“Thập diện mai phục” sương mù ô nhiễm khiến tư bản tháo chạy khỏi Trung Quốc
Trong tình cảnh sương mù ô nhiễm Trung Quốc hiện nay, người dân đang bàn luận sôi nổi về việc những ông chủ lớn tìm cách di chuyển ra nước ngoài. Giới quan sát quốc tế cũng đang chú ý đến hiện tượng tư bản chảy ra khỏi Trung Quốc tăng mạnh.
Sương mù ô nhiễm là hiện tượng bầu không khí bị nhiễm độc với vô số bụi bẩn công nghiệp bay trong không khí. Những hạt bụi thuộc dạng thể rắn này gồm hàng trăm loại vật chất hóa học dạng hạt, những người tiếp xúc mà không có đồ bảo hộ sẽ dễ dàng bị chất độc thâm nhập vào cơ thể, làm cơ thể dễ dàng bị các loại bệnh tật.
Khi xảy ra sương mù ô nhiễm thường là lúc độ ẩm không khí bão hòa. Cơ quan khí tượng Trung Quốc dùng từ “sương mù” để đánh tráo khái niệm, nếu không chú ý sẽ hiểu nhầm. Cách đây vài ngày xảy ra hiện tượng có quá nửa số tỉnh thành ở Trung Quốc bị sương mù ô nhiễm nghiêm trọng, khoảng 500 triệu người như phải sống trong phòng khí độc, có những đô thị chỉ số PM2.5 và PM10 vượt quá 1000 microgram/m3.
Từng có thời kỳ các nước công nghiệp phát triển ở Tây phương cũng xảy ra hiện tượng sương mù ô nhiễm. Có lẽ một trong những ấn tượng sâu sắc nhất là sương mù ô nhiễm ở Luân Đôn vào tháng 12/1952, thời gian sương mù ô nhiễm từ ngày 5/12 – 9/12. Nguyên nhân xuất hiện: nhiệt độ không khí thấp, vùng xoáy nghịch (anti-cyclone) và không có gió, thêm vào một lượng than đá khổng lồ đang được nung đốt đã gây ra hiện tượng sương mù dày đặc.
Báo cáo của Chính phủ Anh khi đó cho biết, tính đến ngày 8/12, sương mù ô nhiễm đã làm 4000 người thiệt mạng, làm hơn 100.000 người bị bệnh đường hô hấp. Báo cáo năm 2004 chỉ ra, sự kiện này đã làm hơn 12.000 người thiệt mạng.
Nhưng trong giai đoạn có sương mù ô nhiễm nghiêm trọng nhất ở các nước phát triển này thì thảm họa thường chỉ tập trung ở vài thành phố công nghiệp lớn, như tại Anh bị ở Luân Đôn, còn Mỹ thì ở Los Angeles, chưa bao giờ có tình trạng quá nửa lãnh thổ và dân số bị ảnh hưởng như xảy ra ở Trung Quốc Đại Lục vừa qua, thậm chí khủng khiếp đến mức mà người ta không còn đường nào để chạy thoát.
Ông Lauri Myllyvirta, chuyên gia của Tổ chức Hòa bình xanh (Greenpeace) cho biết, để bảo vệ phổi ông đã tránh đi ra ngoài, dùng hai cái máy làm sạch không khí, mang mặt nạ chống bụi công nghiệp, nhìn chung là cố hết sức để cách ly với không khí.
Nếu môi trường sống ở Trung Quốc Đại lục không thể cải thiện, có thể một bộ phận không nhỏ nhóm người giàu và giới trung lưu có điều kiện kinh tế sẽ di dân ra nước ngoài, làn sóng di dân này sẽ không khác gì di dân do chiến tranh gây ra. Có thể gây thiệt hại nặng đối với nền kinh tế Trung Quốc.
Xu thế này không ai có thể ngăn chặn nổi, vì theo lý luận về hệ thống cấp bậc nhu cầu con người của nhà tâm lý học Abraham Maslow, ông đã chia thành 5 cấp từ thấp đến cao: nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu giao tiếp xã hội, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu thể hiện cái tôi cá nhân. Cảm giác an toàn là một nhu cầu tối thiểu, nếu môi trường xã hội họ sống khiến họ cảm thấy bất an thì dĩ nhiên người ta phải tìm mọi cách bỏ chạy.
