Tin tức / Hoa Kỳ
FBI chi 1 triệu đôla để mở khóa iPhone của kẻ khủng bố
22.04.2016
Giám đốc Cơ quan Điều tra Liên Bang Hoa Kỳ (FBI) nói rằng cơ quan này đã chi ra 1 triệu đôla để mua một công cụ nhằm mở khóa và vô hiệu hóa các biện pháp an ninh của chiếc điện thoại iPhone của một kẻ khủng bố vũ trang ở San Bernardino, bang California.
Phát biểu tại một diễn đàn an ninh ở London hôm 21/4, Giám đốc Cơ quan Điều tra Liên Bang Hoa Kỳ James Comey nói rằng mặc dù chính phủ Mỹ đã ngưng vụ kiện để buộc công ty Apple phải mở khóa chiếc iPhone, các cuộc thảo luận về quyền riêng tư của các cá nhân và các nhu cầu an ninh công cộng cần phải tiếp tục.
Ông Comey nói các cuộc thảo luận đó phải tiếp tục bởi vì chúng ta vẫn phải giải quyết vấn đề, là trong khi tất cả chúng ta đều chia sẻ một thang giá trị chung nó đôi khi đối nghịch với nhau, và chúng ta phải tìm cách để giải quyết giữa quyền riêng tư và nhu cầu an ninh trên mạng, khi mà hai nhu cầu này và chạm với nhau trong các trường hợp khủng bố và những công việc khác mà cơ quan FBI phải làm.
Ông Comey nói ông không biết câu giải đáp là gì, nhưng người Mỹ cần tìm ra một giải pháp, chứ không thể để mặc mọi sự ra sao thì ra.
Ông Comey không tiết lộ thêm chi tiết hữu ích nào khác đã được phát hiện từ chiếc iPhone của một trong các nghi can đã thực hiện vụ cuộc tấn công khủng bố tại California, giết chết 14 người.
Giám đốc Cơ quan Điều tra Liên Bang Hoa Kỳ chỉ nói rằng cuộc điều tra đang được tiến hành.
http://www.voatiengviet.com/content/fbi-chi-1-trieu-dola-de-mo-khoa-iphone-cua-ke-khung-bo/3298138.html
Thứ bảy, 23/04/2016
FBI bẻ khóa được iPhone của nghi can vụ xả súng San Bernadino
Cặp vợ chồng tấn công bắn chết 14 người tại một buổi liên hoan dịp lễ cuối năm ở bang California, Tashfeen Malik và Syed Farook.
29.03.2016
Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã mở khóa được chiếc iPhone 5C chạy bằng hệ điều hành iOS9 của Apple. Các chuyên viên bên ngoài chính phủ không được tiết lộ danh tánh đã giúp "bẻ khóa" chiếc iPhone bằng một phương pháp không được công bố. Thông tín viên đài VOA Chris Hannas có bài tường trình sau đây.
Việc mở khóa được chiếc iPhone chấm dứt cuộc chiến pháp lý giữa chính quyền và công ty Apple trong vụ liên quan đến chiếc điện thoại của nghi can vụ tấn công San Bernadino, bang California, hồi năm ngoái. Nhưng vấn đề lớn hơn là cuộc chiến của vấn đề chính phủ phải biết được những gì về công dân của họ, và bằng cách nào.
Nghị sĩ bang California, ông Darrell Issa, người đi đầu trong vận động cho chủ trương mã khóa mạnh, nói rằng để cho vụ tranh tụng kết thúc mà không phải mang ra hệ thống tòa án phức tạp để đi đến quyết định cho chính phủ quyền tiếp cận các thiết bị điện tử thì dễ chịu hơn, nhưng kết quả này lại càng cho thấy vấn đề về thông tin cá nhân vẫn chưa giải quyết được.
Ông Essa nói: "Chắc chắn là sẽ xảy ra những vụ khác, và trong khi chúng ta tranh cãi các vấn đề này trên phạm vi quốc gia, chúng ta phải tiếp tục phê phán việc chính phủ tìm cách lợi dụng tình huống nhậy cảm để tích lũy nhiều quyền lực và kiểm soát hơn, một điều gần như luôn gây bất lợi cho quyền tự do và quyền riêng tư của cá nhân."
