Luật Magnitsky của Mỹ ảnh hưởng tới Việt Nam như thế nào?
Cát Linh, phóng viên RFA
2016-12-29
2016-12-29
Hai dự luật liên quan nhân quyền và tôn giáo vừa được Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama ký thành luật và mở rộng phạm vi áp dụng với các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Đối tượng bị trừng phạt
Sau một thời gian dài tranh đấu và thương lượng, ngày 8/12/2016, Quốc hội Mỹ đã thông qua một dự luật nhắm vào những cá nhân vi phạm nhân quyền và những giới chức tham nhũng trên toàn cầu.
Trong luật này có điều luật Chịu trách nhiệm về Nhân quyền Toàn cầu Magnitsky (gọi tắt là Magnitsky Act), quy định chế tài với các cá nhân mà Hoa Kỳ cho là vi phạm nhân quyền trên toàn thế giới.
Nói rõ hơn về những tội danh này, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch Ủy ban Cứu trợ Người Vượt biển (BPSOS) cho biết có ba đối tượng có thể bị trừng phạt.
“Thứ nhất là những giới chức chính quyền và những thuộc hạ của họ hoặc những người ngoài chính phủ hợp tác với giới chức chính quyền vi phạm nghiêm trọng quyền con người mà được quốc tế ghi nhận. Thứ hai là những giới chức quyền cướp đoạt tài sản của người dân.
Và thứ ba là những giới chức chính quyền can dự vào những vụ tham nhũng lớn và đàn áp những người đi phanh phui những vụ ấy.”
Trong nước cần phải học ngay cách thức làm một bản báo cáo đúng với tiêu chuẩn Liên Hiệp Quốc, chứ không phải quay video, rồi tri hô thôi thì không được. Thủ tục phải rất chi li và đúng tiêu chuẩn quốc tế.Theo Tiến sĩ Thắng, có hai con đường để đưa những danh sách của những đối tượng trên đến Tổng thống Hoa Kỳ trong thời gian 120 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ. Cách thứ nhất là gửi đến một số uỷ ban đặc trách, hữu trách trong Thượng viện, Hạ viện để đưa lên Tổng thống. Bên cạnh đó, văn phòng dân chủ nhân quyền và lao động của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng có thể đệ trình lên Tổng thống.
- Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng
Do đó, nếu người Việt Nam muốn khai dụng những biện pháp trừng phạt này đối với những giới chức là đối tượng bị trừng phạt trong nước thì theo lời Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng cần phải thực hiện hồ sơ đầy đủ và chuyên nghiệp.
“Cần phải lập hồ sơ, và chuyển những danh sách hồ sơ đến các dân biểu, Thượng nghị sĩ để yêu cầu trình lên Tổng thống. cũng như đồng thời chúng ta cũng có thể chuyển những cái này lên bộ phận dân chủ nhân quyền và lao động của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ.”
“Trong nước cần phải học ngay cách thức làm một bản báo cáo đúng với tiêu chuẩn Liên Hiệp Quốc, chứ không phải quay video, rồi tri hô thôi thì không được. Thủ tục phải rất chi li và đúng tiêu chuẩn quốc tế.”
Tiêu chí xác định
Dự luật HR 624, tên chính thức là Global Magnitsky Human Rights Accountability Act (Luật Chịu trách nhiệm về Nhân quyền Toàn cầu mang tên Magnitsky), đã được thông qua với số phiếu đa số của lưỡng viện Quốc hội và cuối cùng được Tổng thống Obama ký thành luật. Điều luật này áp dụng trừng phạt với các giới chức chính quyền vi phạm nhân quyền một cách trầm trọng và cả các cộng sự viên của họ. Để xác định mức độ vi phạm nghiêm trọng của đối tượng bị trừng phạt, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng cho biết có hai yếu tố cần phải để ý:
“Phải chứng minh được mức độ nghiêm trọng ví dụ như vấn đề đánh đập, tra tấn, những trường hợp bỏ tù lâu năm, tái diễn không chỉ 1 lần mà rất nhiều lần. Thứ hai là phải truy ra được những thủ phạm thật sự đằng sau những lệnh đó.”
Trong tất cả những vụ đàn áp, bắt bớ, đánh đập, nói chung là những hành vi vi phạm nhân quyền diễn ra ở Việt Nam, người dân chỉ biết đến lực lượng công an, dân phòng, an ninh là những người có mặt ở nơi xảy ra đàn áp. Do đó, phải nhắm vào đúng đối tượng, giới chức chính quyền là những người có cơ hội sang Mỹ, có tài sản ở Hoa Kỳ.
“Cấp thấp hơn đôi khi họ bất cần vì họ có bao giờ qua Mỹ đâu, họ có bao giờ có tài sản hoặc gửi thân nhân qua Mỹ để du học rồi lưu lại Mỹ?”
Cản trở bước tiến của Việt Nam?
Trước đây, năm 2012, Magnitsky Act được Thượng viện Mỹ thông qua và áp dụng riêng với Nga.
Với dự luật Chuẩn chi Ngân sách Quốc phòng NDAA 2017 vừa được ký thành luật, Luật Magnitsky đã được mở rộng phạm vi ra các nước khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam, là quốc gia bị Ủy Ban Hoa Kỳ Về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (USCIRF) đưa vào “danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm (CPC)”.
Theo luật sư Ngô Ngọc Trai thì điều luật này sẽ có một ảnh hưởng nhất định nào đấy về quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
“Nếu có một sự kiện nào đấy mà phía chính phủ Mỹ đánh giá có một cá nhân nào ấy ở Việt Nam vi phạm nhân quyền mà có công tác sang Mỹ thì sẽ bị cản trở.”
Bên cạnh đó, ông đưa ra lo ngại về điều luật Magnitsky sẽ tạo ra những khó khăn nhất định cho bước tiến của Việt Nam và sau đó là khó khăn cho người dân Việt Nam, người mà ông gọi là tầng lớp chịu nhiều thiệt thòi nhất trong tất cả những chính sách hay quyết định mang màu sắc chính trị.
“Thứ nhất là việc chế tài thì cứ chế tài, cứ làm thế nào cho đúng và hợp lý. Thứ hai là đừng đẩy chính quyền Việt Nam đi xa quá, khiến cho người ta muốn có sự tiến bộ, nhưng tất nhiên là có những cái gì đó khiến cho người ta chưa làm được. Hãy giúp người ta là chính, chứ đừng đẩy người ta vào cái thế…rồi cuối cùng nhân dân là người gánh chịu hậu quả.”
Nếu có một sự kiện nào đấy mà phía chính phủ Mỹ đánh giá có một cá nhân nào ấy ở Việt Nam vi phạm nhân quyền mà có công tác sang Mỹ thì sẽ bị cản trở.Luật sư Ngô Ngọc Trai cho rằng phải cân nhắc rất nhiều vì theo ông, hơn 90 triệu người Việt Nam là đối tượng cần được quan tâm trước hết trong bất kỳ hoạt động nào.
- Luật sư Ngô Ngọc Trai
“Tôi hy vọng rằng cộng đồng quốc tế, người Việt Nam ở hải ngoại, hay chính phủ Mỹ chẳng hạn, khi quyết định chắc chắn đã suy nghĩ kỹ và cân nhắc rồi nhưng hãy nghĩ nhiều hơn nữa tới người dân Việt Nam, những người thấp cổ bé họng, những người dễ bị tổn thương và chịu nhiều thiệt thòi. Hãy nghĩ nhiều đến họ. Hãy quan tâm đến họ trong bất kỳ kế hoạch hay chính sách nào.”
Một số ý kiến khác thì tỏ vẻ lo ngại với chính quyền mới của Tổng thống đắc cử Donald Trump thì Luật Magnitsky sẽ không khác gì “mớ giấy vụn.”
Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng phủ nhận hoàn toàn luồng dư luận đó và cho biết điều luật này do Quốc hội thông qua sau khi nhận được đa số phiếu ủng hộ từ Thượng viện và Hạ viện Hoa kỳ. Do đó, Tổng thống Obama bắt buộc phải ký ban hành và khi đã thành luật thì bất kỳ tổng thống nào cũng phải áp dụng và chấp hành.
Cho dù có nhiều ý kiến nhận định khác nhau, thế nhưng, đa số những phản hồi từ Việt Nam, đặc biệt là những người hoạt động cho nhân quyền Việt Nam trong và ngoài nước đều xem đây là món quà mang nhiều ý nghĩa mà Quốc hội Hoa Kỳ và Tổng thống Obama dành cho Việt Nam trước khi ông rời nhiệm sở.
Hai đạo luật nhân quyền và tôn giáo được Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đặt bút phê chuẩn trong tháng cuối cùng của năm 2016, cũng là tháng cuối cùng trong nhiệm kỳ 4 năm của ông.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten