zondag 15 januari 2017

Vén màn bí ẩn “Phòng 610” – Tổ chức Gestapo của Trung Quốc + Tập Cận Bình “đả hổ”: số liệu kinh người

Vén màn bí ẩn “Phòng 610” – Tổ chức Gestapo của Trung Quốc

Hệ thống 610 hay còn gọi là “Phòng 610”, “Tổ Phòng chống và Xử lý Tôn giáo X”, là tổ chức phi pháp nhưng đầy quyền lực do cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân thiết kế ra để đàn áp Pháp Luân Công.

Phòng 610 – Cơ quan phi pháp đầy quyền lực

Vào ngày 10/6/1999, ông Giang Trạch Dân vì muốn tập trung đàn áp Pháp Luân Công nên đã cho thành lập Tổ 610 Trung ương, việc thiết kế ra văn phòng này là hoàn toàn không có cơ sở pháp lý, do Ủy ban Chính trị Pháp luật và ông Giang Trạch Dân trực tiếp điều hành. Tổ chức này tương tự như tổ chức Gestapo của Đức Quốc Xã và Tổ Cách mạng Văn hóa Trung Quốc trước đây, nó đứng trên cả hệ thống pháp luật, có nhiệm vụ đàn áp trên quy mô rộng những người tu Pháp Luân Công.
Tuy không có cơ sở pháp lý, nhưng Phòng 610 được đặc cách trao cho quyền lực rất lớn, ngoài quản lý chung cả về công an, kiểm sát, pháp luật, còn can thiệp vào nhiều lĩnh vực khác nhau như đặc vụ, ngoại giao, tài chính, quân đội, y tế, thư tín… Như vậy, nó có thể điều động hầu như tất cả các cơ quan quyền lực trên toàn quốc, trở thành trung tâm quyền lực bậc nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Luật sư nhân quyền nổi tiếng của Trung Quốc Cao Trí Thịnh từng nói Phòng 610 là “tổ chức xã hội đen có lực lượng của chính quyền”.
Luật sư nhân quyền nổi tiếng của Trung Quốc Cao Trí Thịnh từng nói Phòng 610 là “tổ chức xã hội đen có lực lượng của chính quyền”.

Luật sư của Văn phòng Luật sư Khải Thái tại Bắc Kinh Tạ Yên Ích nói: Phòng 610 khẳng định đúng là một tổ chức phi pháp bởi vì nó không dựa trên một điều khoản pháp luật nào. Hiến pháp, pháp luật, luật tổ chức chính phủ, đều không thể có một tổ chức như vậy. Tòa án có luật tổ chức tòa án, chính phủ có luật tổ chức chính phủ, đại hội đồng nhân dân thì có luật của đại hội đồng nhân dân, chỉ có Phòng 610 là không có. Mặc dù vậy, nó lại có quyền lực lớn như thế thì đều là phi pháp, thêm vào đó, thủ đoạn, phương thức, công năng, mục đích của nó khẳng định đều là phi pháp.

Nhân sự phòng 610 liên tục có thay đổi

Theo tư liệu công khai cho biết, từ khi thành lập Phòng 610 đến nay, các đời chủ nhiệm của hệ thống này lần lượt là: Vương Mậu Lâm (Từ 6/1999 – 9/2001), Lưu Kinh (Từ 9/2001 – 10/2009), Lý Đông Sinh (Từ 10/2009 – 12/2013), Lưu Kim Quốc (Từ 1/2014 – 1/2015), Phó Chính Hoa (Từ 9/2015 – đến nay).

Như vậy, từ lúc ông Lý Đông Sinh “ngã ngựa”, vị trí chủ nhiệm Phòng 610 này trong 3 năm (2013 - 2015) đã thay đến 2 lần là việc chưa hề có tiền lệ. 
Từ lúc ông Lý Đông Sinh “ngã ngựa”, vị trí chủ nhiệm Phòng 610 này trong 3 năm (2013 – 2015) đã thay đến 2 lần là việc chưa hề có tiền lệ.

Như vậy, ông Lý Đông Sinh ngã ngựa tháng 12/2013, ông Lưu Kim Quốc nhận chức vụ này từ tháng 1/2014, ông Phó Chính Hoa giữ chức từ tháng 9/2015. Từ khi ông Lưu Kim Quốc chuyển công tác sang làm Phó bí thư Ủy ban Thường vụ của Ủy Ban Kỷ Luật, vị trí chủ nhiệm Phòng 610 đã bị bỏ trống đến 8, 9 tháng mới có người thay.
Ngày 18/8, truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin, Thứ trưởng Bộ Công an Hoàng Minh đảm nhiệm chức Ủy viên Ủy ban Chính pháp, thay thế cho Thứ trưởng Thường vụ Bộ Công an Phó Chính Hoa. Theo đó, chức vụ chủ nhiệm Phòng 610 lại có biến động. Tuy nhiên, truyền thông nhà nước không đề cập đến việc ông Hoàng Minh có đảm nhận chức vụ chủ nhiệm Phòng 610 hay không, chỉ có truyền thông hải ngoại đưa tin này. Từ năm 2011 đến nay, chủ nhiệm Phòng 610 đều là Ủy viên Ủy ban Chính pháp.

