Lý giải tại sao người Hoa ở Việt Nam rất giàu nhưng luôn ở nhà cũ, nhà tồi tàn
ảnh minh họa
Những người Hoa sang Việt Nam hầu như đều rất giàu có. Không chỉ riêng ở Việt Nam mà đi đâu trên thế giới người ta cũng thấy Chinatown (phố người Hoa) thì phải nói là họ tài giỏi tới cỡ nào. Kể 1 vài điển hình về người Hoa giàu nứt vách ở SG nè, mà giàu từ tay trắng đi lên nữa đó:– Nước rửa chén Mỹ Hảo: ông chủ hiện thời – Lương Vạn Vinh – người từng bắt đầu bằng việc bán một mớ đồ cũ trên vỉa hè
– Giày dép Biti’s:ông chủ Vưu Khải Thành – người từng chuyển từ nghề đông y sang làm giày dép
– Bánh kẹo Kinh Đô: ông Trần Kim Thành chỉ bắt đầu từ việc xoay xở với những bạn hàng nhỏ lẻ ở Campuchia
– Cửa hàng bánh ABC: ông Kao Siêu Lực -người đi làm thuê cho một hiệu bánh và sau đó tự khởi nghiệp …
Còn đây là những lý do khiến cho họ giàu nhưng không bao giờ mua đất cất nhà lầu:
1. Người Hoa không thích phô trương
Người Trung Quốc bắt đầu di cư vào Việt Nam kể từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên thế kỷ 19. Sau đó, người Pháp tạo điều kiện cho người Hoa vào định cư ở Sài Gòn, Chợ Lớn. Thời kì này người Hoa sang Việt Nam theo các đợt tuyển mộ phu đồn điền của người Pháp.
Rồi họ sang với hai bàn tay trắng và làm nên sự nghiệp nên họ rất quý những đồng tiền họ làm ra, họ tiết kiệm lắm.
Không giống như người Việt mình thích hô hào phóng đại thêm tên tuổi để có gì vay mượn, xoay chuyển càn khôn,….mà người Hoa không giàu họ sẽ từ từ lặng im làm giàu. Người Hoa đã giàu họ cũng im lặng để duy trì tài sản của họ mà thôi.
2. Tâm linh “Nhà là nơi bắt đầu và cũng không nên thay đổi”
Người Trung Quốc xưa rất coi trọng việc chọn đất làm nhà, cất mộ. Họ cho rằng gia chủ có ăn nên làm ra hay không, phần lớn đều liên quan đến việc chọn nhà, cất mộ, có chọn được đất lành, hướng tốt hay không. Người Hoa rất kỹ về phong thủy nên đã làm ăn được ở đâu thì không thay đổi. Quán xá dù nhỏ, nếu làm ăn phát đạt vẫn chỉ làm thêm cơ sở mới, không xây lên.
3. Coi trọng nguồn cội
Họ sống kiểu “hệ sinh thái” mà. Hỗ trợ, tương trợ nhau mà sống cho nên không cần phải lo lắng gì cả. Người làm ăn tốt thì giúp đỡ người nghèo, người lớn giúp đỡ người trẻ,….Người Hoa họ có cả một cộng đồng hỗ trợ: bạn hàng cho mua thiếu lâu hơn, các đàn anh trong nghề chỉ vẽ đôi đường và còn giới thiệu đối tác, người trong tộc luôn ủng hộ…sống như vậy quá tốt rồi nên đâu ai nghĩ tới chuyện phải đổi đi nơi khác.
Họ dạy nhau phải biết “Kính nghiệp” . Điều đó có nghĩa là mình làm giàu chưa đủ mà còn phải biết chia sẻ cách làm giàu, chia sẻ nỗi khổ với người thất bại, kết nối cộng đồng lại với nhau.
4. Trọng nghĩa khí
Mỗi năm, khu hội quán Nghĩa An bên cạnh trường tiểu học Chính Nghĩa, quận 5 đều có tổ chức bán đấu giá những cái lồng đèn tuyệt đẹp để lấy tiền chăm lo đời sống và giáo dục cho con em gốc Hoa. Số tiền tự nguyện mà cứ tăng dần, chục triệu, trăm triệu, rồi một tỉ, hai tỉ đồn,…không ai tiếc tiền cho thế hệ trẻ, kể cả người chẳng phải ruột thịt
Nhiều khi tiền bạc họ để dành dụ còn giúp đỡ người trong họ phường chứ không hẳn là phải mua đất cất nhà rần rần đâu.
5. Công bằng về tài sản
Bất kể người con trai thuộc ngôi thứ nào nếu tỏ ra uy tín cũng đều được người cha tin tưởng giao tay hòm chìa khóa. Người con nào là phá gia chi tử, bị liệt vào hạng thất dụng thì không được giao việc liên quan đến tiền bạc mặc dù vẫn được thương yêu.
Người hoa quan niệm là họ cho con cái những thứ tinh túy, cho “cần câu” chứ không cho “con cá”. Bởi vậy mua đất nhiều cất nhà nhiều cũng không nghĩa lý gì cả. Nếu con cái họ giỏi, tự ắt nó cũng làm ra được những thứ đó. Còn con cái họ không ra gì thì cho chỉ phí phạm thêm thôi
6. Người Hoa ít ham rẻ, chủ yếu ăn uống, mua sắm ở chứ không nghĩ nhiều tới chuyện nhà cửa
Đối với họ thì chất lượng và uy tín quan trọng nhất. Họ không tham của rẻ, không sống theo kiểu ăn nhín ăn bớt. Rất quan tâm đến đời sống con cháu nên bản thân ai nấy đều tự nhắc nhở mình phải tuân thủ quy tắc làm “điều răn” ấy. Cuối cùng họ chăm cái ăn hơn cái ở vì cái ăn ảnh hưởng tới đời sống và sức khỏe họ nhiều hơn. Tiền dồn vào ăn uống chứ không đầu tư vào nhà là vậy.
7. Người Hoa không muốn thấy “kẻ ăn mày” trong cộng đồng của họ
Một trong những triết lý của họ là cần–kiệm. Họ không có thói quen xài tiền như nhiều người dân khác ở Sài Gòn. Kiếm ít thì xài ít, kiếm nhiều cũng dùng tiền giúp đỡ người trong cùng bang.
Họ luôn sẵn sàng hỗ trợ việc làm, giúp người khác tự mưu sinh. Đối với họ, giúp là phải giúp cho giàu, không phải chỉ để có ăn cho qua ngày đoạn tháng. Và nhờ vậy không có bất mà không bao giờ thấy “kẻ ăn mày” trong cộng đồng của họ.
“Cháu bé” để lại số điện thoại và địa chỉ nhà vì làm vỡ đèn xe
Không may làm vỡ đèn xe ô tô và đang vội đi học, cháu bé đã viết lại dòng chữ cho chủ xe khiến dân mạng phải khâm phục về ý thức tự giác của trẻ. Trong bức thư nói đến, nhân...
Lái xe đâm người sợ bồi thường, đợi chết mới báo động, khi biết thân phận nạn nhân, anh chợt ngất xỉu
Nạn nhân là một người đi xe máy. Khi anh Vương lái xe ô tô đến chỗ rẽ, đột nhiên một chiếc xe máy lao tới trước mặt anh. “Chết tiệt!”, anh Vương lẩm bẩm một câu. Do cả hai đều đi với...
http://tinvn.biz/ly-giai-tai-sao-nguoi-hoa-o-viet-nam-rat-giau-nhung-luon-o-nha-cu-nha-toi-tan.html
Geen opmerkingen:
Een reactie posten