donderdag 19 januari 2017

Báo chí Trung Quốc đe dọa Boeing và ngành nông nghiệp Mỹ + Chủ trương bảo hộ mậu dịch của Trump + Trung Quốc đánh thuế xuất khẩu vào 9 kim loại và khoáng chất


Báo chí Trung Quốc đe dọa Boeing và ngành nông nghiệp Mỹ


media
Máy bay Boeing Mỹ tại Hội chợ Hàng Không Hải Nam, Trung Quốc tháng 10/2016.STR / AFP
Hãng chế tạo máy bay Boeing và ngành xuất khẩu nông sản Hoa Kỳ có thể sẽ là những đối tượng bị trả đũa đầu tiên nếu Donald Trump khai mào cuộc chiến thương mại. Truyền thông Trung Quốc ngày 19/01/2017 cảnh báo như trên.
Trong một bài xã luận, Hoàn Cầu Thời Báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng Sản Trung Quốc cho rằng, tuy Hoa Kỳ có nền kinh tế mạnh hơn, Trung Quốc có thể sẽ phải bị thiệt hại nhiều hơn, một khi cuộc chiến bắt đầu, nhưng Trung Quốc cũng « sẽ dẫn Hoa Kỳ đi đến đường cùng ».
Tờ báo viết : « Có một vài trường hợp trong lịch sử hiện đại cho thấy trong một cuộc chiến thương mại chỉ có một bên chịu thua, nhưng nói đúng hơn là cả hai bên kết cục đều gây tổn thương cho nhau. Làm sao mà ê-kíp lãnh đạo của ông Trump có thể nghĩ là Trung Quốc sẽ chịu thua mà không có một biện pháp trả đũa nào ? ».
Bài xã luận nhắc nhở : « Ê-kíp lãnh đạo ngạo mạn của ông Trump đã đánh giá thấp khả năng đáp trả của Bắc Kinh. Nên nhớ rằng, Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu chính các mặt hàng bông vải, lúa mì, đậu nành của Mỹ và còn là khách hàng lớn nhất của hãng máy bay Boeing ».
Văn phòng đại diện của Boeing tại Trung Quốc đã từ chối bình luận về những cảnh báo trên. Hãng chế tạo máy bay này từng dự báo thị trường hàng không Trung Quốc trong 20 năm tới cần đến 6.800 chiếc máy bay dân dụng, trị giá ước tính đến 1000 tỷ đô la.
Báo chí Trung Quốc có lời công kích mạnh mẽ này do việc hôm thứ Tư 18/01, tỷ phú Wilbur Ross, người được ông Donald Trump chọn làm bộ trưởng Thương Mại đã chỉ trích mạnh mẽ các chính sách thương mại của Trung Quốc, và đe dọa sẽ tìm kiếm các biện pháp mới để trả đũa.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20170119-bao-chi-trung-quoc-de-doa-boeing-va-nganh-nong-nghiep-my


