Tuổi thọ của vũ trụ được tính như thế nào?
Các nhà khoa học kết luận vũ trụ có niên đại gần 14 tỷ năm. Xin hỏi phương pháp nào được dùng để tính tuổi thọ vũ trụ? (Hoàng Anh)
Vũ trụ có niên đại gần 14 tỷ năm. Ảnh: Wallpaper.
|
Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.
http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/hoi-dap/tuoi-tho-cua-vu-tru-duoc-tinh-nhu-the-nao-3405367.html?utm_source=detail&utm_medium=box_recommend&utm_campaign=boxtracking
Có ba phương pháp xác định tuổi vũ trụ:
1. Phương pháp nhờ việc định tuổi của những ngôi sao cổ nhất trong hệ Ngân hà, các nhà thiên văn châu Âu đã tìm thấy Uranium 238 trong quang phổ của nó. Theo đó, ước tính tuổi của vũ trụ là 12,5 tỷ năm, với sai số là 3 tỷ năm. Nghiên cứu này dựa trên mức phân huỷ phóng xạ của uranium-238.
2. Từ quan sát dịch chuyển đỏ của các thiên hà chúng ta có bằng chứng rằng vũ trụ đang nở ra, theo định luật Hubble. Quay ngược về quá khứ, ta sẽ gặp đến một điểm kỳ dị hấp dẫn, một khái niệm mang tính chất toán học, có thể không thực sự trùng với sự thật. Đây là cơ sở để hình thành lý thuyết Vụ Nổ Lớn, lý thuyết được công nhận nhiều nhất trong vũ trụ học ngày nay. Lý thuyết này cộng với các tiến bộ trong quan sát (Máy đo dị hướng vi sóng Wilkinson, WMAP, của NASA) đã ước lượng tuổi vũ trụ vào khoảng 13,7 tỷ năm, sai số 200 triệu năm.
3. Phương pháp tính tuổi của các ngôi sao lùn trắng mờ nhất trong một quần thể tinh cầu (globular cluster). Phương pháp này dựa trên các lý thuyết hiện hành về sự tiến hóa của sao. Các nhà khoa học tin rằng quần thể tinh cầu là những thiên hà lâu đời nhất trong vũ trụ, và sao lùn trắng là những ngôi sao già nua nhất trong một thiên hà. Hơn nữa, một ngôi sao lùn càng mờ, thì tuổi của nó càng lớn. Sao lùn trắng là một ngôi sao có khối lượng tương đương với Mặt Trời và thể tích tương tự với Trái Đất. Nó có thể đậm đặc hơn nước một triệu lần. Sao lùn trắng đang nguội dần sẽ tỏa nhiệt và ánh sáng. Vì vậy, bằng cách tính toán thời gian nguội, các nhà khoa học có thể ước tính tuổi của nó và vũ trụ.
1. Phương pháp nhờ việc định tuổi của những ngôi sao cổ nhất trong hệ Ngân hà, các nhà thiên văn châu Âu đã tìm thấy Uranium 238 trong quang phổ của nó. Theo đó, ước tính tuổi của vũ trụ là 12,5 tỷ năm, với sai số là 3 tỷ năm. Nghiên cứu này dựa trên mức phân huỷ phóng xạ của uranium-238.
2. Từ quan sát dịch chuyển đỏ của các thiên hà chúng ta có bằng chứng rằng vũ trụ đang nở ra, theo định luật Hubble. Quay ngược về quá khứ, ta sẽ gặp đến một điểm kỳ dị hấp dẫn, một khái niệm mang tính chất toán học, có thể không thực sự trùng với sự thật. Đây là cơ sở để hình thành lý thuyết Vụ Nổ Lớn, lý thuyết được công nhận nhiều nhất trong vũ trụ học ngày nay. Lý thuyết này cộng với các tiến bộ trong quan sát (Máy đo dị hướng vi sóng Wilkinson, WMAP, của NASA) đã ước lượng tuổi vũ trụ vào khoảng 13,7 tỷ năm, sai số 200 triệu năm.
3. Phương pháp tính tuổi của các ngôi sao lùn trắng mờ nhất trong một quần thể tinh cầu (globular cluster). Phương pháp này dựa trên các lý thuyết hiện hành về sự tiến hóa của sao. Các nhà khoa học tin rằng quần thể tinh cầu là những thiên hà lâu đời nhất trong vũ trụ, và sao lùn trắng là những ngôi sao già nua nhất trong một thiên hà. Hơn nữa, một ngôi sao lùn càng mờ, thì tuổi của nó càng lớn. Sao lùn trắng là một ngôi sao có khối lượng tương đương với Mặt Trời và thể tích tương tự với Trái Đất. Nó có thể đậm đặc hơn nước một triệu lần. Sao lùn trắng đang nguội dần sẽ tỏa nhiệt và ánh sáng. Vì vậy, bằng cách tính toán thời gian nguội, các nhà khoa học có thể ước tính tuổi của nó và vũ trụ.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten