woensdag 27 april 2016

Việt Nam : Vụ cá chết ở Miền Trung: Mối nghi Formosa là thủ phạm rất lớn +

Vụ cá chết: Mối nghi Formosa là thủ phạm rất lớn

Hội nghề cá Việt Nam khuyến cáo người dân không dùng cá đánh bắt trong thời gian này. Kết quả phân tích mẫu nước tại Lăng Cô cho thấy cá chết do nước biển có chất độc cực mạnh và nước biển ở những khu vực này bị nhiễm kim loại nặng.
Hội nghề cá Việt Nam khuyến cáo người dân không dùng cá đánh bắt trong thời gian này. Kết quả phân tích mẫu nước tại Lăng Cô cho thấy cá chết do nước biển có chất độc cực mạnh và nước biển ở những khu vực này bị nhiễm kim loại nặng.
Tối 27/4, Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân cho biết có 2 nhóm nguyên nhân chính gây ra cá chết hàng loạt: một là do tác động của độc tố hóa học của con người trên đất liền và trên biển; hai là do hiện tượng dị thường của thiên nhiên, kết hợp với tác động của con người tạo nên hiện tượng ‘tảo nở hoa’ hay ‘thủy triều đỏ’. Trước đó 1 ngày, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết cá chết ở khu vực biển Lăng Cô là do nước biển có chất độc cực mạnh và nước biển ở khu vực này bị nhiễm kim loại nặng. Trong khi đó, người dân ở khu vực gần nhà máy của Công ty Formosa Hà Tĩnh đa số tin rằng chính ống xả thải khổng lồ ra biển của công ty này là thủ phạm gây ra thảm họa môi trường chưa từng có tại Việt Nam trước đây.
Vụ cá chết: Mối nghi Formosa là thủ phạm rất lớn
Theo kết quả phân tích của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên – Huế, hàm lượng nitơ tính theo amoni (NH4+-N) và hàm lượng kim loại nặng crôm (Cr) trong nước biển ở khu vực có cá chết vượt mức giới hạn cho phép của quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước biển cũng như quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước mặt.
Cơ quan chức năng của tỉnh Thừa Thiên – Huế cũng cho biết khả năng chất độc khiến cá chết tràn lan là từ vùng biển phía Bắc của tỉnh này.
Nghi ngờ ngày càng tăng
Formosa được cấp phép xả nước thải sau khi xử lý; thời hạn giấy phép 10 năm với 12 thông số và giới hạn nồng độ gây ô nhiễm. Ảnh chụp màn hình Vietnamnet
Formosa được cấp phép xả nước thải sau khi xử lý; thời hạn giấy phép 10 năm với 12 thông số và giới hạn nồng độ gây ô nhiễm. Ảnh chụp màn hình Vietnamnet
Thông báo chính thức trong cuộc họp báo tối 27/4 của các Bộ, ngành có liên quan về nguyên nhân khiến hàng chục tấn cá chết liên tục giạt vào bờ biển các tỉnh miền Trung những tuần qua, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân cho biết có 2 nhóm nguyên nhân chính gây ra cá chết hàng loạt: một là do tác động của độc tố hóa học của con người trên đất liền và trên biển; hai là do hiện tượng dị thường của thiên nhiên, kết hợp với tác động của con người tạo nên hiện tượng ‘tảo nở hoa’ hay ‘thủy triều đỏ’. Nhưng giới chức này cho biết chưa có bằng chứng khẳng định có sự liên hệ giữa nhà máy Formosa ở Vũng Áng – Hà Tĩnh với tình trạng cá chết hàng loạt.