Báo Trung Quốc lo ngại cố vấn thương mại chính quyền Trump


mediaPeter Navarro, nổi tiếng có chủ trương cứng rắn với Bắc Kinh, được tổng thống tân cử Donald Trump bổ nhiệm làm lãnh đạo Hội đồng thương mại quốc gia.@you tube
Ngay sau khi ông Donald Trump thông báo chọn nhà kinh tế nổi tiếng với chủ trương cứng rắn với Bắc Kinh làm lãnh đạo Hội đồng thương mại quốc gia, hôm nay 23/12/2016, báo chí Trung Quốc đã tỏ lo ngại về một viễn ảnh chiến tranh thương mại với Mỹ dưới thời chính quyền Trump.
China Daily, phiên bản Anh ngữ của tờ báo đảng Nhân Dân Nhật Báo khẳng định, việc chỉ định cố vấn thương mại là ông Peter Navarro, tác giả những cuốn sách mô tả cường quốc kinh tế Trung Quốc như một tai họa cho thế giới « thực sự gây lo ngại ». Tờ báo kêu gọi các doanh nghiệp Trung Quốc tại Hoa Kỳ hãy đặt trong « tình trạng báo động ».
Nhật báo này trích dẫn tổng thư ký Phòng thương mại Trung Quốc, Dư Kiến Long (Yu Jianglong) cảnh báo : « Nếu Hoa Kỳ tiếp tục áp đặt điều tra chống phá giá các sản phẩm Trung Quốc, thì họ không có sự lựa chọn nào khác là đương đầu với thách thức ».
Còn nhật báo Global Times thì dẫn lời ông Kim Xán Vinh (Jin Cannrong) giáo sư quan hệ quốc tế Đại học Nhân dân Bắc Kinh, gợi ý Bắc Kinh phải sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ.
Trong một cuộc họp báo, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết Bắc Kinh đang theo dõi kỹ thánh phần nội các của Donald Trump và hy vọng Washington vẫn duy trì phát triển « lành mạnh » quan hệ nhiều mặt giữa hai nước.
Tuy nhiên, Global Times, một tờ báo có tiếng với xu hướng dân tộc chủ nghĩa, với giọng hiếu chiến viết : « Nếu Washington dám khiêu khích Trung Quốc, tấn công vào lợi ích sống còn của Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ không ngại gì sử dụng sức mạnh để buộc Hoa Kỳ phải tôn trọng Trung Quốc ».
Trong cuốn sách mang tiêu đề « Chết dưới tay Trung Quốc : Nước Mỹ đã mất đi cơ sở công nghiệp như thế nào » , ông Peter Navarro đã tố cáo Bắc Kinh tiến hành một cuộc chiến kinh tế nhằm mục đích vươn lên thành cường quốc số 1 ở châu Á về kinh tế cũng như quân sự.
Đầu tháng 12/2016 này, Bắc Kinh cũng đã nổi đóa lên vì vụ tổng thống tân cử Mỹ đã có cuộc điện đàm với tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn. Bắc Kinh coi việc làm đó của ông Donald Trump là phá hoại nguyên tắc « một nước Trung Hoa » đã được Washington thừa nhận từ năm 1979.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20161223-bao-trung-quoc-thuong-mai-trump-qt-kt-ct


