zondag 15 januari 2017

11 quốc gia có hệ thống trường học tốt nhất trên thế giới

11 quốc gia có hệ thống trường học tốt nhất trên thế giới

Mỗi năm, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đều phát hành Báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu về tình trạng các nền kinh tế trên thế giới. WEF đã xem xét dữ liệu về các lĩnh vực khác nhau cũng như sự vững mạnh của các ngân hàng và sự phức tạp của các doanh nghiệp ở mỗi nước. Sau đó, dữ liệu này được sử dụng để tạo nên một bức tranh về các nền kinh tế của hầu hết các quốc gia trên thế giới.
(Ảnh: Lucélia Ribeiro)
Những quốc gia này được xếp hạng theo “12 tiêu chí về sức cạnh tranh”, trong đó bao gồm môi trường kinh tế vĩ mô, cơ sở hạ tầng, y tế và giáo dục tiểu học, và hiệu quả của thị trường lao động.
Chúng tôi đã đào sâu vào những dữ liệu giáo dục để xem nước nào có hệ thống giáo dục tốt nhất. Cả Mỹ và Anh đều không nằm trong top 11 quốc gia đứng đầu (3 quốc gia cùng xếp hạng thứ 9, tạo nên 11 quốc gia có hệ thống giáo dục tốt nhất dưới đây):

Hạng 9. Nhật Bản: 5,6

trường học tốt nhất
Boris Johnson tham gia giải đấu Street Rugby trên đường phố Tokyo với những đứa trẻ và người lớn đến từ Cộng đồng Nihonbashi, Yaesu & Kyobashi. (Ảnh: Stefan Rousseau PA Archive/PA Images)
Nhật Bản là một trong những nước hàng đầu có tỷ lệ biết chữ, khoa học và toán nằm trong nhóm OECD. Học sinh phải học sáu năm tiểu học, ba năm trung học cơ sở, ba năm trung học phổ thông trước khi quyết định liệu họ có muốn học đại học hay không. Trung học phổ thông không bắt buộc nhưng con số đăng ký học đạt đến gần 98%.

Hạng 9. Barbados: 5,6

Đội trưởng môn bóng gậy Alistair Cook chào đón một thiếu niên tại sân bóng Kensington Oval tại Bridgetown, Barbados, thứ Tư, ngày 29/04/2015. (Ảnh: AP Photo/Ricardo Mazalan)
Chính phủ Barbados đã đầu tư mạnh vào giáo dục, kết quả tỷ lệ biết chữ đạt 98%, một trong những tỷ lệ cao nhất trên thế giới. Tiểu học dành cho học sinh từ 4 đến 11 tuổi, trung học từ 11 đến 18 tuổi. Đa số các trường ở cả hai cấp là do chính phủ sở hữu và điều hành.

Hạng 9. New Zealand: 5,6

Một nhóm các em học sinh biểu diễn điệu vũ chiến đấu Haka cho Hoàng tử xứ Wales và nữ công tước xứ Cornwall tại Công viên Bukekura ở New Plymouth, New Zealand. (Ảnh: John Stillwell PA Archive/PA Images)
Giáo dục tiểu học và trung học ở New Zealand bắt đầu từ 5 tuổi đến 19 tuổi, giáo dục bắt buộc từ 6 đến 16 tuổi. Có ba loại trường trung học tại New Zealand: giáo dục công lập có khoảng 85% học sinh, trường tư thục tích hợp – là loại trường tư đã gia nhập vào hệ thống đào tạo nhà nước nhưng vẫn giữ những đặc quyền riêng của họ chiếm 12%, và trường thuộc sở hữu tư nhân toàn phần có 3% học sinh.

Hạng 8. Estonia: 5,7

Học sinh Estonia vẫy cờ Hoa Kỳ và cờ quốc gia Estonia để chào đón Tổng thống Mỹ – Barack Obama (bên phải) trong một buổi lễ chào mừng tại cung điện Kadriorg ở Tallinn, Estonia, thứ Tư, ngày 3/9/2014. (Ảnh: AP Photo/Mindaugas Kulbis)
Theo số liệu năm 2015, Estonia dành khoảng 4% GDP cho giáo dục. Luật thi hành giáo dục 1992 của đất nước này nói rằng mục tiêu của giáo dục là “để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhân cách, gia đình và đất nước Estonia; để thúc đẩy sự phát triển của các dân tộc thiểu số, đời sống kinh tế, chính trị và văn hóa ở Estonia và để bảo tồn thiên nhiên trong bối cảnh kinh tế và văn hóa toàn cầu; để truyền bá giá trị quyền công dân và để thiết lập các tiền đề cho việc tạo ra một truyền thống học tập dài lâu trên toàn quốc”.

Hạng 6. Ireland: 5,8

Ảnh: Đội Aoife O Shaughnessy của Ireland dẫn bóng tại trận bán kết bóng bầu dục trong suốt ngày thứ tư của giải 2016 School Games tại Đại học Loughborough. (Ảnh: Paul Roberts/PA Wire)
Đa số các trường trung học ở Ireland được tư nhân sở hữu và quản lý nhưng lại do nhà nước tài trợ, ngoài ra cũng có những trường phổ thông hỗn hợp và dạy nghề do nhà nước sở hữu. Tuy nhiên, một báo cáo gần đây cho thấy rằng chi tiêu cho giáo dục của Ireland đã giảm xuống 15% so với các nước phát triển trong thời gian cuộc khủng khoảng tài chính lên đỉnh điểm từ năm 2008 đến năm 2013, điều này cho thấy hệ thống giáo dục có thể bị ảnh hưởng trong tương lai.

