Barack Obama giảm án cho cựu « điệp viên » của WikiLeaks
Chelsea Manning, ảnh chụp năm 2010.Courtesy U.S. Army/Handout via REUTERS
Tổng thống Mỹ mãn nhiệm Barack Obama vào hôm qua, 17/01/2017, đã giảm án cho cựu « điệp viên » của WikiLeaks, nữ quân nhân Chelsea Manning, bị kết án 35 năm tù vì đã chuyển cho WikiLeaks những tài liệu mật. Thay vì phải đợi đến năm 2045 mới được tự do thì cô sẽ ra tù vào ngày 17 tháng Năm tới đây.
Chelsea Manning là một chuyên viên phân tích của quân đội Mỹ, đã ăn cắp và trao cho báo chí gần 700.000 tài liệu liên quan đến chiến tranh Irak và Afghanistan. Lúc đó Chelsea Manning còn là Bradley Manning, đã bị kết án với tội danh hành động phản quốc. Manning đã thay đổi giới tính trong tù và đã tìm cách tự tử hai lần.
Đảng Dân Chủ và đảng Cộng Hòa đã chỉ trích dữ dội quyết định giảm án của ông Obama, cho là ông đã ân xá một kẻ phản bội, đã « đâm sau lưng đồng đội ».
Ông Obama đã giải thích : Chelsea Manning đã nhận trách nhiệm và không tìm cách trốn thoát như Snowden, và những tài liệu bị đánh cắp, tuy là tài liệu mật, nhưng không phải là « bí mật quốc phòng ». Ông không giảm mức độ nghiêm trọng của tội của Manning, nhưng đến tháng Năm tới đây thì Chelsea đã ở 7 năm trong tù và tỏ ra rất hối hận về hành động của mình.
Quyết định của tổng thống Mỹ đã được WikiLeaks và nhiều cư dân mạng hoan nghênh, trong đó có đạo diễn Micheal Moore, nhiệt liệt cám ơn Obama.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170118-barack-obama-giam-an-cho-cuu-%C2%AB-diep-vien-%C2%BB-cua-wikileaks
Đảng Dân Chủ và đảng Cộng Hòa đã chỉ trích dữ dội quyết định giảm án của ông Obama, cho là ông đã ân xá một kẻ phản bội, đã « đâm sau lưng đồng đội ».
Ông Obama đã giải thích : Chelsea Manning đã nhận trách nhiệm và không tìm cách trốn thoát như Snowden, và những tài liệu bị đánh cắp, tuy là tài liệu mật, nhưng không phải là « bí mật quốc phòng ». Ông không giảm mức độ nghiêm trọng của tội của Manning, nhưng đến tháng Năm tới đây thì Chelsea đã ở 7 năm trong tù và tỏ ra rất hối hận về hành động của mình.
Quyết định của tổng thống Mỹ đã được WikiLeaks và nhiều cư dân mạng hoan nghênh, trong đó có đạo diễn Micheal Moore, nhiệt liệt cám ơn Obama.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170118-barack-obama-giam-an-cho-cuu-%C2%AB-diep-vien-%C2%BB-cua-wikileaks
Wikileaks : người tù Manning muốn trở thành phụ nữ
Bức ảnh chụp năm 2010, khi Bradley Manning giả nữ.REUTERS/U.S. Army/Handout
Hôm nay, 13/06/2013, Reuters đưa tin người quân nhân Bradley Manning, 25 tuổi, vừa bị kết án 35 năm tù hôm qua, vì tội tiết lộ một khối lượng tài liệu mật rất lớn qua trang mạng Wikileaks, vừa đưa ra một tuyên bố bất ngờ. Anh đề nghị được chuyển giới tính và yêu cầu được gọi là "Chelsea". Tuần tới luật sư của Manning sẽ chuyển đơn xin ân xá đến tổng thống Obama.
Trong một thông điệp đọc trong chương trình Today trên kênh truyền hình Mỹ NBC News, người binh nhất Manning khẳng định : « Bởi tôi bắt đầu một giai đoạn mới trong cuộc đời mình, tôi muốn tất cả mọi người biết sự thật tôi là ai. Tôi là Chelsea Manning. Tôi là phụ nữ ».