VOA nói chuyện với anh Tuấn, người hiện đang có mặt tại khu vực Vũng Áng – Hà Tĩnh tối 26/4 về tình hình người dân tại đây. Anh Tuấn cho biết:
“Đa phần người dân ở đây tin rằng Formosa là thủ phạm, mặc dù dĩ nhiên họ không phải là nhà khoa học, người ta không thể có những kết luận có tính chất khoa học được, nhưng một số người làm thí nghiệm, họ lấy nước biển ở khu vực gần nhà máy lên và cho cá còn sống vào thì đa phần cá đều chết. Không chỉ cá mà các loại hải sản khác như khác như tôm, cua, ghẹ… cũng đều chết cả. Do đó mà mối nghi ngờ càng tăng lên. Cộng với cả chuyện những ngư dân lặn biển phát hiện ra đường ống xả thải của Formosa, đa phần sau khi lên bờ họ đều có những triệu chứng về mặt bệnh lý, chẳng hạn vàng da, tức ngực, khó thở… Tất cả những cái đó cộng lại khiến cho mối nghi ngờ đang rất lớn ở đây.”
Báo chí trong nước cho biết ngoài một người thợ lặn biển để thi công xây dựng đê chắn sóng ở Khu công nghiệp Formosa bị tử vong đột ngột sau khi lặn xuống biển hôm 24/4, có 5 thợ lặn khác của Công ty Nibelc, một nhà thầu của Dự án Formosa – cũng đã phải nhập viện vì có những dấu hiệu tức ngực, khó thở, ngứa ngáy bất thường tương tự như thợ lặn trên.
Rộ tin về khả năng mất dấu vết vì chậm trễ điều tra
Có thể suy đoán nguồn gây độc bắt đầu từ Hà Tĩnh, sau đó theo dòng hải lưu chất độc chảy đến đâu thì cá chết đến đấy.
Có thể suy đoán nguồn gây độc bắt đầu từ Hà Tĩnh, sau đó theo dòng hải lưu chất độc chảy đến đâu thì cá chết đến đấy.
Trả lời báo chí, chủ đầu tư Formosa cho biết mỗi ngày Formosa xả khoảng 12.000 m3 nước thải ra biển và các mẫu xét nghiệm nguồn nước xả thải của họ đều ‘đạt tiêu chuẩn’ của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Nhưng việc lấy mẫu nước thải của Formosa để kiểm tra chỉ được thực hiện mỗi quý một lần, các mẫu kiểm định trong những năm qua đều ‘đạt tiêu chuẩn’ trong khi đường ống xả thải lại đặt ngầm dưới biển đã khiến cho dư luận nghi ngờ và đặt câu hỏi về độ tin cậy của quy trình kiểm tra của các cơ quan chức năng.
Về việc nhập 300 tấn hóa chất gần đây bị cho là để súc rửa đường ống xả thải, Formosa cho biết số hóa chất trên được dùng làm mát hệ thống chứ không phải để súc rửa. Tuy nhiên, không có cơ quan chức năng nào giám sát việc sử dụng số hóa chất trên của Formosa.
Bên cạnh đó, việc chậm trễ và lòng vòng trong cách xử lý càng khiến cho dư luận thêm bất bình.
Ông Nguyễn Tử Cương – Trưởng ban Phát triển thủy sản bền vững, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – cho báo Vietnamnet biết “Có thể suy đoán nguồn gây độc bắt đầu từ Hà Tĩnh, sau đó theo dòng hải lưu chất độc chảy đến đâu thì cá chết đến đấy. Như vậy, tại vùng Hà Tĩnh có dòng hải lưu dẫn chất độc đi. Nếu làm ngay thì có thể tìm ra nguyên nhân, nhưng cho đến thời điểm này, hơn 10 ngày thì nguồn lây nhiễm có thể đã bị phi tang”.
Trong khi đó, một cư dân mạng cho biết những người làm việc cho Formosa đều biết về vụ thải chất độc hóa học và ống xả thải ngầm từ lâu nhưng họ không dám tố cáo vì sợ mất việc và sợ bị liên lụy vì có dính líu đến các quan chức.