Chủ trương bảo hộ mậu dịch của Trump nhằm vào Trung Quốc, quả bóng phản lưới nhà


mediaDonald Trump, trên tạp chí ở Trung Quốc và dòng chữ '' Doanh nhân Donald Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào''. Ảnh 12/12/2016.GREG BAKER / AFP
Những lời đe dọa đánh thuế nặng vào hàng nhập khẩu từ Trung Quốc để giữ công ăn việc làm cho người Mỹ của tổng thống tân cử Donald Trump có thể sẽ gây hậu quả cho chính kinh tế Mỹ, vốn đang phải vất vả cạnh tranh trong thế giới toàn cầu hóa hiện nay. Đó không chỉ là nhận định của các nhà quan sát mà còn là mối lo ngại ngày càng tăng trong giới doanh nghiệp Mỹ.
Từ trong cuộc vận động tranh cử, Donald Trump đã nhiều lần tuyên chiến với Trung Quốc khi thì bằng những lời đe dọa đánh thuế đến 45% vào hàng xuất khẩu của Trung Quốc vào Mỹ, lúc thì lên án Bắc Kinh thao túng nhân dân tệ để có lợi trong xuất khẩu…. . Sau khi đắc cử, ông Trump liên tiếp tung ra các tuyên bố thách thức quan hệ Trung –Mỹ, từ thương mại cho đến ngoại giao.
Giới quan sát lo ngại nhận thấy, nếu những tuyên bố của tổng thống tân cử nhắm vào Trung Quốc thành hiện thực thì một cuộc chiến thương mại Mỹ -Trung sẽ là điều không thể tránh khỏi, chưa nói đến các quan hệ địa chính trị khác. Ngay từ giờ, phác thảo về một chính sách bảo hộ mậu dịch của chính quyền Trump đã gây lo ngại cho chính giới doanh nghiệp Mỹ.
Ông David Shogren, chủ công ty International Food, một doanh nghiệp cỡ trung bình, đang rất lo ngại về một viễn cảnh Trung Quốc phản công chính sách bảo hộ của ông Trump. Từ 5 năm nay, công ty của ông Shogren là nhà cung cấp các sản phẩn nông sản cho các siêu thị ở Trung Quốc. Khách hàng Trung Quốc chiếm một nửa doanh thu của International Food, trong khi doanh số trên thị trường nội địa Mỹ chỉ có 5%.
Công việc làm ăn với Trung Quốc đang phát đạt, nhưng nếu xảy ra chiến tranh thương mại giữa Bắc Kinh và Washington, International Food sẽ mất tất cả. Ông Shogren giải thích : khi đó « các khách hàng của chúng tôi có thể sẽ quay sang các đối thủ cạnh tranh của chúng tôi là các công ty của châu Âu, Úc, New Zeland hay Nhật Bản ».
Ông chủ International Food cũng cho biết đang phải tính chuyện phòng xa, thăm dò một số thị trường mới như Việt Nam, Cam Bốt, Malaysia, Singapore hay Philippines. Tuy nhiên theo ông Shogren, phải mất nhiều năm mới có thể tìm được đối tác mới thay thế các khách hàng quen thuộc Trung Quốc.
Còn các công ty lớn, các đại tập đoàn, biểu tượng cho sự thành công kinh tế Mỹ, có bị ảnh hưởng bởi « kịch bản phản công » của Bắc Kinh ? Ngay sau khi Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ, tờ báo Trung Quốc, Hoàn Cầu Thời báo đã cảnh báo, nếu những đe dọa về quan hệ làm ăn với Trung Quốc của tổng thống tân cử thành hiện thực thì « một loạt các đơn đặt hàng với Boeing sẽ được thay bằng Airbus, các mặt hàng iPhones, xe hơi Mỹ tại Trung Quốc sẽ lĩnh ngay hậu quả, việc nhập khẩu đậu tương và ngô Mỹ sẽ bị ngừng… »
Lấy thí dụ trường hợp của tập đoàn chế tạo máy bay Boeing, nhà xuất khẩu lớn nhất của Mỹ với 70% thu nhập từ nước ngoài. Theo Boeing, trong tổng số 495 chiếc Boeing 737 được giao trong năm 2015, có tới 1/3 được chuyển tới khách hàng Trung Quốc. Trong khi đó, số lượng lao động tại Mỹ chiếm tới 90% trên của tổng số 150 000 nhân công của Boeing trên toàn cầu.
Trong lĩnh vực xe hơi, General Motor (GM) sẽ có thể bị mất rất nhiều vì cuộc chiến thuế quan Trung – Mỹ. Chỉ trong 8 tháng đầu năm nay, General Motor xuất sang Trung Quốc 2,38 triệu đầu xe, trong khi đó tại thị trường nội địa, con số này chỉ có 1,96 triệu. GM cũng là tập đoàn bắt đầu cho đóng xe tại Trung Quốc để đưa trở lại thị trường Mỹ nhằm hạ giá thành sản phẩm để cạnh tranh với làn sóng xe Nhật, Hàn Quốc đang tràn vào Mỹ.
Càng gần đến ngày chính thức bước vào Nhà Trắng, Donald Trump càng chứng tỏ ông không nói đùa trong việc thực hiện một chính sách bảo hộ kinh tế với mục tiêu đầu tiên là nhằm vào cường quốc kinh tế thứ 2 thế giới. Thế nhưng, thị trường rộng lớn Trung Quốc đang là mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn của Mỹ.
Người Trung Quốc sẽ không mấy khó khăn để tìm ra biện pháp trả đũa. Khi đó thì các công ty Mỹ sẽ là nơi hứng chịu hậu quả trực tiếp đe dọa việc làm của người Mỹ. Ý tưởng bảo vệ công ăn việc làm cho người Mỹ của ông Trump rất có thể sẽ là trái bóng đá phản lưới nhà.