Bradley Manning tâm sự cảm thấy mình là phụ nữ từ khi còn nhỏ. Anh cũng bày tỏ mong muốn được trải qua « liệu pháp hormon » ngay khi có thể được, và hy vọng ngay từ bây giờ mọi người có thể gọi mình bằng tên mới.
Theo luật sư David Coombs, thân chủ B. Manning không đưa ra đề nghị được đưa tới trại tù phụ nữ, mục đích trước hết của người tù muốn trở thành phụ nữ này là được sống là chính mình.
Thực ra ngay từ khi phiên tòa quân sự mở ra, tại căn cứ Fort Mead, ngày 03/06, các rối loạn bản sắc tính dục của B. Manning đã điểm xuyết các cuộc tranh luận. Luật sư thường xuyên nhắc đến tính cách mỏng manh của người binh nhất để giải thích cho trạng thái tinh thần của cựu nhân viên phân tích tin tức tình báo, khi anh chuyển giao hơn 700.000 trang tài liệu mật cho Wikileaks, để sau đó các tài liệu này được công bố, gây một cơn chấn động ngoại giao toàn cầu.
Trước vành móng người, các nhà tâm thần học và những nhân chứng nhấn mạnh đến việc Manning đã phải chống chọi như thế nào với bản tính phụ nữ, ẩn trong một cơ thể đàn ông. Nhà tâm thần David Moulton khẳng định Bradley Manning bị mắc các chứng rối loạn tính dục, ái kỷ và các rối loạn ám ảnh cưỡng bức. Các luật sư cho rằng bị cáo ngày càng sống trong trạng thái cô lập và chịu nhiều căng thẳng trong quá trình chuyển các tài liệu, tuy nhiên những sĩ quan phụ trách đã không hề để ý.
Người tù tại nhà giam quân sự Fort Leavenworth hy vọng được cho phép theo đuổi liệu pháp hormon, tuy nhiên theo một phát ngôn viên quân đội của Lầu Năm Góc, « trong quân đội Mỹ hiện không có cơ chế cho phép cung cấp các liệu pháp như vậy (…) cho cô ấy ».
Theo công luật của Mỹ, ngày càng có nhiều thẩm phán liên bang thừa nhận rằng từ chối yêu cầu được hưởng liệu pháp chuyển giới đối với những tù nhân ở trong trường hợp này là một sự trừng phạt kinh khủng đối với họ. Năm ngoái, một thẩm phán ở Massachusetts đã ra lệnh cho chính quyền tiểu bang đài thọ các liệu pháp chuyển giới cho một tù nhân mắc tội giết người. Kể từ một quyết định của một tòa phúc thẩm tháng 1/2013, các tù nhân của một loạt tiểu bang nước Mỹ có quyền được hưởng phẫu thuật chuyển giới.
Hiện tại, theo luật sư, B. Manning sẽ đợi đến khi toàn bộ vụ án kết thúc, thì mới tuyên bố về vấn đề có muốn phẫu thuật chuyển giới hay không, vì « Chelsea không muốn chuyện này ảnh hưởng đến hồ sơ vụ án ».
Tuần tới Manning sẽ gửi thư xin ân xá lên Obama
Mặc dù bản án được tuyên nhẹ hơn rất nhiều so với bản án 60 năm tù do bên công tố đề nghị, nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền đã lên án phán quyết này. ACLU, tổ chức bảo vệ các quyền tự do dân sự lớn nhất của nước Mỹ lên án hệ thống tư pháp trừng phạt một cách quá khắc nghiệt một người lính, đã làm công việc đưa đến công chúng các thông tin về những kẻ tra tấn tù nhân hay giết hại thường dân. Trước căn cứ quân sự Fort Mead, nơi diễn ra phiên tòa, những người ủng hộ Manning hô vang : « Chúng tôi ở bên bạn. Bạn là người anh hùng của chúng tôi ».