Thiệt hại toàn dân
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ thị các địa phương hỗ trợ cho nông dân bị thiệt hại và nhanh chóng đưa ra kết luận để có biện pháp xử lý.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ thị các địa phương hỗ trợ cho nông dân bị thiệt hại và nhanh chóng đưa ra kết luận để có biện pháp xử lý.
Trước áp lực của dư luận, tân Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã ra lệnh phải nhanh chóng đưa ra kết luận điều tra về nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt, đồng thời hỗ trợ những người dân bị ảnh hưởng, thiệt hại vì thảm họa này. Tuy nhiên cho tới nay, người dân địa phương cho biết vẫn chưa nhận được trợ giúp từ chính quyền, trong khi một số cá nhân và tổ chức dân sự đang kêu gọi và tìm cách huy động mọi nguồn lực tài chính để giúp đỡ cho người dân đa số chỉ sống bằng nghề biển ở khu vực miền Trung.
Chị Vẽ, một người kinh doanh nhà hàng hải sản gần khu vực Formosa Hà Tĩnh, cho VOA biết như sau:
“Ở vùng chị, cá chết hai ngày rồi sau đó mực cũng chết. Nói chung trước đây buôn bán khách khứa đông lắm mà giờ là kể từ hôm cá chết (ngày 6/4) còn bán được khoảng 10 ngày nữa, còn 10 ngày trở về đây là không có một người khách nào hết. Vắng tanh luôn! Nhà hàng của chị một ngày bán khoảng 15 đến 20 triệu (đồng). Không có khách là không có doanh thu luôn. Quán hàng giờ ngồi chơi. Dân họ cũng không đi làm nữa, nghỉ biển luôn. Chị buôn bán thì thiệt hại nhiều, còn người dân họ đi làm một ngày năm ba trăm ngàn thì cũng bị thiệt hại. Người ít, người nhiều. Nói chung thiệt hại toàn dân luôn.”
Người phụ nữ ở Hà Tĩnh này ước tính sẽ phải mất doanh thu ít nhất cũng vài ba tháng nữa và khả năng đi tìm công việc khác với chị là rất khó.
“Nếu kéo dài thì như chị ở đây phải nghỉ thôi chứ biết làm cái gì, trong gia đình chủ yếu làm về biển, với lại chừ nghề nông là nhà máy họ lấy hết rồi, không có đất đai làm nữa.”
Cũng như nhiều người dân ở Hà Tĩnh, chị Vẽ hy vọng không bị cắt ‘đường sống’ vì những thảm họa môi trường như hiện nay.
“Nếu nhà máy Formosa để xảy ra sự việc này thì đề nghị họ trước hết phải bồi thường cho người dân, sau đó phải đóng cửa không được hoạt động nhà máy, hoặc là làm sao chứ nếu mà để tình hình như hiện nay thì dần dần người dân sẽ không còn đường để sống nữa."
Một số người dân địa phương cho Báo Thanh Niên biết họ bất ngờ khi biết tin về đường ống xả thải ngầm của Formosa và cho biết chính quyền và công ty Đài Loan đã không hề hỏi ý kiến người dân về việc xây dựng đường ống này.
Formosa là một tập đoàn đa ngành của Đài Loan. Khu liên hợp Formosa Hà Tĩnh là một trong nhiều dự án được tập đoàn này đầu tư vào Việt Nam, trong đó có khu liên hợp sản xuất thép, nhiệt điện và cảng nước sâu Vũng Áng. Đã có đến 3.500 ha đất liền, 1.200 đất mặt nước được thu hồi và khoảng 15.000 hộ dân tại đây phải di dời khi dự án khu công nghiệp này được tiến hành xây dựng.

