zondag 15 januari 2017

Bóng đen phong thủy tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh (Trung Quốc) + ướp xác Mao Trạch Đông + tắm máu Quảng trường Thiên An Môn

Bóng đen phong thủy tại Quảng trường Thiên An Môn

Từ lâu, giới chuyên môn đã bàn tán về những bí ẩn phong thủy tại Quảng trường Thiên An Môn, khiến cho nơi này xuất hiện các hiện tượng khác thường (đặc biệt là sự kiện tắm máu học sinh sinh viên năm 1989).
Nhà tưởng niệm Mao Trạch Đông (Ảnh: Jorge Lascar/ Flickr)
Nhà tưởng niệm Mao Trạch Đông (Ảnh: Jorge Lascar/ Flickr)
Gần đây, truyền thông Hồng Kông đưa tin, Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Vương Kỳ Sơn đã đề nghị dời Nhà kỷ niệm Mao Trạch Đông ra khỏi Quảng trường Thiên An Môn. Có báo khơi lại việc nhà biên kịch nổi tiếng Ngô Tổ Quang trước đây đã từng cao giọng đòi đem hỏa thiêu Mao. Truyền thông Đại Lục cũng từng đăng tin có nhà phong thủy tiết lộ Nhà tưởng niệm Mao đối với Quảng trường Thiên An Môn là một ‘điểm đen’ phong thủy.
Theo tạp chí “Tranh Minh” của Hồng Kông số tháng 8/2016, ông Vương Kỳ Sơn dẫn đầu, theo đó là Cục trưởng Cục Tổ chức Trung ương Triệu Lạc Tế và Phó tổng lý Quốc vụ viện Trung Quốc Lưu Diên Đông cùng nhau đề đạt ý kiến đem Nhà tưởng niệm Mao Trạch Đông dời đến Thiếu Sơn ở Hồ Nam. Ý kiến này gần đây đã được một hội nghị của Bộ chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc thông qua với số phiếu quá bán.
Phần 1: Linh đường ngay quảng trường trung tâm thành phố

Nội tình vật báu trấn giữ thành lầu bị gỡ bỏ

Theo bài viết “Trùng kiến Thiên An Môn” của tác giả Dương Li đăng trên Nhật báo Bắc Kinh ngày 5/4: Do thời gian, chiến tranh và động đất, cổng lầu Thiên An Môn “đầy những vết thương”. Tháng 3/1966, khu Hình Đài tỉnh Hà Bắc xảy ra trận địa trấn cấp 7.2 gây chấn động tới Bắc Kinh khiến thành lầu Thiên An Môn bị hư hoại nặng nề. Năm 1969, chính phủ Trung Quốc quyết định tháo dỡ toàn bộ thành lầu Thiên An Môn cũ và xây dựng lại theo quy cách và kiến trúc ban đầu. Công trình được thực hiện bí mật, chính thức khởi công ngày 15/12/1969 và hoàn thành vào đầu tháng 4/1970.
Ông Diệp Dung Khê, một công nhân đã nghỉ hưu từng tham gia làm việc dỡ bỏ thành lầu nhớ lại, câu chuyện khó quên nhất là khi dỡ bỏ cái hộp báu. Nó nằm ngay tại trung tâm nóc thành lầu, ông phải tới lấy ra giao cho phó chỉ huy Ngô Kim Thiết. Khi đó cái hộp cũng đã tan thành từng mảng, không biết có phải nó làm bằng gỗ trinh nam (phoebe zhennan) không, nhưng bên trong có vật trông giống “mụn đồng”, bên cạnh “mụn đồng” có 3 – 4 vật giống như viên đá. Qua chuyên gia giám định xác nhận, vật trông giống “mụn đồng” là vật báu bằng vàng, những vật giống viên đá là chu sa và lương thực ngũ sắc.
Chuyên gia nghiên cứu Miến Thụ Quân chia sẻ với giới truyền thông rằng, theo ghi ghép về văn hóa cổ Trung Hoa trong sử sách đời Minh – Thanh thì những thứ trong cái hộp dùng để yểm thành lầu, dùng để trừ tà.
Sau này vật báu trấn thành lầu không biết bị thất lạc đi đâu mất. Vài tháng sau khi thành lầu xây dựng xong, ở vị trí trước đây để bùa yểm người ta đặt vào hòn đá cẩm thạch trắng, trên khắc chữ “Xây dựng lại từ tháng 1 ~ 3 năm 1970”.