Trong hơn 30 năm qua, tốc độ tăng trưởng cao độ của nền kinh tế Trung Quốc dựa vào tiêu thụ năng lượng thấp vào lao động giá rẻ đã đến điểm mút, thực trạng dư tiền kéo theo hàng loạt dự án mù quáng phát triển tại khắp nơi làm cho sản lượng than, điện, và ngành công nghiệp sắt thép dư thừa nghiêm trọng, khi nhu cầu sụt giảm thì bắt đầu nổi lên vấn đề tính cơ cấu của nền kinh tế.
Theo số liệu của chính quyền Trung Quốc công bố, tổn thất về kinh tế do sương mù ô nhiễm là rất nghiêm trọng, chỉ riêng tại thành phố Thạch Gia Trang có khoảng 2025 doanh nghiệp phải tạm dừng hoặc hạn chế hoạt động, tổn thất kinh tế lên đến cả chục tỷ nhân dân tệ.
Theo một nghiên cứu của Viện Khoa học Môi trường và Công trình Đại học Bắc Kinh, tổn thất kinh tế trực tiếp do sương mù ô nhiễm đối với giao thông và sức khỏe con người trên toàn Trung Quốc vào khoảng 23 tỷ nhân dân tệ (khoảng 3,4 tỷ đô la Mỹ).
Những số liệu dẫn ra mới chỉ là con số do một bên cung cấp, nếu tính chi li thì không biết con số tăng lên bao nhiêu? Cho dù giới kinh tế học khó có câu trả lời chính xác nhưng có thể khẳng định là nhân tố sương mù ô nhiễm hiện đã đi vào khung phân tích của giới kinh tế ngày càng nhiều.
Nhìn vào mối quan tâm về độc hại cũng như lên án thực trạng sương mù ô nhiễm của đa số người dân Trung Quốc cho thấy mức chịu đựng của họ đã lên đến đỉnh điểm. Có người cho rằng, nguyên nhân thực trạng này vì chính quyền Trung Quốc không biết quản lý hoặc buông lỏng quản lý gây ra. Nhìn từ thực trạng dòng vốn đang chảy ra khỏi Trung Quốc cho thấy ngay cả giới tư bản cũng không chịu đựng nổi nữa. Gần đây giới quan sát quốc tế đã chú ý đến hiện tượng tư bản chảy ra khỏi Trung Quốc tăng mạnh, vấn đề kinh tế “thực giảm, ảo tăng” ngày càng nghiêm trọng. Trong thảm cảnh sương mù ô nhiễm hiện nay, người ta sôi nổi bàn luận về những ông chủ chạy khỏi Trung Quốc, điển hình như “vua thủy tinh” Tào Đức Vượng (Cao Dewang) đầu tư vào Mỹ.
Ngoài ra, việc doanh nghiệp Trung Quốc chịu gánh nặng thuế và nền hành chính quan liêu quá mức là một trong những nguyên nhân khiến tư bản chảy khỏi Trung Quốc.
Nhưng để giải quyết vấn đề sương mù ô nhiễm mà chỉ dựa vào các doanh nghiệp cũng không thể đạt hiệu quả mong muốn. Từ kinh nghiệm của Luân Đôn, nơi từng bị sương mù ô nhiễm, việc giải quyết ô nhiễm không thể thực hiện được trong thời gian ngắn, ngoài phải đưa ra tiêu chuẩn về phạm vi sử dụng nhiên liệu để hạn chế khói thải từ các nhà máy, quan trọng hơn là nhận thức chung của toàn xã hội, cần phải qua nỗ lực hàng chục năm mới hy vọng giải quyết được.
Mộc Vệ
Xem thêm:
Từ khóa khí thải độc hại ô nhiễm ô nhiễm không khí ô nhiễm môi trường Sương mù ô nhiễm tư bản ung thư
http://trithucvn.net/trung-quoc/thap-dien-mai-phuc-suong-mu-o-nhiem-khien-tu-ban-thao-chay-khoi-trung-quoc.html
Ô nhiễm không khí, người Trung Quốc ồ ạt chạy tị nạn thoát khỏi Bắc Kinh
Cảnh sương mù ô nhiễm mới đây nhất ở Trung Quốc đã làm cuộc sống của khoảng 500 triệu người dân Trung Quốc như phải sống trong phòng khí độc, hàng chục ngàn người đã chạy tị nạn sương mù, hy vọng thoát khỏi vùng nguy hiểm.
Tờ Vệ Báo (The Guardian) đưa tin, kể từ thứ Sáu tuần trước (16/12) đến nay, cả khu vực rộng lớn Hoa Bắc và Hoa Trung bị ô nhiễm “báo động đỏ”. Sương mù ô nhiễm làm toàn vùng trời bị che phủ trong màu vàng.
Tổ chức Hòa bình xanh (Greenpeace) lên tiếng, số người bị ảnh hưởng trong tai họa này tương đương tổng dân số của Mỹ và Canada. Trong mấy ngày gần đây, khoảng 460 triệu người buộc phải sống trong bầu không khí độc hại này.
Ông Lauri Myllyvirta, chuyên gia về ô nhiễm không khí của Tổ chức Hòa bình Xanh chia sẻ trên Twitter cá nhân, để bảo vệ phổi của ông, ông đã phải tránh đi ra ngoài, phải sử dụng hai cái máy lọc không khí và đeo mặt nạ bụi công nghiệp. Myllyvirta nói: “Bạn chỉ muốn làm sao để mình không phải tiếp xúc với không khí”.
Trong khi nhiều người chọn cách bỏ chạy…
Theo công ty Ctrip, một công ty dịch vụ du lịch nổi tiếng Trung Quốc, trong tháng Mười Hai này có khoảng 150.000 khách du lịch đi ra nước ngoài để tránh sương mù ô nhiễm. Những điểm đến được lựa chọn hàng đầu là Australia, Indonesia, Nhật Bản và Maldives.
Chị Tưởng Ngạo Sương (Giang Aoshuang), một trong những người chạy tị nạn sương mù ô nhiễm chia sẻ trên truyền thông, chị cùng chồng và con phải chạy ra vùng ngoại thành Bắc Kinh để tránh độc.
Cả nhà chị Tưởng Ngạo Sương đến huyện Sùng Lễ thuộc Trương Gia Khẩu tỉnh Hà Bắc, nơi có phong cảnh trượt tuyết với bầu không khí trong lành, đi khoảng 3 tiếng về phía tây bắc Bắc Kinh. Nhưng khi đến nơi họ phát hiện đã chật kín người đi tị nạn ô nhiễm. Chị Tưởng Ngạo Sương nói: “Cảnh nơi đây không khác gì một trại tị nạn”.
Chị Dương Hạnh Lâm (Yang Xinglin) cũng là một người chạy tị nạn ô nhiễm. Chị cho biết buộc phải xin nghỉ phép vì không thể chịu nổi sương mù. “Bạn hỏi vì sao rời khỏi Bắc Kinh à? Vì tôi muốn sống”, chị Dương Hạnh Lâm chia sẻ với phóng viên Vệ Báo.
Một người đeo mặt nạ lọc khí ở Bắc Kinh ngày 25/12/2015
Chị Trương Ngải Mã (Zhang Emma) chia sẻ trên tờ Tin sáng Nam Hoa, chị và con nhỏ phải rời khỏi Bắc Kinh và tìm một nhà trọ ở Vân Nam trú tạm. “Cuối cùng tôi cũng được thấy bầu trời xanh, tuyệt quá!”, chị Trương nói.
Một người tị nạn khác là chị Lý Đông Khoa (Li Dongke) nói, cả nhà chị có người thì đến Côn Minh, có người đến đảo Hải Nam. “Quá đáng sợ!”.
Tuy nhiên, đối với đa số người chạy ti nạn môi trường, việc thoát khỏi vùng nguy hiểm không phải đơn giản.
Theo truyền thông Trung Quốc, sương mù ô nhiễm làm hoạt động của các sân bay ở Bắc Kinh, Thiên Tân và Thạch Gia Trang bị đình trệ, nhiều người muốn đi cũng không đi được.
Hôm thứ Ba, Sân bay Nam Uyển Bắc Kinh đã phải hủy toàn bộ các chuyến bay, còn sân bay quốc tế Thủ đô Bắc Kinh cũng hủy 273 chuyến bay.
Không chỉ người trong vùng muốn chạy khỏi Bắc Kinh mà đa số người sống ở ngoài Bắc Kinh cũng không muốn đi đến Bắc Kinh. Myllyvirta nói: “Mọi người không muốn đến một nơi có bầu không khí nguy hiểm như thế”.
Video quang cảnh ở Bắc Kinh trong sương khói:
Mộc Vệ
Xem thêm:
http://trithucvn.net/trung-quoc/o-nhiem-khong-khi-nguoi-trung-quoc-o-chay-ti-nan-thoat-khoi-bac-kinh.html
Geen opmerkingen:
Een reactie posten