã bảo Tokyo là cần phải làm quen với việc máy bay và tàu thuyền Trung Quốc thường xuyên đi qua.
Việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự gây ra nhiều hậu quả khác nhau. Tại Đài Loan, bà Thái Anh Văn đã đưa ra chương trình đóng các tàu ngầm. Nhật Bản cải thiện các thiết bị nghe lén và giám sát trên đảo Ishigaki và Yonaguni, nằm cách Đài Loan 50 hải lý. Tokyo cũng tăng ngân sách quốc phòng, nhưng việc gia tăng này có giới hạn. Ngược lại, ngân sách dành cho lực lượng tuần duyên Nhật - vốn không trực thuộc quốc phòng - được tăng lên rất nhiều, đó là một lực lượng trang bị hùng hậu và hiệu quả. Giữa Đài Bắc và Tokyo, người ta quan sát thấy các dấu hiệu của một sự hội tụ lợi ích chiến lược. Người Nhật nay đã tiến hành đối thoại an ninh công khai hơn với Đài Loan, và mới đây đã đổi tên cơ quan đại diện tại Đài Bắc.
Trước sự leo thang của Trung Quốc tại Biển Đông, các nước khác phản ứng như thế nào ?
Về mặt ngoại giao, Trung Quốc đã thành công trong việc làm cho Việt Nam, vốn rất lệ thuộc vào người láng giềng phương Bắc về kinh tế, phải yên lặng. Manila thì đã thành đồ chơi trong túi Bắc Kinh - ngư dân Philippines được cho phép quay lại bãi cạn Scarborough, sau phán quyết của Tòa Trọng tài La Haye, và sự hòa giải với ông Duterte. Trung Quốc xích gần lại với Malaysia, cho dù hành động này mang tính cơ hội vì một phần nhờ thủ tướng Najib Razak bị rắc rối với tư pháp Mỹ. Dù vậy họ vẫn gặp trục trặc với Singapore, vốn rất kiên quyết dựa vào nguyên tắc trọng tài. Bắc Kinh trả đũa bằng cách tịch thu các xe bọc thép của Singapore quá cảnh ở Hồng Kông.
Nhìn chung, các quốc gia ven Biển Đông vô cùng thận trọng. Họ không có chọn lựa nào khác ngoài việc chấp nhận một sự hiện diện rộng khắp của Trung Quốc. Bắc Kinh tự xây lên các đảo riêng và không sáp nhập các lãnh thổ do các nước khác trấn đóng, trừ bãi cạn Scarborough năm 2012. Thế nhưng họ lại ký thỏa thuận với Philippines về quyền đánh cá. Đó là một động thái chính trị của Bắc Kinh, nhưng không đặt lại vấn đề yêu sách chủ quyền, vốn bất di bất dịch, bất chấp phán quyết trọng tài. Trung Quốc đang trong thế mạnh khi nói rằng không có việc thay đổi nguyên trạng. Sau năm 2012, thực tế không có thay đổi nguyên trạng về lãnh thổ tại Biển Đông, nhưng có sự thay đổi nguyên trạng về quân sự và chiến lược.
Còn người Mỹ thì sao ?
Họ thực sự bối rối. Trung Quốc đã tiến bước một cách hết sức cẩn trọng, chú ý không quân sự hóa trực tiếp các tranh chấp, tránh xâm phạm trực tiếp quyền của các nước láng giềng. Mỹ rất khó ngăn cản các động thái tằm ăn dâu này. Hoa Kỳ có thể tăng cường các hoạt động bảo vệ tự do hàng hải, kể cả khu vực gần các đảo nhân tạo, vốn không được luật pháp quốc tế coi là đảo. Nhưng sự việc dừng lại ở đó. Bắc Kinh để yên cho các hoạt động này, và dù sao đi nữa họ không thể phiêu lưu qua việc đánh lén người Mỹ.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20170114-chuyen-gia-phap-trung-quoc-ro-rang-dang-quan-su-hoa-bien-dong
Trước đó một hôm, ông Rex Tillerson trong cuộc điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ tuyên bố : « Chúng ta phải gởi một dấu hiệu rõ ràng đến Trung Quốc, cho họ biết rằng phải ngưng việc xây dựng trên các đảo (tại Biển Đông), và họ không còn được phép đi vào những đảo này ».
Loạt đại pháo được báo chí nhà nước Trung Quốc dồn dập nã vào ý đồ phong tỏa mang tính vô tiền khoáng hậu của ông Tillerson, chứng tỏ mức độ căng thẳng trong tranh chấp lãnh thổ hiện nay tại Biển Đông. Nhật báo Le Monde đã phỏng vấn nhà Trung Quốc học Jean-Pierre Cabestan, trưởng bộ môn khoa học chính trị của trường đại học Báptít Hồng Kông, tác giả cuốn « Chính sách quốc tế của Trung Quốc, giữa hội nhập và ý hướng đại cường ».