Chủ nhiệm Phòng 610 – Chức vụ tử thần

Những năm gần đây, nhiều chủ nhiệm Phòng 610 tại các cấp hoặc những lãnh đạo liên quan đến Phòng 610 liên tiếp gặp “hạn vận” hoặc bị tử vong theo các nguyên nhân bất thường như: bị tai nạn giao thông, bị đột quỵ, hoặc bệnh nặng đột nhiên phát tác… Vì vậy nhiều người cho rằng chức vụ chủ nhiệm Phòng 610 là một vị trí tử thần nguy hiểm.
Trang Minh Huệ (của Pháp Luân Công) đã thu thập được một số trường hợp như sau:
Tháng 10/2014, Phó Chủ nhiệm Phòng 610 tại Thanh Đảo là Triệu Mẫn (Zhaomin) bị lập án điều tra vì tội tham ô, đến tháng 10/2015 bị xử tù 8 năm 6 tháng.
Ngày 23/3/2013, Chủ nhiệm Phòng 610 tại thành phố Hán Trung tỉnh Thiểm Tây cùng 6 người thân (con gái, con rể, cháu ngoại, thư ký)  bị tai nạn giao thông. Con gái, thư ký và tài xế chết ngay tại hiện trường.
Ngày 7/7/2012, Chủ nhiệm Phòng 610 Lý Giai Minh (Li Jiaming) thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ tỉnh Hắc Long Giang, trên đường đi siêu thị cùng vợ đã bị nhồi máu cơ tim, chết lúc 49 tuổi.
Tháng 2/2012, Phó Chủ nhiệm Phòng 610 Lưu Duy Đông (Liu Weidong) tại thị xã Tê Hà tỉnh Sơn Đông chết vì ung thư ruột kết khi mới 50 tuổi.
Vào 11 giờ chiều ngày 23/12/2011, Chủ nhiệm Phòng 610 huyện Ninh tỉnh Cam Túc là Mạnh Triệu Khánh (Meng Zhaoqing) chạy xe trên đường cao tốc đâm vào đuôi một chiếc xe phía trước khiến thùng dầu bén lửa, xe bị cháy làm Mạnh Triệu Khánh tử vong.
Ngày 14/4/2009, Chính ủy Cục Công an thị trấn Tuy Hóa tỉnh Hắc Long Giang, Chủ nhiệm Phòng 610 thị trấn Tuy Hóa là Vương Chí Kiệt (Wang Zhijie) bị chết vì ung thư.
Năm 2008, nhân viên cốt cát của Phòng 610 tỉnh Vân Nam là Dương Hưng Nguyên bất ngờ bị bệnh rồi qua đời; Chủ nhiệm Phòng 610 huyện Kiến Thủy cũng bị chết vì ung thư.
Chủ nhiệm Phòng 610 huyện An Định tỉnh Hải Nam là Vương Trung Tuấn (Yang Xingyuan) từng hét to: “Các người nói báo ứng, báo ứng ở đâu? Ta đã tóm vô số người trong các người nhưng vẫn tự do tự tại, sống an lành thoải mái, có thấy báo ứng gì đâu.” Chưa đến một tháng sau, người con duy nhất của ông ta bị chết vì trúng độc ở Quảng Châu, đến ngày 8/5/2004, vợ ông ta cũng nhảy giếng tự tử.
Trang Minh Huệ cho biết do chính quyền Trung Quốc phong tỏa tin tức nên số lượng vụ án mà họ có thể thu thập được cũng chỉ giới hạn trong một góc của hiện thực mà thôi.
Ngoài ra, những người đứng đầu Phòng 610 Trung ương như ông Lý Đông Sinh, thái tử Đảng Bạc Hy Lai, cựu Cục trưởng Công an Trùng Khánh Vương Lập Quân, cựu Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Chu Vĩnh Khang… đều đã vào nhà lao; hiện nay những người khác như ông Giang Trạch Dân, Lý Lam Thanh, La Cán, Vương Mậu Lâm, Lưu Kinh, đều bị Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc bức hại Pháp Luân Công truy hỏi và bị kiện lên Tòa án Quốc tế.
Pháp Luân Công là một môn khí công tu Phật, vừa luyện thân thể theo 5 bài khí công, vừa tu tâm tính theo nguyên lý “Chân-Thiện-Nhẫn” của Phật gia được ông Lý Hồng Chí truyền ra công chúng từ năm 1992. Do số lượng người tu tập quá đông (hơn 70 triệu người sau 4 năm theo số liệu công khai của nhà nước Trung Quốc, nhiều hơn số đảng viên của ĐCSTQ), nên khiến chính quyền Trung Quốc lúc bấy giờ cảm thấy lúng túng, lo sợ và bản thân ông Giang Trạch Dân đã ra quyết định đàn áp Pháp Luân Công từ tháng 7/1999 mặc dù vấp phải sự phản đối của 8 Ủy viên thường trực Bộ Chính trị ĐCSTQ.
Bảo Minh và Tự Minh
Xem thêm:
http://trithucvn.net/trung-quoc/ven-man-bi-phong-610-chuc-gestapo-cua-trung-quoc-p-1.html