Chủ trương bảo hộ mậu dịch của Trump nhằm vào Trung Quốc, quả bóng phản lưới nhà


mediaDonald Trump, trên tạp chí ở Trung Quốc và dòng chữ '' Doanh nhân Donald Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào''. Ảnh 12/12/2016.GREG BAKER / AFP
Những lời đe dọa đánh thuế nặng vào hàng nhập khẩu từ Trung Quốc để giữ công ăn việc làm cho người Mỹ của tổng thống tân cử Donald Trump có thể sẽ gây hậu quả cho chính kinh tế Mỹ, vốn đang phải vất vả cạnh tranh trong thế giới toàn cầu hóa hiện nay. Đó không chỉ là nhận định của các nhà quan sát mà còn là mối lo ngại ngày càng tăng trong giới doanh nghiệp Mỹ.
Từ trong cuộc vận động tranh cử, Donald Trump đã nhiều lần tuyên chiến với Trung Quốc khi thì bằng những lời đe dọa đánh thuế đến 45% vào hàng xuất khẩu của Trung Quốc vào Mỹ, lúc thì lên án Bắc Kinh thao túng nhân dân tệ để có lợi trong xuất khẩu…. . Sau khi đắc cử, ông Trump liên tiếp tung ra các tuyên bố thách thức quan hệ Trung –Mỹ, từ thương mại cho đến ngoại giao.
Giới quan sát lo ngại nhận thấy, nếu những tuyên bố của tổng thống tân cử nhắm vào Trung Quốc thành hiện thực thì một cuộc chiến thương mại Mỹ -Trung sẽ là điều không thể tránh khỏi, chưa nói đến các quan hệ địa chính trị khác. Ngay từ giờ, phác thảo về một chính sách bảo hộ mậu dịch của chính quyền Trump đã gây lo ngại cho chính giới doanh nghiệp Mỹ.
Ông David Shogren, chủ công ty International Food, một doanh nghiệp cỡ trung bình, đang rất lo ngại về một viễn cảnh Trung Quốc phản công chính sách bảo hộ của ông Trump. Từ 5 năm nay, công ty của ông Shogren là nhà cung cấp các sản phẩn nông sản cho các siêu thị ở Trung Quốc. Khách hàng Trung Quốc chiếm một nửa doanh thu của International Food, trong khi doanh số trên thị trường nội địa Mỹ chỉ có 5%.
Công việc làm ăn với Trung Quốc đang phát đạt, nhưng nếu xảy ra chiến tranh thương mại giữa Bắc Kinh và Washington, International Food sẽ mất tất cả. Ông Shogren giải thích : khi đó « các khách hàng của chúng tôi có thể sẽ quay sang các đối thủ cạnh tranh của chúng tôi là các công ty của châu Âu, Úc, New Zeland hay Nhật Bản ».
Ông chủ International Food cũng cho biết đang phải tính chuyện phòng xa, thăm dò một số thị trường mới như Việt Nam, Cam Bốt, Malaysia, Singapore hay Philippines. Tuy nhiên theo ông Shogren, phải mất nhiều năm mới có thể tìm được đối tác mới thay thế các khách hàng quen thuộc Trung Quốc.
Còn các công ty lớn, các đại tập đoàn, biểu tượng cho sự thành công kinh tế Mỹ, có bị ảnh hưởng bởi « kịch bản phản công » của Bắc Kinh ? Ngay sau khi Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ, tờ báo Trung Quốc, Hoàn Cầu Thời báo đã cảnh báo, nếu những đe dọa về quan hệ làm ăn với Trung Quốc của tổng thống tân cử thành hiện thực thì « một loạt các đơn đặt hàng với Boeing sẽ được thay bằng Airbus, các mặt hàng iPhones, xe hơi Mỹ tại Trung Quốc sẽ lĩnh ngay hậu quả, việc nhập khẩu đậu tương và ngô Mỹ sẽ bị ngừng… »
Lấy thí dụ trường hợp của tập đoàn chế tạo máy bay Boeing, nhà xuất khẩu lớn nhất của Mỹ với 70% thu nhập từ nước ngoài. Theo Boeing, trong tổng số 495 chiếc Boeing 737 được giao trong năm 2015, có tới 1/3 được chuyển tới khách hàng Trung Quốc. Trong khi đó, số lượng lao động tại Mỹ chiếm tới 90% trên của tổng số 150 000 nhân công của Boeing trên toàn cầu.
Trong lĩnh vực xe hơi, General Motor (GM) sẽ có thể bị mất rất nhiều vì cuộc chiến thuế quan Trung – Mỹ. Chỉ trong 8 tháng đầu năm nay, General Motor xuất sang Trung Quốc 2,38 triệu đầu xe, trong khi đó tại thị trường nội địa, con số này chỉ có 1,96 triệu. GM cũng là tập đoàn bắt đầu cho đóng xe tại Trung Quốc để đưa trở lại thị trường Mỹ nhằm hạ giá thành sản phẩm để cạnh tranh với làn sóng xe Nhật, Hàn Quốc đang tràn vào Mỹ.
Càng gần đến ngày chính thức bước vào Nhà Trắng, Donald Trump càng chứng tỏ ông không nói đùa trong việc thực hiện một chính sách bảo hộ kinh tế với mục tiêu đầu tiên là nhằm vào cường quốc kinh tế thứ 2 thế giới. Thế nhưng, thị trường rộng lớn Trung Quốc đang là mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn của Mỹ.
Người Trung Quốc sẽ không mấy khó khăn để tìm ra biện pháp trả đũa. Khi đó thì các công ty Mỹ sẽ là nơi hứng chịu hậu quả trực tiếp đe dọa việc làm của người Mỹ. Ý tưởng bảo vệ công ăn việc làm cho người Mỹ của ông Trump rất có thể sẽ là trái bóng đá phản lưới nhà.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20161212-chu-truong-bao-ho-mau-dich-cua-trump-nham-vao-trung-quoc-qua-bong-phan-luoi-nha