Trung Quốc liên tục biểu dương sức mạnh : chiếc hàng không mẫu hạm Liêu Ninh của họ hồi Noel lần đầu tiên đã đi qua eo biển Miyako ở ngoài khơi Okinawa để tiến ra Thái Bình Dương. Sau đó các máy bay ném bom nhiều lần bay lượn phía trên các eo biển trong khu vực, vòng quanh Đài Loan, dù trên không phận quốc tế. Các hành động ngày càng lặp đi lặp lại trên Biển Đông như thế nói lên điều gì ?
Các vụ xuất kích này là những hành động khoa trương, nằm trong ý đồ tạo ra một sự cân bằng lực lượng mới. Đó là một cách để trưng ra nhiều khía cạnh của sức mạnh quân sự Trung Quốc. Hàng không mẫu hạm vừa là đặc trưng vừa là biểu tượng của quyền năng. Hiện nay, Trung Quốc chỉ có mỗi một chiếc, cũng như Pháp có chiếc Charles De Gaulle : tàu sân bay có nhiều chức năng, được triển khai để mang đến một thông điệp vừa chiến lược vừa ngoại giao. Trung Quốc đã tiến được từng bước với chiếc Liêu Ninh : ban đầu họ tập dượt cách hoạt động tại Biển Hoa Đông, rồi đến Thái Bình Dương, sau đó đến địa điểm nhạy cảm là Biển Đông.
Không quân Trung Quốc cũng chứng tỏ khả năng bảo đảm được việc tiếp liệu trên không cho các phi cơ tiêm kích và oanh tạc cơ. Tuần duyên Trung Quốc nay được trang bị rất tốt. Trong quá khứ, chúng ta từng thấy dân quân biển can thiệp trong những vụ va chạm. Để xây dựng các đảo nhân tạo trên Biển Đông, Bắc Kinh đã huy động đủ loại đơn vị để nạo vét và cải tạo.
Đối với Trung Quốc, tầm quan trọng của việc biểu dương lực lượng là làm gia tăng rủi ro trong thời bình cho hải quân các nước khác tại Biển Đông, làm cho họ hiểu rằng can dự vào sẽ nguy hiểm, ngay cả việc đi qua vô hại. Chính trong logic này mà Bắc Kinh hồi tháng 12/2016 đã đoạt lấy một tàu ngầm tự hành phục vụ công tác giám sát của Đệ thất Hạm đội Hoa Kỳ.
Phía sau tất cả những điều đó, là ý định bảo vệ căn cứ tàu ngầm Tam Á (Sanya) trên đảo Hải Nam, bảo đảm cho các tàu ngầm nguyên tử phóng hỏa tiễn có thể được triển khai ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương mà không bị phát hiện. Bị kẹt giữa những chuỗi đảo, nhất là những đảo gần nhất đang do các đồng minh của Mỹ là Nhật Bản, Đài Loan, Philippines kiểm soát, vấn đề địa lý là tối quan trọng cho Trung Quốc. Trong bối cảnh đó, việc xích lại gần tổng thống Philippines, Rodrigo Duterte là cần thiết.
Tiếp đến, tất cả những động thái trên không phải là quyết định ngẫu nhiên, mà là phản ứng trước cuộc điện đàm giữa ông Donald Trump và tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn, cũng như tuyên bố của tổng thống tân cử Mỹ về chính sách « một nước Trung Hoa ». Trong những tháng tới, có lẽ Trung Quốc sẽ gây thêm áp lực quân sự lên Đài Loan.
Liệu có nguy cơ thực sự về các vụ va chạm hay xung đột ?
Có các rủi ro do tính toán sai lầm. Nhưng tôi nghĩ rằng Bắc Kinh bằng mọi giá cố tránh mọi sự cố dẫn đến xung đột vũ trang với Hoa Kỳ. Vụ cưỡng đoạt chiếc tàu ngầm tự hành là một tín hiệu cho tân chính phủ Mỹ. Cũng có các nguy cơ đối với Nhật Bản, cho dù Trung Quốc hành động một cách thận trọng, bối cảnh hiện nay có thể dẫn đến một sự cải thiện quan hệ nho nhỏ.
Hoa Kỳ và Trung Quốc cáo buộc lẫn nhau là quân sự hóa Biển Đông. Sự thể ra sao ?
