dinsdag 26 april 2016

Cá chết miền Trung: Dân có thể kiện? + VN điều tra lý do cá chết

Cá chết miền Trung: Dân có thể kiện?

  • 25 tháng 4 2016

Image copyright Getty
Image caption Người dân ở bốn tỉnh miền Trung không thể đánh bắt vì cá chết hàng loạt dọc bờ biển

Đơn vị nào gây ra thảm họa môi trường làm cá chết hàng loạt tại miền Trung Việt Nam “khó có thể bị kết tội” – một luật sư từ Thành phố Hồ Chí Minh nói với BBC Tiếng Việt.
Hiện tượng cá chết hàng loạt bắt đầu từ khu vực Vũng Áng của tỉnh Hà Tĩnh từ hôm 6/4, sau đó lan rộng xuống nhiều tỉnh lân cận ở Quảng Bình, Quảng Trị, Huế.
Cho tới hiện tại, công ty nằm trong tâm điểm nghi vấn gây ra thảm họa chết cá dọc bờ biển miền Trung Việt Nam là Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, thuộc tập đoàn Formosa Đài Loan, hoạt động tại Khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh.
Trong khi đó, một kết quả cuộc họp ngày 24/4 giữa Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng với Bộ Tài nguyên Môi trường cho biết Formosa có một số “vi phạm trong việc thực hiện súc rửa đường ống”.
Bộ Tài nguyên Môi Trường nói sẽ tìm ra kết quả gây chết cá trong “5 ngày nữa” – theo báo Tuổi Trẻ.

'Khó xử phạt hình sự'

Trả lời phỏng vấn của BBC Tiếng Việt, luật sư Phạm Công Út, thuộc đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh nói “Bộ luật Hình sự sửa đổi bổ sung (năm 2009) là bộ luật hiện hành quy định khá chung chung về hành vi gây ô nhiễm môi trường, và chỉ có cá nhân người nào thực hiện hành vi xả nước thải làm gây nguy hại cho môi trường mới phải chịu xử phạt theo điều 182 Bộ luật Hình sự, với mức hình phạt chính cao nhất là 10 năm tù”.
Nhưng ông Út cũng nói “pháp nhân không bị xem là chủ thể được điều chỉnh bởi Bộ luật Hình sự nên trong trường hợp nếu Formosa xả nước thải có các thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật thì vẫn khó kết tội được họ.”
Ông Út cũng dẫn lại câu chuyện về công ty bột ngọt Vedan xả nước thải ra sông Thị Vải năm 2009: “Sau khi bị phát hiện thì họ chỉ phải bị xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường”
“Do đó, nếu Formosa bị kiểm tra là tác nhân gây ô nhiểm môi trường biển thì cũng khó có thể xử lý bằng biện pháp hình sự đối với họ.” – Luật sư Út cho biết.

Image copyright Pham Cong Ut
Image caption Luật sư Phạm Công Út nói người dân có thể kiện vì thiệt hại trong vụ cá chết hàng loạt
Tuy nhiên, ông Út cũng cho biết, mức độ xả thải ra môi trường trong luật được quy định rất rõ trong Bộ luật Hình sự vừa sửa đổi bổ sung năm 2015 với điều luật 235 cụ thể hóa hơn.
“Nếu công ty này xả thải mỗi ngày 12.000 mét khối nước, nếu nguồn nước thải ấy có các thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên thì công ty đó bị xem là hành vi có dấu hiệu phạm tội, có thể nhận hình phạt chính là phạt tiền từ ba tỷ đồng đến 10 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ sáu tháng đến ba năm”.
BBC Tiếng Việt hỏi ông Út về khả năng truy tìm bằng chứng để đánh giá mức độ nghiêm trọng của thảm họa môi trường, luật sư cho biết: “Việc giám định có thể khả thi vì với đội ngũ các chuyên gia Việt Nam của Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam hiện đã vào cuộc thì sẽ sớm có kết luận chính thức.”
Nhưng ông Út cũng nói “để áp dụng được việc khởi tố một pháp nhân thì hành vi vi phạm pháp luật ấy phải được thực hiện sau ngày 01/7/2016.”
“Hoặc nếu thực hiện trước đó, đã bị xử phạt hành chính như Công ty Vedan nhưng sau ngày 01/7/2016 vẫn còn tái phạm thì vẫn áp dụng Bộ luật Hình sự năm 2015.”

'Dân có thể kiện'?

Ông Phạm Công Út nhìn vụ cá chết hàng loạt ở khu vực miền Trung tương tự như vụ Vedan tại sông Thị Vải.
Nhắc lại vụ án này, ông Út nói: “Với vụ Công ty Vedan thì một cuộc chiến pháp lý khổng lồ của hơn 1.200 nguyên đơn là các hộ nông dân huyện Tân Thành, Đồng Nai và hơn 800 nguyên đơn là các hộ nông dân tại huyện Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh kiện đòi bồi thường thiệt hại về tài sản do Công ty này xả nguồn nước ô nhiễm ra sông Thị Vãi, với lượng luật sư tham gia hổ trợ pháp lý khổng lồ chủ yếu của hai Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Nai và Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh.”