Tập Cận Bình “đả hổ”: số liệu kinh người

Gần đây, có báo thống kê lại số liệu các quan chức ngã ngựa trong 4 năm kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm chính quyền Trung Quốc. Các con số khiến người ta phải giật mình.
chinh bien Tap Can Binh
Ngày 22/8, trang báo nhà nước “Nhân Dân Luận Đàn” đăng bài “Chuyên gia thảo luận đặc điểm của quan chức cấp cao hủ bại: Quan – Thương cấu kết là con đường chính, sinh hoạt hủ hóa là hiện tượng”, phân tích đặc điểm của quan trường hủ bại tại Trung Quốc. Trong đó, tác giả chỉnh lý và thống kê số quan chức bị bắt điều tra từ sau Đại hội 18 (từ 15/11/2012 đến 31/7/2016) so sánh với từ lúc thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đến nay.
Từ lúc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nắm chính quyền vào năm 1949 đến Đại hội 18, số lượng quan chức cấp cục của tỉnh trở lên bị “ngã ngựa” là 145 người, tính bình quân là mỗi năm có 2,3 người bị điều tra và kết án. Tuy nhiên, chỉ riêng từ sau Đại hội 18 đến nay mới có 4 năm, bình quân mỗi năm có 45 người bị bắt điều tra, tính ra so với lúc trước là gấp khoảng 20 lần.
Từ năm 1978 đến trước Đại hội 18, số quan chức cấp quốc gia bị bắt điều tra chỉ có 4 người. Tuy nhiên, chỉ từ Đại hội 18 đến nay chưa đầy 4 năm thì đã có 2 quan chức cấp phó và 1 quan chức cấp trưởng cấp quốc gia đã bị “ngã ngựa”, tính số lượng người thì tương đương với 35 năm trong quá khứ.
Báo mạng “Tài Tân” lúc trước cũng thống kê, sau Đại hội 18, Ủy ban Kỷ luật Trung ương (UBKL) đã thông báo xử lý theo kỷ luật đảng 108 quan chức cán bộ.
Tờ “South China Morning Post” ngày 8/7 cũng đăng bài viết cho biết, 4 năm sau Đại hội 18, có 13 ứng viên cho Ủy viên Trung ương ĐCSTQ đã “ngã ngựa”. Số lượng tương đương với 91 năm trước đó cộng lại: từ năm 1921 lúc ĐCSTQ thành lập cho đến năm 2012 là 91 năm, tổng lại chỉ có 9 người bị loại.
Từ sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm chính quyền đã quyết liệt “đả hổ”, cô lập và thanh tẩy các thành viên thuộc phe cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân đang là các quan chức giữ chức vụ trưởng các cơ quan chính quyền hay giữ quyền lực quan trọng trong ĐCSTQ. Ông Tập Cận Bình bố trí lại nhân sự, đã cho điều tra và bắt hơn 100 người giữ chức từ Phó cục trở lên trong đảng, chính quyền và quân đội, đa số bị bắt đều là các nhân vật trọng yếu của phái Giang.
Sau Đại hội 18, trong số 204 Ủy viên Trung ương, đã có đến 9 người là Ủy viên Trung ương bị bắt điều tra: Tưởng Khiết Mẫn, Lí Đông Sinh, Dương Kim Sơn, Lệnh Kế Hoạch, Chu Bản Thuận, Dương Đống Lương, Tô Thụ Lâm, Vương Mân.
13 ứng viên cho Ủy viên Trung ương bị bắt bao gồm: Lí Xuân Thành, Vương Vĩnh Xuân, Vạn Khánh Lương, Trần Xuyên Bình, Phan Dật Dương, Chu Minh Quốc, Phạm Trường Bí, Vương Mẫn, Dương Vệ Trạch, Cừu Hòa, Dư Viễn Huy, Lữ Tích Văn, Lí Vân Phong.
Trong số đó, đại đa số đều là quan chức phái Giang, hoặc là có quan hệ chặt chẽ với các quan chức cấp cao của phái Giang.
Từ Tài Hậu, Chu Vĩnh Khang, Quách Bá Hùng, Lệnh Kế Hoạch v.v. từng bị chỉ trích là “bè lũ bốn tên mới”. Tháng 9 năm ngoái, có phân tích của quân đội Trung Quốc, bài “Tin tức quân sự toàn cầu” cho biết những người như Từ Tài Hậu, Chu Vĩnh Khang, Quách Bá Bùng, Lệnh Kế Hoạch và Tô Vinh v.v. đều có liên quan chặt chẽ đến ông Giang Trạch Dân.
Ngoài ra, trang web của Cục kiểm sát thuộc UBKL ngày 11/8 cũng công bố, nửa đầu  năm nay đã có 41 cán bộ cấp cục của tỉnh bị xử lý kỷ luật, trong toàn quốc có 163.000 người bị xử lý, trong đó có 134.000 người bị xử lý kỷ luật đảng.
Tự Minh
Xem thêm:

Geen opmerkingen:

Een reactie posten