Truyền thông Trung Quốc: Nhà kỷ niệm Mao ở Thiên An Môn là điểm đen phong thuỷ

Ngày 16/9/2014, trang mạng quân sự Trung Quốc (xilu) đăng bài “Huyền cơ giấu trước Thiên An Môn: Bí mật lớn mà người Trung Quốc không biết”, theo đó bài viết nhận định về tấm màn đen phong thủy gây họa cho Trung Quốc là ở Thiên An Môn.
Bài viết chỉ ra, Quảng trường Thiên An Môn là quần thể kiến trúc phong thủy, còn “Kỷ niệm đường” của Mao mà nhiều người hay đến tham quan là trái tim của kiến trúc phong thủy này.
Theo bài viết, “nhà lãnh đạo cách mạng Tân Hợi là Tôn Trung Sơn chỉ được an táng tại lăng Trung Sơn ở Nam Kinh. Nhưng ông Mao Trạch Đông lại nằm ngay Quảng trường Thiên An Môn”. Đây là làm theo tâm nguyện của Mao. Từ đây, “linh đường của Mao trở thành điểm tham quan miễn phí, du khách đi qua đi lại tấp nập, dương khí của người sống bù vào âm khí của người chết” (theo dân gian là quỷ hút khí người).
“Bia kỷ niệm anh hùng nhân dân ở trước Nhà kỷ niệm Mao trông giống cái gì? Có giống thanh bảo kiếm cắm xuống đất không? Bia kỷ niệm anh hùng nhân dân này cũng là bia mộ của anh hùng nhân dân, đồng thời cũng là bia mộ của Mao”.
“Cột cờ trước bia kỷ niệm có giống nén nhang dành cho Mao không? Tại Quảng trường Thiên An Môn hàng ngày đều cử hành nghi thức kéo cờ, nghĩa là hàng ngày đều tỏ lòng thành với Mao!”
Còn chân dung của Mao treo ở cổng thành lầu chính là “di ảnh” treo ở linh đường. Theo bài viết, “xây dựng cái linh đường ngay quảng trường trung tâm thành phố, có lẽ điều này chưa từng có trong lịch sử Trung Quốc 5000 năm”.
Mời xem tiếp phần 2: Nội tình ướp xác Mao Trạch Đông

Bóng đen phong thủy tại Quảng trường Thiên An Môn


Phần 2: Nội tình ướp xác Mao Trạch Đông
Ngày 9/9/1976, sau khi ông Mao Trạch Đông qua đời, chính quyền Trung Quốc đã quyết định ướp xác ông Mao đồng thời xử tử gấp một tù nhân để dùng thi thể người này làm thí nghiệm.
Uop xac Mao Trach Dong
Trong hồi ức “10 năm một giấc mộng”, cuốn hồi ký về cuộc Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc, Từ Cảnh Hiền đã tiết lộ nội tình ướp xác ông Mao Trạch Đông của chính quyền Trung Quốc ít được người ngoài biết đến.
Theo thông tin từ cuốn sách thì vào ngày ông Mao Trạch Đông qua đời, đầu tiên tĩnh mạch ông này được tiêm các chất formal, kali axetat, glycerin, rượu và các loại dược vật khác để tránh xác bị phân hủy.
Đồng thời, Ủy Ban Trung Ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lập tức cử người đi học hỏi phương pháp ướp xác từ các nước khác. Ngày thứ 3 sau khi Mao qua đời, Trung Quốc cử phái đoàn gồm 6 người do ông Lâm Quân Tài, viện Trưởng Viện Y học Bắc Kinh dẫn đầu đến Việt Nam học hỏi cách ướp xác Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cùng thời gian đó, Thượng Hải vội vã thành lập tổ lâm thời nghiên cứu cách ướp xác do chính tác giả Từ Cảnh Hiền phụ trách.
Một ngày nọ, Bộ trưởng bộ Y tế ĐCSTQ bấy giờ là ông Lưu Tương Bình đã thông báo ở Thượng Hải rằng: “Thượng Hải cần tìm một thi thể mới, ngay khi tử vong lập tức làm một khuôn mặt nạ thạch cao, để lưu tồn lại. Bởi vì di thể được bảo tồn cần phải có một khuôn mẫu tiêu chuẩn ban đầu để so sánh sự biến hóa của thi thể về sau này. Tuy nhiên không thể làm thí nghiệm trên thi thể của Mao nhiều lần được, càng không thể làm khuôn mặt bị tổn hại, cho nên hy vọng Thượng Hải có thể trước tiên thực hiện thí nghiệm trên một thi thể khác.”