Image copyright AFP
Image caption Ngư dân ở các tỉnh ven biển miền Trung phụ thuộc nhiều vào nghề đánh cá
“Sau đó, Công ty Vedan đã đồng ý hỗ trợ cho các nông dân tỉnh Đồng Nai ¼ số tiền mà họ yêu cầu, riêng nông dân tại thành phố Hồ Chí Minh thì được hổ trợ 100% số tiền yêu cầu.” – Luật sư Út nhắc lại một chiến thắng của người dân trước thảm họa môi trường này.
Khi được hỏi liệu người dân chịu hậu quả về vụ cá chết như bốn tỉnh miền Trung có thể làm gì để đòi quyền lợi, luật sư Út cho biết: “Các ngư dân ở những vùng biển, ven biển bị thiệt hại do mất thu nhập từ nguồn hải sản bị hủy diệt hoặc bị ngộ độc từ nguồn hải sản bị chết do nhiễm độc từ nguồn nước thải gây ra đều có quyền khởi kiện yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại cho mình cho đến khi nguồn hải sản được khôi phục để họ sống được bằng nghề đánh bắt hải sản như trước khi họ bị thiệt hại.”
Trước đó, ngày 24/4, Giáo sư Tiến sĩ khoa học Lê Huy Bá, chuyên gia về Độc học môi trường nói với BBC: “Những loại có thể làm cho cá chết thủy sản ven biển chết nhanh và nhiều như vậy chỉ có thể là chất độc và cực độc”.
Trong nhiều ngày qua, người dân ở các tỉnh ven biển miền Trung đã không thể đánh bắt và tiêu thụ cá, trước tình trạng cá chết trắng dọc bờ biển, gây mùi hôi thối nặng nề và khiến người dân không ăn cá vì sợ nhiễm độc.

Tin liên quan

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/04/160425_fish_death_vietnam_update

VN điều tra lý do cá chết ở miền Trung

  • 22 tháng 4 2016

Image copyright doisongphapluat

Nhà chức trách Việt Nam bắt đầu điều tra hiện tượng cá chết hàng loạt tại vùng biển các tỉnh miền Trung.
Truyền thông trong nước cho hay hiện tượng cá chết bắt đầu xuất hiện ở khu công nghiệp Cảng Vũng áng, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh và đã lan sang các huyện ven biển của tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, và Huế.
Kết quả phân tích mẫu nước, mẫu cá được cơ quan chức năng của tỉnh Hà Tĩnh thực hiện bước đầu kết luận rằng hiện tượng cá chết hàng loạt ở Hà Tĩnh “không phải do tác nhân vi khuẩn, virut mà do nguồn nước bị ô nhiễm”.
“Từ kết quả nghiên cứu, phân tích chuyên môn, cơ quan chức năng nhận định, yếu tố gây độc trong nước tại biển Vũng Áng được bắt từ nguồn nước thải chưa được xử lý nhưng đổ trực tiếp ra sông, biển, hòa lẫn vào nước biển gây ô nhiễm nguồn nước, làm cá bị ngộ độc, chết hàng loạt,” báo Đời sống Pháp luật đưa tin.
Báo này đưa tin Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã chỉ đạo các ngành và cơ quan liên quan”làm rõ nguyên nhân cá chết ở trên từng địa bàn.”
Trong khi đó một thứ trưởng Bộ này được dẫn lời nói rằng “có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cá chết”.
“Do đó, các đơn vị chức năng sẽ có trách nhiệm sớm làm rõ nguyên nhân có phải cá chết do ô nhiễm môi trường hay không bằng các chứng minh có cơ sở, luận chứng khoa học rõ ràng”, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân được báo này dẫn lời.
Báo VietnamNet hôm 21/4 dẫn lời ông Phạm Khánh Ly, Vụ phó Vụ Nuôi trồng thủy sản, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, cho hay: "Đoàn công tác không vào kiểm tra tại khu công nghiệp Vũng Áng được vì đây là khu công nghiệp có yếu tố nước ngoài, đoàn không có thẩm quyền, chức năng kiểm tra tại khu vực này".

Tin liên quan

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/04/160422_vn_dieu_tra_ca_chet_hang_loat

Nguyễn thị

nơi gửi Sài Gòn
Việc xác định nguyên nhân cá chết không có gì là khó với các trang thiết bị phòng thí nghiệm hiện nay.
Đừng nói loanh quanh là vì biển rộng lớn mà khó tìm ra nguyên nhân. Trên biển có các luồng nước. Chất độc gây ô nhiễm thải vào chỗ nào thì luồng nước sẽ đưa chất độc loang ra theo dòng nước đó.
Dọc bờ biển miền Trung có cá chết thì tìm theo luồng nước chảy đã đưa cá vào bờ. Chỉ có hai nơi đáng nghi: 1. các nhà máy dọc theo bờ biển thải chất độc; 2. các công trình xây dựng của TQ tại quần đảo Hoàng sa.
TQ có kế hoạch, hay đang xây nhà máy hạt nhân tại các đảo. Chất thải của nhà máy hạt nhân cực độc và khó xử lý.
Cá có nhiều loại: loại sống trên mặt nước, loại dưới đáy sâu, loại gần bờ, loại xa bờ. Phân tích các loại cá chết cũng tìm ra được khu vực chất độc gây tác hại.
Đất nước VN có chủ quyền hay không mà không được tự do vào kiểm tra các nhà máy nước ngoài đầu tư?
Hợp tác làm ăn chứ không phải làm nô lệ cho kẻ có tiền ngay trên mảnh đất sử hữu của mình.
Và có dám công khai công bố kết quả và dám trừng phạt kẻ không tuân theo luật lệ bảo vệ môi trường hay không?
22/04/2016 17:40

Geen opmerkingen:

Een reactie posten