X
22.04.2016
Tin tức: http://www.facebook.com/VOATiengViet, http://www.youtube.com/VOATiengVietVideo, http://www.voatiengviet.com. Nếu không vào được VOA, xin các bạn hãy vào http://vn3000.com để vượt tường lửa. Việt-Mỹ sắp đối thoại nhân quyền 2016. Việt Nam điều tra vụ cá chết hàng loạt ở miền Trung. Ban nhạc Viet Cong chính thức đổi tên vì phản ứng công luận. Trung Quốc thử phi đạn mang nhiều đầu đạn ở Biển Đông. Trung Quốc chuẩn bị xây các nhà máy hạt nhân ở Biển Đông. Hơn 170 nước ký kết thỏa thuận khí hậu lịch sử. Hàn Quốc khước từ kế hoạch đoàn tụ người đào tị của Bắc Triều Tiên. Bộ trưởng Nhật Bản hối thúc Mitsubishi trung thực với khách hàng.

http://www.voatiengviet.com/content/vu-ca-chet-moi-nghi-formosa-la-thu-pham-rat-lon/3304424.html

Thứ năm, 28/04/2016

    Tin tức / Việt Nam

    VN bị chỉ trích ứng phó chậm trong thảm họa môi trường ở miền Trung

    Hàng tấn cá chết kể cả các loài cá hiếm sinh sống tận vùng biển sâu ngoài khơi xa đã trôi dạt vào các bờ biển Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình, và Huế. Ảnh: epa/Bernd Settnik
    Hàng tấn cá chết kể cả các loài cá hiếm sinh sống tận vùng biển sâu ngoài khơi xa đã trôi dạt vào các bờ biển Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình, và Huế. Ảnh: epa/Bernd Settnik
    Chính phủ Việt Nam bị chỉ trích là phản ứng chậm chạp trong thảm họa môi trường ở các vùng biển miền Trung.
    Từ đầu tháng này, thông tin về hàng tấn cá chết kể cả các loài cá hiếm sinh sống tận vùng biển sâu ngoài khơi xa bị trôi dạt vào các bờ biển Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình, và Huế gây bàng hoàng dư luận về mức độ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại khu vực duyên hải giàu tài nguyên này.
    Tuy chưa công bố  kết quả điều tra chính thức nhưng giới chức nói nguyên nhân là do nhiễm hóa chất cực độc và mọi sự chú ý đang dồn về công ty Formosa của Đài Loan tại khu công nghiệp Vũng Áng, Hà Tĩnh.

    Trong khi báo nhà nước nói Formosa sử dụng hàng chục hóa chất cực độc để súc rửa đường ống xả thải ra biển Vũng Áng, công ty khẳng định ‘không có bất cứ bằng chứng nào chứng tỏ sự liên can’ của họ trong vụ việc.
    VN bị chỉ trích ứng phó chậm trong thảm họa môi trường ở miền Trung
    Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường được truyền thông trong nước hôm nay dẫn lời cho biết đường ống xả thải ra biển của Formosa ‘được cấp phép chứ không phải lắp đặt lén lút.’