Hạng 6. Qatar: 5,8

trường học tốt nhất
Học sinh tại Trường tiểu học tư thục nữ Amna Mahmoud Al Jeddah chờ đợi sự xuất hiện của nữ công tước xứ Cornwall vào ngày thứ tư của tour du lịch Hoàng gia tới Trung Đông tại Doha, Qatar. (Ảnh: Chris Jackson PA Archive/PA Images)
Theo BBC báo cáo thì vào năm 2012 quốc gia dầu mỏ Qatar đã “trở thành một trong những đấu thủ tầm cỡ nhất trong lĩnh vực đổi mới giáo dục, hỗ trợ các dự án từ bình dân học vụ đến các nghiên cứu cao cấp tại Đại học”. Đất nước này đang đầu tư rất nhiều vào việc để cải thiện các tiêu chuẩn giáo dục, đây vốn là một phần trong chương trình tầm nhìn 2030 vì một đất nước tự cung tự cấp. Các trường học do chính phủ tài trợ cung cấp giáo dục miễn phí, nhưng chỉ dành cho công dân Qatar còn hầu hết các công dân nước ngoài có xu hướng gửi con đến trường tư thục.

Hạng 5. Hà Lan: 5,9

Những trẻ em nhập cư đi về phía trường học trong làng Oranje, Hà Lan vào thứ Năm, ngày 8/10/2015. (Ảnh: AP Photo/Peter Dejong)
Trẻ em Hà Lan được cho là những học sinh hạnh phúc nhất trên thế giới theo một nghiên cứu năm 2013 của UNICEF, dẫn đến việc giáo dục tổng thể tốt hơn những nước khác. Trường học thường không cung cấp nhiều bài tập về nhà mãi đến cấp trung học, sinh viên cũng ít áp lực và căng thẳng hơn. Trường học gồm các trường thuộc tôn giáo và trường công lập “trung tính” hơn, chỉ có một số ít các trường tư thục.

Hạng 4. Singapore: 6,1

Ảnh: Cựu thủ tướng Anh David Cameron gặp các sinh viên tại trường Trung học Commonwealth ở Singapore. (Ảnh: Stefan Rousseau PA Archive/PA Images)
Singapore có điểm cực kỳ cao trong kỳ thi PISA (Chương trình đánh giá sinh viên quốc tế), nhằm mục đích đo lường và so sánh hiệu suất của các sinh viên giữa các nước khác nhau. Tuy nhiên, hệ thống trường học có danh tiếng này cũng giống như một nồi áp suất, tạo cho học sinh nhiều căng thẳng khi chúng còn ở độ tuổi rất trẻ.

Hạng 2. Bỉ: 6,2

Các em học sinh đội mũ giấy màu cờ Bỉ đang đứng đợi gia đình Hoàng gia bên ngoài Nhà thờ Saint Michel ở Brussels, thứ Năm, ngày 15/11/2007. (Ảnh: AP Photo/Thierry Charlier)
Bỉ có 4 loại trường trung học khác nhau, cụ thể là trường trung học phổ thông, trường trung học chuyên nghiệp, trường trung học nghề, trường giáo dục nghệ thuật. Ủy ban Fulbright tại Mỹ, đơn vị tổ chức trao đổi sinh viên giữa Bỉ và Luxembourg cho biết: “Giáo dục được ưu tiên cao, và đây là mảng chi tiêu ngân sách hàng năm lớn nhất của chính phủ Bỉ tại các cấp địa phương. Trẻ em trong độ tuổi từ 4 đến 18 được học trong hệ thống giáo dục hoàn chỉnh của các trường công lập và tư nhân với chi phí rất thấp hay không tốn phí”.

Hạng 2. Thụy Sĩ: 6,2

Phi công Fabienne Meyer của Thụy Sĩ cùng với tay đua xe trượt băng Hanne Schenk đang băng ngang qua những đứa trẻ cổ vũ cho họ hoàn thành tốt vòng đua thứ hai trong giải đua xe trượt băng thế giới ở Lake Placid, New York vào thứ Sáu, ngày 17/01/2012. (Ảnh: AP Photo/Mike Groll)
Chỉ có 5% trẻ em theo học tại các trường tư nhân ở Thụy Sĩ. Những bài học được giảng dạy theo các ngôn ngữ khác nhau tùy thuộc vào khu vực của Thụy Sĩ, với tiếng Đức, tiếng Pháp hay tiếng Ý là ngôn ngữ phổ biến nhất. Từ trung học trở đi, học sinh được phân tách theo khả năng.

Hạng 1. Phần Lan: 6,7

Học sinh trung học Phần Lan. (Ảnh: Tony Lewis/Getty Images)
Phần Lan thường xuyên đứng đầu trong bảng xếp hạng hệ thống giáo dục toàn cầu và nổi tiếng với hệ thống không phân chia học sinh. Tất cả các em học sinh, bất kể khả năng như thế nào, đều được dạy trong những lớp học tương tự nhau. Kết quả là, khoảng cách giữa các em học sinh yếu nhất và các em học sinh giỏi nhất là nhỏ nhất thế giới. Trường học Phần Lan cũng cho tương đối ít bài tập về nhà và chỉ có một bài kiểm tra bắt buộc ở tuổi 16.
Theo Business Insider
Hoàng Vũ
Xem thêm:

Geen opmerkingen:

Een reactie posten