Mỹ đòi Trung Quốc bỏ thuế xuất khẩu

mediaĐại diện Phòng Thương Mại Mỹ Michael Froman trong một cuộc họp báo tại Washington, 08/12/2015.Ảnh : AFP SAUL LOEB
Hoa Kỳ hôm 13/07/2016 đã phản đối việc Trung Quốc đánh thuế xuất khẩu vào 9 kim loại và khoáng chất, cho rằng đã đi ngược lại các cam kết của Bắc Kinh khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), giúp các công ty của Trung Quốc cạnh tranh không lành mạnh.
Cơ quan đại diện thương mại Hoa Kỳ nói rằng Trung Quốc cần phải bãi bỏ thuế xuất khẩu từ 5% đến 20% đánh vào antimoine, cobalt, đồng, than chì, chì, oxit manhê, bột đá hóa thạch, tantali và thiếc. Đây là các nguyên liệu chủ yếu cho một số ngành kỹ nghệ Mỹ, như hàng không, xe hơi, điện tử và hóa chất.
Mức thuế hiện nay khiến các doanh nghiệp Mỹ phải nhập khẩu nguyên vật liệu với giá cao, đối mặt với sự cạnh tranh của các doanh nghiệp Trung Quốc ở Hoa lục mua nguyên liệu với giá thấp hơn.
Đại diện thương mại Mỹ, ông Michael Froman, tuyên bố : « Loại thuế xuất khẩu này nằm trong mưu toan gian lận của Trung Quốc, để nguyên vật liệu trở nên rẻ hơn đối với công ty trong nước và đắt tiền hơn với chúng tôi ».
Washington nhấn mạnh, lúc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2001, Trung Quốc đã cam đoan sẽ bãi bỏ thuế xuất khẩu cho tất cả các mặt hàng - trừ những loại nằm trong một danh sách đặc biệt, trong đó không có 9 kim loại và khoáng chất kể trên.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20160714-my-phan-doi-trung-quoc-dung-thue-xuat-khau-de-canh-tranh-bat-chinh

Geen opmerkingen:

Een reactie posten