    Sự nghi ngờ trong công luận càng tăng cao sau cuộc họp chiều nay 27/4 của Bộ Tài Nguyên Môi trường.
    Chưa có bằng chứng để xác định Formosa và cảng Vũng Áng có liên quan đến cá chết.”
    Phát biểu với báo giới sau cuộc họp, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân cho biết đánh giá sơ bộ cho thấy có hai nhóm nguyên nhân chính gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt. Thứ nhất là do độc tố hoá học thải ra từ các phương tiện hay con người. Thứ hai là do tác động của các yếu tố tạo nên thuỷ triều đỏ.
    Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân nhấn mạnh:
    “Chưa có bằng chứng để kết luận về mối liên hệ, liên quan của Formosa và các nhà máy Vũng Áng đến vấn đề cá chết hàng loạt.”
    Ông Nhân nói trong thời gian sớm nhất, giới hữu trách sẽ ra khuyến cáo giúp các địa phương khôi phục hoạt động đánh bắt, du lịch, và tắm biển.
    Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên & Môi trường Võ Tuấn Nhân chủ trì cuộc họp báo ngày 27/4 công bố nguyên nhân vụ cá chết hàng loạt ở miền Trung. Ảnh epa/Luong Thai Linh
    Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên & Môi trường Võ Tuấn Nhân chủ trì cuộc họp báo ngày 27/4 công bố nguyên nhân vụ cá chết hàng loạt ở miền Trung. Ảnh epa/Luong Thai Linh
    Công luận hoang mang, ngư dân than khóc, người tiêu thụ lo lắng trong khi chưa có hành động cụ thể và lời giải đáp rõ ràng từ giới hữu trách liên quan đến nguồn cơn vụ việc, trách nhiệm thuộc về ai và biện pháp giải quyết trước mắt ra sao.
    Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Đắc Hy, Viện trưởng Viện Sinh Thái và Môi trường, chia sẻ nhận định với VOA Việt ngữ:
    “Ô nhiễm đã phá hoại môi trường tạo nên hệ sinh thái tự nhiên tại đây rồi, gây nhiễu loạn các chu trình sinh thái của vùng ấy rồi. Các cơ quan nhà nước giờ phải kiểm kê, đánh giá thiệt hại, xem hỏng đến đâu, sửa chữa được không, mất bao nhiêu, phương pháp sửa chữa thế nào. Mấy ông trong Viện ăn tiền nhà nước giờ có công việc cụ thể thì đánh giá cụ thể đi. Các đề tài khoa học các ông vẫn làm hằng năm hàng bao nhiêu triệu chỉ là lý thuyết khoa học thế thôi. Bây giờ các vị phải bắt tay vào làm đi. Các ông ấy bây giờ cứ đứng lơ ngơ nói chung chung thế thôi, chẳng ông nào bỏ tay vào trực tiếp xử lý cả. Tụi tôi cũng không thấy ai đặt vấn đề để tụi tôi tham gia vào việc này. Các biện pháp xử lý có cả xử lý cơ học, sinh học, cả xử lý bằng tính năng lượng của biển khơi, cả xem sóng vỗ tác động thế nào. Công việc đến tay rồi mà họ không làm thì thôi.”
    Bây giờ phải khuyến cáo cho người dân các thực phẩm tôm, cua, cá ở vùng đó bây giờ không khai thác, ăn uống gì được. Phải xác định khoanh vùng bị ảnh hưởng để khuyến nghị dân. Sinh vật tại tất cả các vùng ấy đã bị tác động cả rồi, đã nhiễm độc cả rồi.
    Tiến sĩ Hy nói nhà nước cần tăng tốc các nỗ lực và biện pháp ứng phó tức thời vì các tác hại hiện nay là hết sức nghiêm trọng, ảnh hưởng không những trước mắt mà còn lâu dài cho cả một hệ thống sinh thái biển tại đây.
    Chuyên gia này đề nghị nhà chức trách cần phối hợp các nỗ lực từ các ban ngành nhà nước lẫn các tổ chức chuyên môn, các hội đoàn độc lập để khảo sát tình hình cũng như đưa ra những khuyến cáo cấp bách cho dân chúng để ứng phó trước thảm trạng môi trường biển tại miền Trung. PGS-TS Nguyễn Đắc Hy:
    “Bây giờ phải khuyến cáo cho người dân các thực phẩm tôm, cua, cá ở vùng đó bây giờ không khai thác, ăn uống gì được. Phải xác định khoanh vùng bị ảnh hưởng để khuyến nghị dân. Sinh vật tại tất cả các vùng ấy đã bị tác động cả rồi, đã nhiễm độc cả rồi. Phải quy định đi, thế nhưng ai làm, ai chỉ định? Tôi thấy cứ lung tung thế thôi. Chả ai quy định trách nhiệm. Bộ, Sở, cùng các cơ quan giờ phải làm việc với nhau lấy mẫu phân tích, xác định không gian bị ảnh hưởng. Không xử lý, về lâu dài hệ sinh thái ở đấy bị phá vỡ, ảnh hưởng tới nguồn lợi từ biển của bao nhiêu người dân sinh sống ở đấy. Ngoài ra, nó còn gây ô nhiễm nước ở đấy, còn ảnh hưởng tới nguồn nước ngầm nữa chứ. Nhiều vấn đề lắm. Tôi theo dõi chẳng thấy gì cụ thể cả, họ cứ nói chung chung thế thôi.”
    Hội nghề cá Việt Nam khuyến cáo người dân không dùng cá đánh bắt trong thời gian này. Kết quả phân tích mẫu nước tại Lăng Cô cho thấy cá chết do nước biển có chất độc cực mạnh và nước biển ở những khu vực này bị nhiễm kim loại nặng.
    Hội nghề cá Việt Nam khuyến cáo người dân không dùng cá đánh bắt trong thời gian này. Kết quả phân tích mẫu nước tại Lăng Cô cho thấy cá chết do nước biển có chất độc cực mạnh và nước biển ở những khu vực này bị nhiễm kim loại nặng.