Luật sư của hãng Apple nói rằng họ hy vọng chính quyền sẽ chia sẻ phương pháp nào đã giải mã được chiếc iPhone của hung thủ Syed Farook, nhưng sau khi một thẩm phán liên bang đồng ý bỏ lệnh chống lại Apple hôm thứ hai, yêu cầu đó của Apple hình như cũng không còn nữa.
Một hệ quả khác có phần chắc hơn sẽ diễn ra là chính quyền sẽ áp dụng phương pháp mà họ vừa biết được để giải mã những thiết bị điện tử khác trong trường hợp Apple từ chối giúp mở khóa.
Theo một danh sách hãng Apple đệ trình trong văn bản liên quan đến vụ San Bernardino, có ít nhất 15 vụ tại các tòa liên bang ở New York, Illinois, California, Massachusetts và Ohio. Phúc đáp của tòa về văn bản này không yêu cầu cung cấp chi tiết các vụ nêu trong danh sách cho thấy chuyện này có thật.
Hầu hết các thiết bị điện tử đó là điện thoại iPhone, từ đời iPhone 3 cho đến đời mới nhất là iPhone 6 Plus, và hệ điều hành từ phiên bản iOS4 cho đến iOS9. Một nửa số vụ này liên quan đến các thiết bị chạy bằng iOS7 hoặc phiên bản trước đó. Đây là vấn đề quan trọng, bởi vì Apple tăng cường "khóa" an ninh bằng việc cho ra phiên bản iOS8. Theo hồ sơ của Apple nộp cho tòa, một vấn đề quan trọng nữa là "chức năng không để cho bất cứ ai không có mật mã của thiết bị xâm nhập dữ liệu bị mã khóa trong thiết bị."
Đó là một vấn đề trong vụ San Bernardino. Các nhà điều tra không có mật mã của hung thủ Farook, và tính năng giữ an ninh sẽ xóa mọi dữ liệu sau 10 lần thử dùng các mật mã phỏng đoán không thành công.
Nhưng chính phủ đã tìm được cách mở khóa được cả phiên bản iOS9 có độ bảo mật cao hơn, có thể mở ra khả năng xâm nhập được các phiên bản trước đó của phần mềm này.
Apple và các hãng công nghệ khác đã tập trung nhiều nỗ lực trong việc bảo đảm an ninh dữ liệu trong mấy năm qua cũng giống như Bộ Tư pháp tích cực tranh cãi rằng tăng mức an ninh dữ liệu gây cản trở nỗ lực điều tra tội phạm.
Đây là một cuộc chạy đua vũ khí công nghệ. Apple trung bình khoảng mỗi năm tung ra một phiên bản mới của hệ điều hành, như phiên bản iOS9 được tung ra hồi tháng 9. Khoảng tháng 10. Apple cho hay 90% thiết bị của hãng này vẫn chạy những phiên bản cũ hơn, nhưng việc nâng cấp sang phiên bản mới đã lan truyền nhanh chóng đến mức 80% khách hàng của Apple nay đang sử dụng phiên bản iOS9.
Điều này có nghĩa là nếu Apple tìm ra được cách của chính phủ giải mã chiếc iPhone San Bernardino và tìm được cách vô hiệu hóa phương pháp đó, thì phía chính phủ sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng gặp phải thiết bị mã hóa và không mở khóa được. Cuộc chiến pháp lý được công bố rõ ràng trong thông báo của các bên công ty Apple và bên chính quyền.
Người phát ngôn Melanie Newman của Bộ Tư pháp nói: "Vẫn là một ưu tiên của phía chính phủ để bảo đảm rằng bên thực thi pháp luật có thể thu thập được các thông tin điện toán quan trọng để bảo vệ an ninh quốc gia và an toàn cho công chúng, hoặc là bằng cách hợp các với các bên liên quan, hoặc thông qua hệ thống tòa án khi hợp tác không thành."