Luật sư David Coombs phẫn nộ trước bản án đối với một người, mà theo ông, đã chỉ hành động « vì tình yêu đất nước và ý thức trách nhiệm đối với người khác ». Tuần tới, luật sư sẽ chuyển đơn xin ân xá của Manning lên tổng thống Obama.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20130822-wikileaks-nguoi-tu-manning-muon-tro-thanh-phu-nu
Bradley Manning tâm sự cảm thấy mình là phụ nữ từ khi còn nhỏ. Anh cũng bày tỏ mong muốn được trải qua « liệu pháp hormon » ngay khi có thể được, và hy vọng ngay từ bây giờ mọi người có thể gọi mình bằng tên mới.
Theo luật sư David Coombs, thân chủ B. Manning không đưa ra đề nghị được đưa tới trại tù phụ nữ, mục đích trước hết của người tù muốn trở thành phụ nữ này là được sống là chính mình.
Thực ra ngay từ khi phiên tòa quân sự mở ra, tại căn cứ Fort Mead, ngày 03/06, các rối loạn bản sắc tính dục của B. Manning đã điểm xuyết các cuộc tranh luận. Luật sư thường xuyên nhắc đến tính cách mỏng manh của người binh nhất để giải thích cho trạng thái tinh thần của cựu nhân viên phân tích tin tức tình báo, khi anh chuyển giao hơn 700.000 trang tài liệu mật cho Wikileaks, để sau đó các tài liệu này được công bố, gây một cơn chấn động ngoại giao toàn cầu.
Trước vành móng người, các nhà tâm thần học và những nhân chứng nhấn mạnh đến việc Manning đã phải chống chọi như thế nào với bản tính phụ nữ, ẩn trong một cơ thể đàn ông. Nhà tâm thần David Moulton khẳng định Bradley Manning bị mắc các chứng rối loạn tính dục, ái kỷ và các rối loạn ám ảnh cưỡng bức. Các luật sư cho rằng bị cáo ngày càng sống trong trạng thái cô lập và chịu nhiều căng thẳng trong quá trình chuyển các tài liệu, tuy nhiên những sĩ quan phụ trách đã không hề để ý.
Người tù tại nhà giam quân sự Fort Leavenworth hy vọng được cho phép theo đuổi liệu pháp hormon, tuy nhiên theo một phát ngôn viên quân đội của Lầu Năm Góc, « trong quân đội Mỹ hiện không có cơ chế cho phép cung cấp các liệu pháp như vậy (…) cho cô ấy ».
Theo công luật của Mỹ, ngày càng có nhiều thẩm phán liên bang thừa nhận rằng từ chối yêu cầu được hưởng liệu pháp chuyển giới đối với những tù nhân ở trong trường hợp này là một sự trừng phạt kinh khủng đối với họ. Năm ngoái, một thẩm phán ở Massachusetts đã ra lệnh cho chính quyền tiểu bang đài thọ các liệu pháp chuyển giới cho một tù nhân mắc tội giết người. Kể từ một quyết định của một tòa phúc thẩm tháng 1/2013, các tù nhân của một loạt tiểu bang nước Mỹ có quyền được hưởng phẫu thuật chuyển giới.
Hiện tại, theo luật sư, B. Manning sẽ đợi đến khi toàn bộ vụ án kết thúc, thì mới tuyên bố về vấn đề có muốn phẫu thuật chuyển giới hay không, vì « Chelsea không muốn chuyện này ảnh hưởng đến hồ sơ vụ án ».
Tuần tới Manning sẽ gửi thư xin ân xá lên Obama
Mặc dù bản án được tuyên nhẹ hơn rất nhiều so với bản án 60 năm tù do bên công tố đề nghị, nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền đã lên án phán quyết này. ACLU, tổ chức bảo vệ các quyền tự do dân sự lớn nhất của nước Mỹ lên án hệ thống tư pháp trừng phạt một cách quá khắc nghiệt một người lính, đã làm công việc đưa đến công chúng các thông tin về những kẻ tra tấn tù nhân hay giết hại thường dân. Trước căn cứ quân sự Fort Mead, nơi diễn ra phiên tòa, những người ủng hộ Manning hô vang : « Chúng tôi ở bên bạn. Bạn là người anh hùng của chúng tôi ».