Xử tử bằng cách tiêm thuốc độc để giữ thi thể nguyên vẹn cho nghiên cứu

Tác giả Từ Cảnh Hiền kể lại, lúc đó họ quyết định “tòa án lập tức phán tử hình phạm nhân và thi hành ngay, để dùng thi thể tươi mới đó làm thí nghiệm. Vì thế, tôi gọi lão Tiết phụ trách cục công an thành phố và Thành Hổ tìm đến, bố trí nhiệm vụ cực kỳ bí mật này.”
Họ đề xuất, nếu tử hình xử bắn, chảy máu, thì về sau khuôn mặt sẽ có thay đổi. Do đó họ thương lượng với bên pháp y đổi thành tiêm thuốc cho chết. “Sau khi chuẩn bị đầy đủ, chúng tôi cùng với người bên tòa án đến nhà giam đưa tử tù đi xử tử, nhưng không đưa ra pháp trường mà sau khi áp giải lên xe liền cho tiêm thuốc cho chết, nghe nói rằng vừa tiêm vào không bao lâu thì tù nhân lặng lẽ tử vong.”
Trong sách tác giả Từ Cảnh Hiền nói rằng, “xe áp giải trực tiếp đưa thi thể đến nhà hỏa táng Long Hoa, hoàn tất thủ tục chứng tử, thông báo cho viện Y học tốt nhất Thượng Hải phái người đến nhà hỏa táng để tiếp nhận thi thể. Vấn đề khó khăn cuối cùng đã được giải quyết. Có thể nói đây là lần đầu tiên Trung Quốc sử dụng hình thức tiêm thuốc xử tử, nhưng vào thời điểm đó là hoàn toàn giữ bí mật.”
Từ Cảnh Hiền, 1933-2007, là một người có tài ở Thượng Hải. Ông từng là một trong các lãnh đạo của thành phố Thượng Hải. Sau đó vì bị khép tội trong Cách mạng Văn hóa nên đã bị bắt vào năm 1976. Năm 1992 ông được phóng thích. 31/10/2007 Từ Cảnh Hiền ốm mất, hưởng thọ 73 tuổi.
Mời xem tiếp phần 3: Nhiều máu đổ tại Quảng trường Thiên An Môn, dân oan khắp nơi

