Tranh cãi về văn bản Bộ Y tế đề xuất 'buộc' hiến máu
- 9 tháng 1 2017
Một trong hai đề xuất trong Báo cáo đánh giá tác động liên quan một dự thảo luật của Bộ Y tế được cho là buộc người dân phải hiến máu ít nhất một lần mỗi năm đang gây tranh cãi.
Hôm 9/1, Bộ Y tế công bố dự thảo Luật về máu và tế bào gốc.
Báo cáo đánh giá tác động đi kèm dự thảo có phương án đề nghị quy định bắt buộc người dân hiến máu 1 năm/lần, ngoại trừ trường hợp không thể hiến máu.
Theo đó, mỗi người dân trong độ tuổi 18 - 60 và đủ điều kiện sức khỏe đều phải hiến máu ít nhất một lần mỗi năm.
Đại diện Bộ Y tế cho biết có hai phương án: một là bắt buộc hiến máu, hai là tình nguyện hiến máu như hiện nay nhưng tăng kinh phí vận động tuyên truyền.
Báo Tuổi Trẻ dẫn lời đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí nói luật này có thể đổi là "Luật hiến máu và hiến tế bào gốc" và "đây là điều văn minh và nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã có quy định tương tự".
Tuy nhiên, báo Pháp Luật TP Hồ Chí Minh cho hay trong tờ trình, Bộ Y tế đề xuất "nên lựa chọn giải pháp 2 [Quy định việc hiến máu là tự nguyện] để vừa phù hợp với thực tiễn, phù hợp với pháp luật quốc tế cũng như không gây tốn kém không cần thiết cho Nhà nước và xã hội".
'Phản tác dụng'
Hôm 9/1, trả lời BBC từ tỉnh Quảng Trị, ông Bùi Minh Tuấn, thường được biết đến với biệt danh Yahama Trung tá, nói: "Việc ai đó đi hiến máu là tình nguyện, thế mà cũng có "định mức" từ Bộ Y Tế hẳn hoi cơ đấy."
"Tôi thấy thế này, người ta đi hiến máu thì nhiều, rồi chẳng hiểu nó đi đâu hết. Mỗi lần cần máu lại cứ phải mua với giá cực đắt, hoặc phải cầu cứu mọi người."
"Cá nhân tôi hoàn toàn không nhất trí về việc ép buộc. Từ một vấn đề mang tính thiện nguyện sao lại chuyển qua ép buộc người dân?"
"Máu cũng là một phần của cơ thể con người thì tại sao lại ép buộc? Thậm chí nếu để tình trạng ép buộc này xảy ra thì những người dân có thói quen đi hiến máu từ trước giờ sẽ không còn hào hứng nữa."
"Việc ép buộc sẽ làm phản tác dụng. Nói thẳng là Bộ Y tế không có quyền làm điều này."
Panh phẫu thuật 'quên' trong bụng 18 năm
Cùng ngày, trao đổi với BBC từ Hà Nội, luật sư Trần Vũ Hải cho hay: "Về báo cáo đánh giá liên quan dự thảo luật về việc hiến máu thì bản thân Bộ Y tế đã bác phương án 1 mang tính ép buộc vì chắc họ cũng biết điều này không phù hợp."
"Do đó, đương nhiên họ lựa chọn phương án 2, tức phương án tăng kinh phí."
Truyền thông Việt Nam ghi nhận, so với năm 2003, cả nước có 21% máu hiến tặng là tình nguyện [người hiến được trả tiền] thì năm 2016 khoảng 98% máu hiến tặng là hoàn toàn tình nguyện là "một bước tiến rất dài".
Hôm 9/1, Bộ Y tế công bố dự thảo Luật về máu và tế bào gốc.
Báo cáo đánh giá tác động đi kèm dự thảo có phương án đề nghị quy định bắt buộc người dân hiến máu 1 năm/lần, ngoại trừ trường hợp không thể hiến máu.
Theo đó, mỗi người dân trong độ tuổi 18 - 60 và đủ điều kiện sức khỏe đều phải hiến máu ít nhất một lần mỗi năm.
Đại diện Bộ Y tế cho biết có hai phương án: một là bắt buộc hiến máu, hai là tình nguyện hiến máu như hiện nay nhưng tăng kinh phí vận động tuyên truyền.
Báo Tuổi Trẻ dẫn lời đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí nói luật này có thể đổi là "Luật hiến máu và hiến tế bào gốc" và "đây là điều văn minh và nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã có quy định tương tự".
Tuy nhiên, báo Pháp Luật TP Hồ Chí Minh cho hay trong tờ trình, Bộ Y tế đề xuất "nên lựa chọn giải pháp 2 [Quy định việc hiến máu là tự nguyện] để vừa phù hợp với thực tiễn, phù hợp với pháp luật quốc tế cũng như không gây tốn kém không cần thiết cho Nhà nước và xã hội".
'Phản tác dụng'
Hôm 9/1, trả lời BBC từ tỉnh Quảng Trị, ông Bùi Minh Tuấn, thường được biết đến với biệt danh Yahama Trung tá, nói: "Việc ai đó đi hiến máu là tình nguyện, thế mà cũng có "định mức" từ Bộ Y Tế hẳn hoi cơ đấy."
"Tôi thấy thế này, người ta đi hiến máu thì nhiều, rồi chẳng hiểu nó đi đâu hết. Mỗi lần cần máu lại cứ phải mua với giá cực đắt, hoặc phải cầu cứu mọi người."
"Cá nhân tôi hoàn toàn không nhất trí về việc ép buộc. Từ một vấn đề mang tính thiện nguyện sao lại chuyển qua ép buộc người dân?"
"Máu cũng là một phần của cơ thể con người thì tại sao lại ép buộc? Thậm chí nếu để tình trạng ép buộc này xảy ra thì những người dân có thói quen đi hiến máu từ trước giờ sẽ không còn hào hứng nữa."
"Việc ép buộc sẽ làm phản tác dụng. Nói thẳng là Bộ Y tế không có quyền làm điều này."
Panh phẫu thuật 'quên' trong bụng 18 năm
Cùng ngày, trao đổi với BBC từ Hà Nội, luật sư Trần Vũ Hải cho hay: "Về báo cáo đánh giá liên quan dự thảo luật về việc hiến máu thì bản thân Bộ Y tế đã bác phương án 1 mang tính ép buộc vì chắc họ cũng biết điều này không phù hợp."
"Do đó, đương nhiên họ lựa chọn phương án 2, tức phương án tăng kinh phí."
Truyền thông Việt Nam ghi nhận, so với năm 2003, cả nước có 21% máu hiến tặng là tình nguyện [người hiến được trả tiền] thì năm 2016 khoảng 98% máu hiến tặng là hoàn toàn tình nguyện là "một bước tiến rất dài".
Geen opmerkingen:
Een reactie posten