Luật sư David Coombs phẫn nộ trước bản án đối với một người, mà theo ông, đã chỉ hành động « vì tình yêu đất nước và ý thức trách nhiệm đối với người khác ». Tuần tới, luật sư sẽ chuyển đơn xin ân xá của Manning lên tổng thống Obama.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20130822-wikileaks-nguoi-tu-manning-muon-tro-thanh-phu-nu
Vụ WikiLeaks : Bradley Manning là người hùng hay kẻ phản bội ?
Binh sĩ Bradley Manning (đội mũ) được áp giải ra khỏi phiên tòa ở Fort Meade, Maryland, Hoa Kỳ, ngày 06/06/2012Reuters/Jose Luis Magana/Files
Hôm nay 03/06/2013 tòa án quân sự đặc biệt tại Fort Meade, bang Maryland, Hoa Kỳ, bắt đầu phiên xử người lính Mỹ Bradley Manning, người đã chuyển giao hàng trăm ngàn trang tài liệu mật của quân đội Mỹ cho trang web WikiLeaks. Phiên tòa rất được chờ đợi này sẽ kéo dài đến cuối tháng Tám.
Bradley Manning, người quân nhân 25 tuổi đã nhìn nhận có tải về và chuyển cho trang web WikiLeaks nhiều ngàn bản báo cáo quân sự xếp loại « bí mật quốc phòng » và các điện mật của Bộ Ngoại giao. Nhưng Manning biện minh là không hề có ý định làm hại Hoa Kỳ, chỉ muốn « tạo ra một cuộc tranh luận công khai » về cuộc chiến ở Irak và Afghanistan.
Ngược lại, chính phủ Mỹ cho rằng người lính trẻ này hoàn toàn ý thức là đã đặt Hoa Kỳ vào vòng nguy hiểm, khi lan truyền các tài liệu mật mà anh có được với vai trò người phân tích tin tức tình báo ở Irak, từ tháng 11/2009 đến khi bị bắt vào tháng 5/2010. Bradley Manning bị cáo buộc là đã « thông đồng với kẻ thù » - có thể hiểu ngầm là Al Qaida, và chính phủ đang muốn chứng tỏ là các thông tin bị tiết lộ đã lọt vào tay tổ chức khủng bố.
Cáo trạng liên quan đến 700.000 tài liệu và 22 tội danh, trong đó có 10 tội danh được Manning nhìn nhận. Đây là vụ rò rỉ tài liệu mật lớn nhất từ trước đến nay trong lịch sử nước Mỹ. Người lính có khuôn mặt măng sữa này có nguy cơ lãnh án chung thân, nếu chủ tọa phiên tòa Denise Lind kết luận là anh đã giúp đỡ kẻ thù của nước Mỹ.
Trong số 150 nhân chứng được tòa án quân sự đặc biệt triệu tập, có 24 người sẽ khai báo trong các phiên xử kín, chủ yếu là các đại sứ và viên chức tình báo, và một thành viên đội đặc nhiệm đã từng tham gia cuộc tập kích tháng 5/2011 vào nơi ẩn náu của trùm khủng bố Ousama Ben Laden. Họ sẽ cho biết nhận xét là các tài liệu do Manning tiết lộ có bị lọt vào tay lãnh tụ Al Qaida hay không.
Ngược lại, hàng trăm người ủng hộ Bradley Manning có mặt trước căn cứ quân sự Fort Meade gần Washington từ hôm thứ Bảy 1/6, lại cho anh là một biểu tượng của hòa bình, một người hùng đã can đảm tố cáo các lạm dụng trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Họ dẫn ra đoạn video về sự thô bạo đối với thường dân Irak, hay các báo cáo mật về 779 người tù ở Guantanamo, mà nhờ Manning, đã phát hiện được 150 người bị tống giam vô cớ.
Phiên tòa xử Bradley Manning gây tiếng vang quan trọng trong thời điểm chính quyền Obama đang bị chỉ trích sau vụ theo dõi các nhà báo của AP và Fox News. Nhân vật vắng mặt trong vụ này là Julian Assange, người sáng lập WikiLeaks.