Bóng đen phong thủy tại Quảng trường Thiên An Môn


Phần 3: Nhiều máu đổ tại Quảng trường Thiên An Môn, dân oan khắp nơi
Quảng trường Thiên An Môn là trung tâm Bắc Kinh, còn Bắc Kinh là trung tâm chính trị của Trung Quốc, xưa nay được xem là biểu tượng cho vận mệnh quốc gia. Có thể thấy, từ sau năm 1970 (thời gian dỡ bỏ vật báu trấn thành lầu Thiên An Môn), và trước đó là dỡ bỏ Trung Hoa môn và dựng lên Nhà kỷ niệm Mao Trạch Đông (người gây ra thảm họa “Cách mạng Văn hóa”), thì Quảng trường Thiên An Môn thường xảy ra nhiều biến cố tai ác, tanh mùi máu.
– Ngày 4/6/1989, chính quyền Trung Quốc tắm máu học sinh sinh viên và người dân tại Thiên An Môn gây chấn động thế giới.
Cuộc thảm sát học sinh sinh viên tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989.
Cuộc thảm sát học sinh sinh viên tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989.
– Sau tháng 7/1999, chính quyền Trung Quốc dưới thời ông Giang Trạch Dân lại phát động tắm máu Pháp Luân Công, một môn tu luyện cổ xưa được truyền ra công chúng vào năm 1992. Vô số người tu Pháp Luân Công đến Thiên An Môn kháng nghị nhưng đều bị bức hại, bị bắt vào nhà lao và chịu cực hình, nhiều người đã thiệt mạng.
Người tu Pháp Luân Công giơ băng rôn "Chân-Thiện-Nhẫn" tại Quảng trường Thiên An Môn.
Người tu Pháp Luân Công giơ băng rôn “Chân-Thiện-Nhẫn” tại Quảng trường Thiên An Môn.
– Những năm qua, tình trạng bất công trong xã hội Trung Quốc đã dẫn đến nhiều thảm họa, người dân khắp nơi đi kêu oan, nhiều người rải truyền đơn lên án chính quyền ngay tại Quảng trường Thiên An Môn. Ngày 29/10/2013 xảy ra sự cố một chiếc xe tông vào cổng Thiên An Môn và phát nổ làm 5 người thiệt mạng. Cho dù vụ án đã được xử công khai nhưng còn nhiều nghi vấn đến nay vẫn bỏ ngỏ.
Luật sư nhân quyền nổi tiếng của Trung Quốc, ông Cao Trí Thịnh đã viết cuốn sách “Năm 2017, Trung Quốc đứng lên”, được xuất bản tại Hồng Kông và Đài Loan. Sách đề cập đến việc trong quá trình bị cảnh sát vũ trang giam giữ tại vùng núi thuộc quận Xương Bình, Bắc Kinh, ông đã nghe được một số nội tình “ma quái” ít người biết đến. Rất nhiều chuyện “ma quỷ” đã xảy ra, mà đỉnh cao là vào giai đoạn kể từ khi ông Giang Trạch Dân được lên nắm quyền năm 1989 nhờ ủng hộ sự kiện “Thảm sát Thiên An Môn 4/6”. Tỷ lệ xuất hiện cao tại các nơi là vào năm 1990 và kéo dài trong khi cảnh sát vũ trang không có cách gì giải quyết.
Cảnh sát vũ trang tiết lộ với luật sư Cao Trí Thịnh rất nhiều chuyện “ma quái” đã xảy ra, mà đỉnh cao là vào giai đoạn kể từ khi ông Giang Trạch Dân được lên nắm quyền năm 1989 nhờ ủng hộ sự kiện "Thảm sát Thiên An Môn 4/6".
Cảnh sát vũ trang tiết lộ với luật sư Cao Trí Thịnh rất nhiều chuyện “ma quái” đã xảy ra, mà đỉnh cao là vào giai đoạn kể từ khi ông Giang Trạch Dân được lên nắm quyền năm 1989 nhờ ủng hộ sự kiện “Thảm sát Thiên An Môn 4/6”.
Theo lời của binh sĩ, những sự việc kỳ quái phát sinh phổ biến như: lính gác đang đứng trên mặt đất tại trạm gác, nghĩ mơ hồ một hồi sau khi nhận thức lại thì phát hiện mình đã ở dưới tầng hầm, khi xem lại băng ghi hình thì đoạn đó bị mất; có lính gác đi từ lầu hai xuống lầu một để nhận ca trực, đi 1, 2 tiếng đồng hồ vẫn chưa đến nơi; có một số nữ binh sĩ trong  lúc ngủ say trên giường đột nhiên nhảy xuống đất, có người hai đầu gối thậm chí còn bị thương.
Điều khiến lính gác sợ hãi nhất là những chuyện ma quái xảy ra ở nơi lưu trữ tài liệu quốc gia, vì tại đây thường xuất hiện những tiếng khóc, tiếng cười không rõ ràng và tiếng thét chói tai, làm lính gác sợ đến mức hồn xiêu phách lạc.
Có lần máy quay giám sát ghi hình được một phụ nữ toàn thân mặc đồ trắng đứng cạnh lính gác, sĩ quan đang trực nhận thông báo bèn cùng nhân viên giám sát đến trạm gác điều tra, nhưng họ không thấy người phụ nữ đâu cả, sau khi quay về phòng điều khiển và giám sát nhìn màn hình vẫn thấy như cũ. Sĩ quan lập tức gọi điện cho lính gác tra hỏi người đứng cạnh là ai, nhưng người lính gác này trả lời rằng không có ai ở đó cả. Mặc dù vậy, lãnh đạo vẫn lấy lý do rằng lính gác trong giờ trực mà dẫn phụ nữ lạ đến chuyện trò để xử phạt.
Vào 11 giờ trưa ngày 1/10/2015 (ngày thành lập chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc), cây cổ thụ ven đường Trường An tại mặt bắc Quảng trường Thiên An Môn bị gió to quật ngã. Ngay lập tức trên mạng xuất hiện nhiều bình luận về vấn đề này. Có ý kiến cho rằng nhìn bề ngoài chính quyền có vẻ vững chắc, to khỏe, nhưng bên trong thì mục ruỗng và khó đứng vững cũng như cây cổ thụ nọ.
Tự Minh và Bảo Minh tổng hợp
Xem thêm:

Geen opmerkingen:

Een reactie posten