Apple nói họ sẽ tiếp tục hỗ trợ cho bên thi hành luật pháp song song với việc tiếp tục nâng cấp các biện pháp bảo mật dữ liệu chống lại những vụ tấn công điện toán ngày càng tinh vi hơn.
Thông báo của công ty này nói: "Apple thực sự tin rằng người dân ở Hoa Kỳ và trên toàn thế giới xứng đáng được bảo mật dữ liệu, an ninh và sự riêng tư. Hy sinh một bên cho một bên khác đẩy người dân và các nước vào rủi ro."
http://www.voatiengviet.com/content/fbi-be-khoa-iphone-cua-nghi-can-vu-san-bernadino/3259348.html
http://www.voatiengviet.com/content/cac-tap-doan-cong-nghe-my-ung-ho-apple-doi-dau-voi-yeu-cau-cua-fbi/3219725.html
Việc mở khóa được chiếc iPhone chấm dứt cuộc chiến pháp lý giữa chính quyền và công ty Apple trong vụ liên quan đến chiếc điện thoại của nghi can vụ tấn công San Bernadino, bang California, hồi năm ngoái. Nhưng vấn đề lớn hơn là cuộc chiến của vấn đề chính phủ phải biết được những gì về công dân của họ, và bằng cách nào.
Nghị sĩ bang California, ông Darrell Issa, người đi đầu trong vận động cho chủ trương mã khóa mạnh, nói rằng để cho vụ tranh tụng kết thúc mà không phải mang ra hệ thống tòa án phức tạp để đi đến quyết định cho chính phủ quyền tiếp cận các thiết bị điện tử thì dễ chịu hơn, nhưng kết quả này lại càng cho thấy vấn đề về thông tin cá nhân vẫn chưa giải quyết được.
Ông Essa nói: "Chắc chắn là sẽ xảy ra những vụ khác, và trong khi chúng ta tranh cãi các vấn đề này trên phạm vi quốc gia, chúng ta phải tiếp tục phê phán việc chính phủ tìm cách lợi dụng tình huống nhậy cảm để tích lũy nhiều quyền lực và kiểm soát hơn, một điều gần như luôn gây bất lợi cho quyền tự do và quyền riêng tư của cá nhân."
Luật sư của hãng Apple nói rằng họ hy vọng chính quyền sẽ chia sẻ phương pháp nào đã giải mã được chiếc iPhone của hung thủ Syed Farook, nhưng sau khi một thẩm phán liên bang đồng ý bỏ lệnh chống lại Apple hôm thứ hai, yêu cầu đó của Apple hình như cũng không còn nữa.
Một hệ quả khác có phần chắc hơn sẽ diễn ra là chính quyền sẽ áp dụng phương pháp mà họ vừa biết được để giải mã những thiết bị điện tử khác trong trường hợp Apple từ chối giúp mở khóa.
Theo một danh sách hãng Apple đệ trình trong văn bản liên quan đến vụ San Bernardino, có ít nhất 15 vụ tại các tòa liên bang ở New York, Illinois, California, Massachusetts và Ohio. Phúc đáp của tòa về văn bản này không yêu cầu cung cấp chi tiết các vụ nêu trong danh sách cho thấy chuyện này có thật.
Hầu hết các thiết bị điện tử đó là điện thoại iPhone, từ đời iPhone 3 cho đến đời mới nhất là iPhone 6 Plus, và hệ điều hành từ phiên bản iOS4 cho đến iOS9. Một nửa số vụ này liên quan đến các thiết bị chạy bằng iOS7 hoặc phiên bản trước đó. Đây là vấn đề quan trọng, bởi vì Apple tăng cường "khóa" an ninh bằng việc cho ra phiên bản iOS8. Theo hồ sơ của Apple nộp cho tòa, một vấn đề quan trọng nữa là "chức năng không để cho bất cứ ai không có mật mã của thiết bị xâm nhập dữ liệu bị mã khóa trong thiết bị."