Phiên tòa đặc biệt được mở ra ba năm sau khi Bradley Manning bị bắt giữ tại Irak, bị biệt giam 9 tháng tại nhà tù quân đội Quantico (Virginia). Luật sư của Manning tố cáo « nhịp độ ốc sên » của thủ tục xét xử, đòi hủy bỏ các tội danh với lý do bị cáo bị cầm tù trong các điều kiện « tàn bạo, bất nhân và hèn hạ ». Chủ tọa, đại tá Denise Lind đã cho giảm án bốn tháng, trong khi bị cáo có nguy cơ sẽ bị lãnh 154 năm tù.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20130603-bradley-manning-nguoi-hung-hay-ke-phan-boi
Ngược lại, chính phủ Mỹ cho rằng người lính trẻ này hoàn toàn ý thức là đã đặt Hoa Kỳ vào vòng nguy hiểm, khi lan truyền các tài liệu mật mà anh có được với vai trò người phân tích tin tức tình báo ở Irak, từ tháng 11/2009 đến khi bị bắt vào tháng 5/2010. Bradley Manning bị cáo buộc là đã « thông đồng với kẻ thù » - có thể hiểu ngầm là Al Qaida, và chính phủ đang muốn chứng tỏ là các thông tin bị tiết lộ đã lọt vào tay tổ chức khủng bố.
Cáo trạng liên quan đến 700.000 tài liệu và 22 tội danh, trong đó có 10 tội danh được Manning nhìn nhận. Đây là vụ rò rỉ tài liệu mật lớn nhất từ trước đến nay trong lịch sử nước Mỹ. Người lính có khuôn mặt măng sữa này có nguy cơ lãnh án chung thân, nếu chủ tọa phiên tòa Denise Lind kết luận là anh đã giúp đỡ kẻ thù của nước Mỹ.
Trong số 150 nhân chứng được tòa án quân sự đặc biệt triệu tập, có 24 người sẽ khai báo trong các phiên xử kín, chủ yếu là các đại sứ và viên chức tình báo, và một thành viên đội đặc nhiệm đã từng tham gia cuộc tập kích tháng 5/2011 vào nơi ẩn náu của trùm khủng bố Ousama Ben Laden. Họ sẽ cho biết nhận xét là các tài liệu do Manning tiết lộ có bị lọt vào tay lãnh tụ Al Qaida hay không.
Ngược lại, hàng trăm người ủng hộ Bradley Manning có mặt trước căn cứ quân sự Fort Meade gần Washington từ hôm thứ Bảy 1/6, lại cho anh là một biểu tượng của hòa bình, một người hùng đã can đảm tố cáo các lạm dụng trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Họ dẫn ra đoạn video về sự thô bạo đối với thường dân Irak, hay các báo cáo mật về 779 người tù ở Guantanamo, mà nhờ Manning, đã phát hiện được 150 người bị tống giam vô cớ.
Phiên tòa xử Bradley Manning gây tiếng vang quan trọng trong thời điểm chính quyền Obama đang bị chỉ trích sau vụ theo dõi các nhà báo của AP và Fox News. Nhân vật vắng mặt trong vụ này là Julian Assange, người sáng lập WikiLeaks.
Phiên tòa đặc biệt được mở ra ba năm sau khi Bradley Manning bị bắt giữ tại Irak, bị biệt giam 9 tháng tại nhà tù quân đội Quantico (Virginia). Luật sư của Manning tố cáo « nhịp độ ốc sên » của thủ tục xét xử, đòi hủy bỏ các tội danh với lý do bị cáo bị cầm tù trong các điều kiện « tàn bạo, bất nhân và hèn hạ ». Chủ tọa, đại tá Denise Lind đã cho giảm án bốn tháng, trong khi bị cáo có nguy cơ sẽ bị lãnh 154 năm tù.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20130603-bradley-manning-nguoi-hung-hay-ke-phan-boi
Geen opmerkingen:
Een reactie posten