Bắc Kinh hiển nhiên đang lao vào việc quân sự hóa các đảo nhân tạo trên Biển Đông. Họ nói rằng các thiết trí quân sự trên đó là khiêm tốn, mang tính phòng vệ - điều này thật khó tin, còn việc quân sự hóa thì không thể chối cãi. Hơn nữa, chúng ta sẽ chứng kiến cảnh các phi cơ và chiến hạm Trung Quốc cấp tập qua lại Biển Đông, thông qua các eo biển Đài Loan (giữa Trung Quốc với Đài Loan) và Ba Sĩ (giữa Đài Loan với Philippines). Tại Biển Hoa Đông, Bắc Kinh đã bảo Tokyo là cần phải làm quen với việc máy bay và tàu thuyền Trung Quốc thường xuyên đi qua.
Việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự gây ra nhiều hậu quả khác nhau. Tại Đài Loan, bà Thái Anh Văn đã đưa ra chương trình đóng các tàu ngầm. Nhật Bản cải thiện các thiết bị nghe lén và giám sát trên đảo Ishigaki và Yonaguni, nằm cách Đài Loan 50 hải lý. Tokyo cũng tăng ngân sách quốc phòng, nhưng việc gia tăng này có giới hạn. Ngược lại, ngân sách dành cho lực lượng tuần duyên Nhật - vốn không trực thuộc quốc phòng - được tăng lên rất nhiều, đó là một lực lượng trang bị hùng hậu và hiệu quả. Giữa Đài Bắc và Tokyo, người ta quan sát thấy các dấu hiệu của một sự hội tụ lợi ích chiến lược. Người Nhật nay đã tiến hành đối thoại an ninh công khai hơn với Đài Loan, và mới đây đã đổi tên cơ quan đại diện tại Đài Bắc.
Trước sự leo thang của Trung Quốc tại Biển Đông, các nước khác phản ứng như thế nào ?
Về mặt ngoại giao, Trung Quốc đã thành công trong việc làm cho Việt Nam, vốn rất lệ thuộc vào người láng giềng phương Bắc về kinh tế, phải yên lặng. Manila thì đã thành đồ chơi trong túi Bắc Kinh - ngư dân Philippines được cho phép quay lại bãi cạn Scarborough, sau phán quyết của Tòa Trọng tài La Haye, và sự hòa giải với ông Duterte. Trung Quốc xích gần lại với Malaysia, cho dù hành động này mang tính cơ hội vì một phần nhờ thủ tướng Najib Razak bị rắc rối với tư pháp Mỹ. Dù vậy họ vẫn gặp trục trặc với Singapore, vốn rất kiên quyết dựa vào nguyên tắc trọng tài. Bắc Kinh trả đũa bằng cách tịch thu các xe bọc thép của Singapore quá cảnh ở Hồng Kông.
Nhìn chung, các quốc gia ven Biển Đông vô cùng thận trọng. Họ không có chọn lựa nào khác ngoài việc chấp nhận một sự hiện diện rộng khắp của Trung Quốc. Bắc Kinh tự xây lên các đảo riêng và không sáp nhập các lãnh thổ do các nước khác trấn đóng, trừ bãi cạn Scarborough năm 2012. Thế nhưng họ lại ký thỏa thuận với Philippines về quyền đánh cá. Đó là một động thái chính trị của Bắc Kinh, nhưng không đặt lại vấn đề yêu sách chủ quyền, vốn bất di bất dịch, bất chấp phán quyết trọng tài. Trung Quốc đang trong thế mạnh khi nói rằng không có việc thay đổi nguyên trạng. Sau năm 2012, thực tế không có thay đổi nguyên trạng về lãnh thổ tại Biển Đông, nhưng có sự thay đổi nguyên trạng về quân sự và chiến lược.
Còn người Mỹ thì sao ?
Họ thực sự bối rối. Trung Quốc đã tiến bước một cách hết sức cẩn trọng, chú ý không quân sự hóa trực tiếp các tranh chấp, tránh xâm phạm trực tiếp quyền của các nước láng giềng. Mỹ rất khó ngăn cản các động thái tằm ăn dâu này. Hoa Kỳ có thể tăng cường các hoạt động bảo vệ tự do hàng hải, kể cả khu vực gần các đảo nhân tạo, vốn không được luật pháp quốc tế coi là đảo. Nhưng sự việc dừng lại ở đó. Bắc Kinh để yên cho các hoạt động này, và dù sao đi nữa họ không thể phiêu lưu qua việc đánh lén người Mỹ.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20170114-chuyen-gia-phap-trung-quoc-ro-rang-dang-quan-su-hoa-bien-dong
Geen opmerkingen:
Een reactie posten