Đó là một vấn đề trong vụ San Bernardino. Các nhà điều tra không có mật mã của hung thủ Farook, và tính năng giữ an ninh sẽ xóa mọi dữ liệu sau 10 lần thử dùng các mật mã phỏng đoán không thành công.
Nhưng chính phủ đã tìm được cách mở khóa được cả phiên bản iOS9 có độ bảo mật cao hơn, có thể mở ra khả năng xâm nhập được các phiên bản trước đó của phần mềm này.
Apple và các hãng công nghệ khác đã tập trung nhiều nỗ lực trong việc bảo đảm an ninh dữ liệu trong mấy năm qua cũng giống như Bộ Tư pháp tích cực tranh cãi rằng tăng mức an ninh dữ liệu gây cản trở nỗ lực điều tra tội phạm.
Đây là một cuộc chạy đua vũ khí công nghệ. Apple trung bình khoảng mỗi năm tung ra một phiên bản mới của hệ điều hành, như phiên bản iOS9 được tung ra hồi tháng 9. Khoảng tháng 10. Apple cho hay 90% thiết bị của hãng này vẫn chạy những phiên bản cũ hơn, nhưng việc nâng cấp sang phiên bản mới đã lan truyền nhanh chóng đến mức 80% khách hàng của Apple nay đang sử dụng phiên bản iOS9.
Điều này có nghĩa là nếu Apple tìm ra được cách của chính phủ giải mã chiếc iPhone San Bernardino và tìm được cách vô hiệu hóa phương pháp đó, thì phía chính phủ sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng gặp phải thiết bị mã hóa và không mở khóa được. Cuộc chiến pháp lý được công bố rõ ràng trong thông báo của các bên công ty Apple và bên chính quyền.
Người phát ngôn Melanie Newman của Bộ Tư pháp nói: "Vẫn là một ưu tiên của phía chính phủ để bảo đảm rằng bên thực thi pháp luật có thể thu thập được các thông tin điện toán quan trọng để bảo vệ an ninh quốc gia và an toàn cho công chúng, hoặc là bằng cách hợp các với các bên liên quan, hoặc thông qua hệ thống tòa án khi hợp tác không thành."
Apple nói họ sẽ tiếp tục hỗ trợ cho bên thi hành luật pháp song song với việc tiếp tục nâng cấp các biện pháp bảo mật dữ liệu chống lại những vụ tấn công điện toán ngày càng tinh vi hơn.
Thông báo của công ty này nói: "Apple thực sự tin rằng người dân ở Hoa Kỳ và trên toàn thế giới xứng đáng được bảo mật dữ liệu, an ninh và sự riêng tư. Hy sinh một bên cho một bên khác đẩy người dân và các nước vào rủi ro."
http://www.voatiengviet.com/content/fbi-be-khoa-iphone-cua-nghi-can-vu-san-bernadino/3259348.html
Thứ bảy, 23/04/2016
Các tập đoàn công nghệ Mỹ ủng hộ Apple đối đầu với yêu cầu của FBI
Apple bác bỏ yêu cầu của FBI đòi tạo ra một phần mềm để mở khóa chiếc iPhone của một nghi can vụ xả súng ở San Bernardino.
04.03.2016
Nhiều đại công ty công nghệ Mỹ giờ đang ủng hộ công ty Apple trong việc bác bỏ yêu cầu của Cơ quan Điều tra Liên Bang Hoa Kỳ (FBI), đòi Apple phải tạo ra một phần mềm để mở khoá chiếc iPhone do một nghi can giết người hàng loạt sử dụng.
Google, Facebook, Microsoft và Yahoo đã nạp một hồ sơ pháp lý chung hôm thứ Năm để hậu thuẫn công ty Apple.
FBI muốn Apple phải soạn một phần mềm mới để giúp tháo khóa chiếc iPhone được Syed Farook sử dụng. Farook là một trong những kẻ nổ súng đã giết chết 14 người ở San Bernardino, bang California, hồi tháng 12 năm ngoái.
