vrijdag 15 april 2016

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút máy bay chiến đấu ra khỏi quần đảo Hoàng Sa + dời giàn khoan HD981 gây tranh cãi + ngưng ngay việc xây dựng, vận hành một trạm hải đăng ở Trường Sa.

VN phản đối TQ đưa máy bay ra Hoàng Sa

  • 14 tháng 4 2016

Image copyright AFP
Image caption Người phát ngôn ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút máy bay chiến đấu ra khỏi quần đảo Hoàng Sa, trong tuyên bố hôm 14/4.
Tại buổi họp báo ở Hà Nội, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nói về thông tin Trung Quốc triển khai 16 máy bay chiến đấu J-11 đến quần đảo Hoàng Sa.
“Việc Trung Quốc đưa máy bay chiến đấu ra khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam và đe dọa trực tiếp đến hòa bình, ổn định ở khu vực.”
“Việt Nam kiên quyết phản đối và mạnh mẽ yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay việc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa; đưa các máy bay chiển đấu ra khỏi khu vực này và không tái diễn các hành động tương tự.”
Trung Quốc đã kiểm soát Hoàng Sa từ năm 1974 sau trận đánh ngắn vào hôm 19/1 với hải quân của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.
Mới hôm 7/4, Việt Nam đòi Trung Quốc phải dời giàn khoan gây tranh cãi, từ bỏ các kế hoạch khoan thăm dò ở vùng nước đang tranh chấp chủ quyền, và ngưng ngay việc xây dựng, vận hành một trạm hải đăng ở Trường Sa.
Giàn khoan Hải Dương 981 trị giá 1 tỷ đô la, vốn là tâm điểm của cuộc căng thẳng ngoại giao giữa hai quốc gia hồi 2014, đã được phía Trung Quốc đưa vào khu vực cửa Vịnh Bắc Bộ, nơi mà Việt Nam nói là hai nước vẫn đang trong quá trình đàm phán phân định.
"Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ kế hoạch khoan giếng và rút ngay giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi khu vực này," người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình tuyên bố hôm thứ Năm 7/4.
Trước đó, chiều hôm 5/4, Bộ Ngoại giao đã gặp đại diện Tòa Đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội để trao công hàm phản đối.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với hầu hết vùng Biển Đông giàu trữ lượng tài nguyên, nơi các nước khác gồm Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền.

Tin liên quan

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/04/160414_viet_trungquoc_maybay_hoangsa

VN phản đối TQ đặt HD981 và xây hải đăng

  • 7 tháng 4 2016
Image copyright AP
Việt Nam đòi Trung Quốc phải dời giàn khoan gây tranh cãi, từ bỏ các kế hoạch khoan thăm dò ở vùng nước đang tranh chấp chủ quyền, và ngưng ngay việc xây dựng, vận hành một trạm hải đăng ở Trường Sa.
Giàn khoan Hải Dương 981 trị giá 1 tỷ đô la, vốn là tâm điểm của cuộc căng thẳng ngoại giao giữa hai quốc gia hồi 2014, đã được phía Trung Quốc đưa vào khu vực cửa Vịnh Bắc Bộ, nơi mà Việt Nam nói là hai nước vẫn đang trong quá trình đàm phán phân định.
"Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ kế hoạch khoan giếng và rút ngay giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi khu vực này," người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình tuyên bố hôm thứ Năm 7/4.
Trước đó, chiều hôm 5/4, Bộ Ngoại giao đã gặp đại diện Tòa Đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội để trao công hàm phản đối.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với hầu hết vùng Biển Đông giàu trữ lượng tài nguyên, nơi các nước khác gồm Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền.
Trung Quốc phải "không có thêm các hành động đơn phương làm phức tạp thêm tình hình và có những đóng góp thiết thực cho hòa bình, ổn định ở Biển Đông," ông Lê Hải Bình nói.
Năm 2014, Trung Quốc đã hạ đặt giàn khoan này trong 10 tuần trong vùng biển mà Hà Nội xác định là thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, dẫn đến cuộc tranh cãi tồi tệ nhất giữa hai nước trong suốt nhiều thập niên qua, và đã tạo làn sóng công phẫn trong nhiều người dân Việt Nam.
Một số chuyên gia gọi đó là bước đi sai lầm của Bắc Kinh, khiến Việt Nam xích lại gần với Hoa Kỳ hơn.
Việt Nam đã theo dõi sát sao các bước di chuyển của giàn khoan này, vốn được kéo tới tận Vịnh Bengal và vài lần được đưa trở lại các vị trí gần với địa điểm gây tranh cãi hồi 2014.
Đây là lần thứ hai trong năm nay Việt Nam phản đối hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981, cả hai lần đều trùng với việc có sự thay đổi lãnh đạo tại Hà Nội.
Tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hôm thứ Năm tuyên thệ nhậm chức, còn Chủ tịch nước Trần Đại Quang chính thức tuyên thệ hôm 2/4.
Lần trước, Việt Nam phản đối Trung Quốc về Hải Dương 981 là hồi tháng Giêng, chỉ hai ngày trước khi khai mạc Đại hội Đảng.
Phát ngôn viên Lê Hải Bình hôm 7/4 cũng chỉ trích việc Trung Quốc quyết định xây trạm hải đăng tại đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa, điều mà ông Bình gọi là vi phạm chủ quyền Việt Nam, là "bất hợp pháp và vô giá trị".
Trong buổi chiều cùng ngày, Bộ Ngoại giao tiếp tục trao công hàm cho đại diện Tòa đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội, phản đối việc xây dựng và vận hành hải đăng tại đá Subi.
Đây là công trình vừa được Trung Quốc khánh thành hôm 5/4, cao 55m và có công nghệ theo dõi tàu thuyền lưu thông tại nơi này, theo Tân Hoa Xã. Bên cạnh đó, tại đá Subi phía Trung Quốc còn lắp đặt một trạm nhận biết tàu thuyền và một trạm rada cao tần.
Subi là một trong các đảo, bãi đá ở biển Đông mà phía Trung Quốc đã bồi đắp nhân tạo trong những năm qua.

Tin liên quan

Geen opmerkingen:

Een reactie posten