Đài Loan vừa mừng vừa lo về Donald Trump
- 13 tháng 12 2016
Với Tổng thống tân cử Mỹ Donald Trump, vấn đề lớn nhất trong quan hệ với Trung Quốc là thương mại. Nhưng với Bắc Kinh, đó là Đài Loan.
Ông Trump và nhóm của mình biết. Ngày càng rõ là họ hy vọng dùng Đài Loan làm vật mặc cả để đạt điều họ muốn từ Trung Quốc.Trả lời phỏng vấn Fox News hôm Chủ nhật, ông Trump nói Mỹ chỉ nên tiếp tục công nhận Đài Loan là một phần Trung Quốc nếu Bắc Kinh có nhượng bộ.
Mặc dù cũng có chút sự thật khi một số người chỉ trích ông Trump không hiểu biết về ngoại giao, hay công thức hàng thập niên của Washington để duy trì quan hệ với Trung Quốc, nhưng đúng hơn ông xem vấn đề ở mức độ kinh doanh - tức là ăn bánh trả tiền. Hiện nay, ông Trump tin rằng Mỹ chỉ trả tiền mà không được ăn bánh.
Nhưng lập trường của ông sẽ đem lại cơ hội hay rủi ro cho Đài Loan?
Tại Đài Loan người ta đang hỏi câu này. Đây là hòn đảo được cai trị tách khỏi Trung Quốc đại lục trong phần lớn thế kỷ 20. Bắc Kinh tin rằng hòn đảo đã bị cắt rời, đầu tiên là Nhật ở cuối chiến tranh Trung - Nhật lần một và rồi là do người quốc gia ở cuối nội chiến năm 1949.
Chính quyền tổng thống Thái Anh Văn ban đầu lo ngại vì chiến thắng của ông Trump. Có lo ngại rằng vị tân tổng thống không xem Đài Loan là quan trọng.
Nhưng một số thành viên nội các Đài Loan và đảng Dân Tiến cầm quyền tin rằng lập trường cứng rắn với Bắc Kinh của ông Trump có thể giúp Đài Loan có quan hệ gần hơn với Washington.
Tsai Shih-ying, nghị sĩ của đảng Dân Tiến, nói: "Về thương mại, chúng tôi muốn Mỹ ủng hộ giúp chúng tôi tham gia các nhóm quốc tế, ký hiệp định thương mại tự do với Mỹ để giảm phụ thuộc Trung Quốc."
Ông Tsai nói ông hy vọng quan hệ Mỹ - Đài cải thiện dưới thời ông Trump.
Nhưng nhiều người Đài Loan không chắc cách tiếp cận này sẽ tốt cho Đài Loan. Họ không biết ông Trump và cố vấn của ông sẽ bảo vệ Đài Loan nếu xung đột với Trung Quốc nổ ra. Họ lo Đài Loan sẽ thua trắng nếu Bắc Kinh nổi giận.
Alexander Huang, chủ tịch một viện nghiên cứu ở Đài Loan, Hội đồng Nghiên cứu Chiến lược và Chiến tranh, nói: "Người ta từng bảo Đài Loan là con thỏ chạy quanh hai con voi."
"Hai con voi có chiến tranh hay yêu nhau thì Đài Loan vẫn sẽ rung rinh."
Ông Huang cho rằng Đài Loan cần có quan hệ tốt với cả hai bên.
"Bà Thái Anh Văn cần có một nhóm suy nghĩ làm sao mở lại đối thoại với Trung Quốc, đừng có mà nhảy hết lên con thuyền của Trump."
Một số người trong nhóm bà Thái Anh Văn cũng không rõ sẽ có hậu quả gì nếu thân thiện hơn với Mỹ.
Ông Tsai nói: "Ông Trump có thái độ doanh nhân. Ông ấy liệu có dùng cơ hội này để mặc cả với Trung Quốc và bán đứng Đài Loan không."
"Chúng tôi muốn nhắc chính phủ Đài Loan đừng đi nhanh quá. Nếu Trung Quốc không thể chấp nhận, phản ứng của họ sẽ rất mạnh."
Tin liên quan
- TQ phản đối Trump điện đàm với Thái Anh Văn
- Donald Trump dọa bỏ chính sách ‘Một Trung Quốc’
- Trump chỉ trích Trung Quốc trên Twitter
http://www.bbc.com/vietnamese/forum-38304530
Cuộc gọi ông Trump bà Thái làm Bắc Kinh sửng sốt
- 3 tháng 12 2016
Quyết định của tổng thống mới đắc cử của Hoa Kỳ quay lưng lại với giao thức bốn thập niên của Hoa Kỳ với Đài Loan và nói chuyện trực tiếp với một tổng thống của Đài Loan sẽ làm giới hoạch định chính sách ở Bắc Kinh sửng sốt.
Kể từ cuộc bầu cử vào tháng trước, họ đã cố gắng hiểu xem ai đang cố vấn cho Donald Trump về châu Á và những chính sách về Trung Quốc của ông sẽ như thế nào. Động thái này sẽ biến mối quan ngại thành thực trạng báo động và tức giận. Bắc Kinh coi Đài Loan là một tỉnh. Không để Đài Bắc gài bẫy nhằm trở thành một nhà nước độc lập là một trong những ưu tiên quan trọng trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc.
Trong bốn thập niên, lãnh đạo Hoa Kỳ đã tôn trọng ranh giới đỏ của Bắc Kinh về việc cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan và thừa nhận rằng chỉ có "Một Trung Quốc".
Cuộc điện đàm giữa ông Trump và bà Thái Anh Văn là liên lạc đầu tiên được biết đến giữa một tổng thống Hoa Kỳ hay tổng thống đắc cử và một nhà lãnh đạo Đài Loan kể từ khi Hoa Kỳ đã cắt quan hệ ngoại giao với hòn đảo này vào năm 1979.
Đài Loan không có hiệp ước phòng thủ chung chính thức với Hoa Kỳ, và các cam kết của Hoa Kỳ về bảo vệ hòn đảo này đang cố tình được duy trì ở khuôn khổ mơ hồ. Nhưng khi sức mạnh quân sự của Trung Quốc gia tăng, Đài Loan kiểu gì cũng phải dựa vào chiếc ô an ninh của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á để đối phó trước khả năng bị xâm lược.
Đây đã là thời điểm nhạy cảm trong quan hệ giữa đại lục và Đài Loan.
Dưới quyền lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc ngày càng gây sức ép kinh tế và ngoại giao với Đài Loan để tiến tới thống nhất đất nước.
Nhưng bất chấp nỗ lực của Bắc Kinh, đảng mà họ ủng hộ trong cuộc bầu cử bị thua trên diện rộng vào năm ngoái. Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy rằng giới trẻ ở Đài Loan ngày càng phản đối khả năng thống nhất với đại lục.
Cả trước và sau khi trúng cử tổng thống vào tháng Một, bà Thái Anh Văn hứa sẽ giữ nguyên trạng mối quan hệ xuyên eo biển, nhưng Bắc Kinh không tin tưởng bà và đã cắt đứt liên lạc chính thức với chính quyền của bà.
'Đủ để chọc giận Bắc Kinh'
Trong bối cảnh này, bất kỳ sự thay đổi nào trong mối quan hệ giữa Đài Loan và Hoa Kỳ là đáng kể.Trong một tuyên bố đưa ra sau khi các cuộc gọi, văn phòng tổng thống mới đắc cử cho biết hai nhà lãnh đạo ghi nhận sự tồn tại giữa Đài Loan và Hoa Kỳ đối với "các mối quan hệ an ninh chính trị, kinh tế gần gũi". Thông cáo cũng cho biết ông Trump "chúc mừng Chủ tịch Thái trở thành tổng thống của Đài Loan".
Nội dung này có thể là không gây tranh cãi xét bề ngoài, nhưng thực tế chính cuộc gọi của của một tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ chúc mừng tổng thống Đài Loan sẽ đủ để chọc giận Bắc Kinh.
Một phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ sau đó nói rằng chính sách của chính phủ Hoa Kỳ không thay đổi, nhưng nhóm làm việc của ông Trump đã không thông báo cho Nhà Trắng trước khi có cuộc gọi.
Trong chiến dịch tranh cử của mình, khi Donald Trump được hỏi tên người ông thường xuyên tham khảo nhất về chính sách ngoại, ông nói: "Tôi nói với bản thân mình, đó là số một, bởi vì tôi có một bộ não rất tốt và tôi đã nói rất nhiều điều ".
Ông Trump đã nói rất nhiều thứ ... về "thắng" Trung Quốc về mậu dịch, về việc đồng minh của Hoa Kỳ như Nhật Bản và Hàn Quốc cần trả thêm tiền cho quốc phòng của riêng họ, về việc bỏ thỏa thuận mậu dịch TPP vốn là trọng tâm trong chính sách ở châu Á của người tiền nhiệm của mình.
Giống như nhiều chính phủ khác, Bắc Kinh đang phân vân xem những điều gì thì đáng để tâm nghiêm trọng. Nhưng đối với Trung Quốc thì ít có điều gì nghiêm trọng hơn hơn là tình trạng của Đài Loan.
Khi họ hiểu được ý nghĩa của cuộc điện đàm giữa ông Trump và bà Thái, dự kiến là đến lượt Bắc Kinh sẽ "nói rất nhiều điều".
Tin liên quan
- Đài Loan, Tây Tạng và những quốc gia không tồn tại
- Trump bổ nhiệm Tướng Mattis làm bộ trưởng Quốc phòng
http://www.bbc.com/vietnamese/world-38194479
Geen opmerkingen:
Een reactie posten