Apple từ khước yêu cầu của FBI, nói rằng tạo ra một “cửa sau” có thể gây nguy cơ cho một loạt thiết bị, đồng thời gây ra những lo ngại về quyền riêng tư.
Hôm thứ Năm, 6 thân nhân của các nạn nhân trong cuộc tấn công ở San Bernardino đã nạp hồ sơ riêng của họ để ủng hộ Bộ Tư pháp Mỹ.http://www.voatiengviet.com/content/cac-tap-doan-cong-nghe-my-ung-ho-apple-doi-dau-voi-yeu-cau-cua-fbi/3219725.html
Thứ bảy, 23/04/2016
Cuộc chiến pháp lý Apple-Chính phủ Mỹ tiếp diễn
22.02.2016
Cuộc chiến pháp lý giữa Bộ Tư pháp Mỹ và công ty Apple hôm nay tiếp diễn tại một tòa án liên bang.
Chính phủ Hoa Kỳ đang tìm cách buộc tập đoàn sản xuất điện thoại iPhone phải tuân thủ một mệnh lệnh đòi họ giúp chính quyền mở khóa điện thoại của một nghi can xả súng hàng loạt.
Một thẩm phán tuần trước đã ra lệnh đòi Apple phải cung cấp phần mềm để giúp Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đoán mã khóa của một chiếc điện thoại iPhone mà cơ quan của Syed Rizwan Farook giao cho ông ta, trước khi Farook và vợ là Tafsheen Malik sát hại 14 người ở San Bernardino, California, năm ngoái.
Nhưng Apple đã bác bỏ mệnh lệnh mà công ty này nói là “chưa có tiền lệ”, mở đường cho việc tạo ra “cửa hậu” mà người nào có thể tiếp cận với phần mềm này đều có thể tiếp cận bất kỳ điện thoại iPhone nào, và điều đó có thể khiến các khách hàng của Apple bị hack.
Sau đó, chính phủ đã phản pháo lại bằng cách đưa vụ việc ra tòa nhằm buộc Apple phải tuân thủ.
Và trước phiên tòa diễn ra hôm nay, giám đốc FBI James Comey nhấn mạnh rằng chính phủ không tạo tiền lệ cho các vụ việc trong tương lai hoặc “tạo ra một mã khóa không kiểm soát được”.
http://www.voatiengviet.com/content/cuoc-chien-phap-ly-apple-va-chinh-phu-my-tiep-dien/3201583.html
Chính phủ Hoa Kỳ đang tìm cách buộc tập đoàn sản xuất điện thoại iPhone phải tuân thủ một mệnh lệnh đòi họ giúp chính quyền mở khóa điện thoại của một nghi can xả súng hàng loạt.
Một thẩm phán tuần trước đã ra lệnh đòi Apple phải cung cấp phần mềm để giúp Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đoán mã khóa của một chiếc điện thoại iPhone mà cơ quan của Syed Rizwan Farook giao cho ông ta, trước khi Farook và vợ là Tafsheen Malik sát hại 14 người ở San Bernardino, California, năm ngoái.
Nhưng Apple đã bác bỏ mệnh lệnh mà công ty này nói là “chưa có tiền lệ”, mở đường cho việc tạo ra “cửa hậu” mà người nào có thể tiếp cận với phần mềm này đều có thể tiếp cận bất kỳ điện thoại iPhone nào, và điều đó có thể khiến các khách hàng của Apple bị hack.
Sau đó, chính phủ đã phản pháo lại bằng cách đưa vụ việc ra tòa nhằm buộc Apple phải tuân thủ.
Và trước phiên tòa diễn ra hôm nay, giám đốc FBI James Comey nhấn mạnh rằng chính phủ không tạo tiền lệ cho các vụ việc trong tương lai hoặc “tạo ra một mã khóa không kiểm soát được”.
http://www.voatiengviet.com/content/cuoc-chien-phap-ly-apple-va-chinh-phu-my-tiep-dien/3201583.html
Geen opmerkingen:
Een reactie posten