    Luật sư Trần Vũ Hải, người khởi xướng thỉnh nguyện thư đề nghị lãnh đạo cao cấp và các ban ngành nhà nước nhanh chóng bắt tay vào vụ việc để giải tỏa những hoang mang trong công luận, phát biểu:
    “Phải nghiên cứu và đưa ra kết luận về nguyên nhân cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung. Sự đối phó của các cơ quan chức năng là chậm chạp, thiếu kết hợp với nhau. Do đó chúng tôi đề nghị phải có người nhận trách nhiệm. Chúng tôi đề xuất phải có tổ công tác điều hành việc giải quyết các vấn đề liên quan đến thảm họa này.”
    Phải nghiên cứu và đưa ra kết luận về nguyên nhân cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung. Sự đối phó của các cơ quan chức năng là chậm chạp, thiếu kết hợp với nhau. Do đó chúng tôi đề nghị phải có người nhận trách nhiệm. Chúng tôi đề xuất phải có tổ công tác điều hành việc giải quyết các vấn đề liên quan đến thảm họa này.
    Cuộc họp của Bộ Tài Nguyên Môi trường chiều ngày 27/4 cũng giống như các cuộc họp trước đó của Bộ với công ty Formosa, với lãnh đạo Hà Tĩnh đều không cho báo chí tham dự.
    Một cư dân mạng nêu nghi vấn trên Facebook rằng liệu đây có phải là động thái “tự dàn xếp”, “đóng cửa bảo nhau” hay không và nhận xét rằng: “Việc này không những chứng tỏ kém về xử lý khủng hoảng truyền thông mà còn là vô trách nhiệm với người dân các tỉnh Bắc Trung Bộ và nhân dân cả nước.”
    Trong khi đó, các trang mạng xã hội đang lan truyền lời kêu gọi ‘Xuống đường vì môi trường’ tại Sài Gòn và Hà Nội vào ngày 1/5 tới đây để cùng nhau lên tiếng về thảm họa môi trường ở miền Trung.
    Cuộc xuống đường được dự kiến sẽ diễn ra vào lúc 9 giờ sáng tại Nhà hát lớn (Tràng Tiền, Hà Nội) và Công viên 30/4 (Lê Duẩn, TPHCM.)
    VN bị chỉ trích ứng phó chậm trong thảm họa môi trường ở miền Trungi
    X
    27.04.2016
    Tin tức: http://www.facebook.com/VOATiengViet, http://www.youtube.com/VOATiengVietVideo, http://www.voatiengviet.com. Nếu không vào được VOA, xin các bạn hãy vào http://vn3000.com để vượt tường lửa. Chính phủ Việt Nam bị chỉ trích là phản ứng chậm chạp trong thảm họa môi trường ở các vùng biển miền Trung. Từ đầu tháng này, thông tin về hàng tấn cá chết kể cả các loài cá hiếm sinh sống tận vùng biển sâu ngoài khơi xa bị trôi dạt vào các bờ biển Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình, và Huế gây bàng hoàng dư luận về mức độ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại khu vực duyên hải giàu tài nguyên này.

    Geen opmerkingen:

    Een reactie posten