Vấn đề nhân quyền : Luật sư Đài bị chính quyền Việt Nam hành hung và truy tố... vu vơ! + Quốc tế phản ứng mạnh
Luật sư Đài và vấn đề nhân quyền
16 tháng 12 2015 Cập nhật lúc 20:22 ICT
Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Việt Nam, từ Sài Gòn bình luận về vụ Luật sư Nguyễn Văn Đài vừa bị bắt ở Hà Nội hôm 16/12/2015, ông nói:
"Tôi nghe luật sư Nguyễn Văn Đài bị bắt vì tội tuyên truyền chống nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhưng bên cạnh đó có tin ông này vào nói chuyện với một số người, khoảng mấy chục người về vấn đề Hiến pháp 2013, và vấn đề Công ước Quốc tế về quyền dân sự và chính trị.
"Tôi nghĩ rằng nếu chỉ nói trong phạm vi đó thì không hiểu là có căn cứ nào mà cơ quan pháp luật lại giữ và truy tố ông này."
Nhân dịp này Luật sư Thuận cũng bình luận về tình hình bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam thời gian gần đây và hiện nay.
Ông nói: "Tình hình nhân quyền ở Việt Nam, nếu cứ so sánh thời gian thì các năm về trước đến giờ thì tình hình bây giờ tốt hơn.
"Nhưng nếu so với chính những tiêu chí, tiêu chuẩn trong các công ước quốc tế mà Việt Nam chính thức tham gia, thì rõ ràng chúng ta thi hành chưa được cởi mở và đầy đủ," ông Trần Quốc Thuận nói với BBC.
Bộ Công an Việt Nam thông báo đã thi hành lệnh bắt sau khi ra quyết định khởi tố bị can luật sư Nguyễn Văn Đài về tội "Tuyên truyền chống Nhà nước”.
Trong khi đó, một tổ chức nhân quyền quốc tế nói ông Đài "thể hiện quyền tự do ngôn luận theo cách đáng tôn trọng".
Thông báo được đăng trên trang web của bộ này vào hôm 16/12/2015.
“Ngày 15/12/2015, Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét nơi ở đối với Nguyễn Văn Đài, sinh năm 1969 tại Hưng Yên; trú tại phòng 302, Z8, tập thể Bách Khoa, phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội về tội "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", quy định tại Điều 88 - Bộ luật hình sự. Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã phê chuẩn các quyết định, lệnh của Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an.
“Ngày 16/12/2015, Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đã thi hành Lệnh bắt, Lệnh khám xét đối với bị can Nguyễn Văn Đài. Vụ án đang được điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật”, bản tin viết.
Hành hung trước lúc bị bắt
Vụ bắt giữ xảy ra sau khi một số tổ chức nhân quyền và Liên Hợp Quốc kêu gọi Việt Nam cải thiện nhân quyền và nêu tên cụ thể vụ luật sư Đài bị hàng chục người hành hung.
Luật sư Đài gần đây tới nói chuyện về hiến pháp và các quyền con người cơ bản trước một cử tọa chừng 70 người tại nhà của một cựu tù nhân chính trị ở xã Nam Lộc, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Cuộc nói chuyện là một trong hàng loạt sự kiện các nhà hoạt động Việt Nam tổ chức để kỷ niệm Ngày Nhân quyền Quốc tế. Thông cáo ra ngày 11/12 của Văn phòng Cao ủy LHQ (OHCHR) về Nhân quyền nói vụ tấn công các nhà hoạt động nhân quyền tại Việt Nam đang ở mức báo động và rằng LHQ quan ngại về việc nhà chức trách dường như làm ngơ và không truy tố những kẻ gây ra những vụ hành hung này.
“Chúng tôi thúc giục Chính phủ Việt Nam thực hiện các biện pháp khẩn cấp để đảm bảo an ninh cho tất cả nhà hoạt động nhân quyền và tiến hành điều tra bất thiên vị, điều tra ngay và triệt để tất cả các vụ việc được thông báo liên quan tới những người bảo vệ nhân quyền,” Ravina Shamdasani, người phát ngôn của OHCHR nói tại cuộc họp báo ở Geneva vào tuần trước.
Vụ luật sư Đài bị hành hung cũng được Tổ chức Phóng viên Không Biên giới nêu lên vào Ngày Quốc tế Nhân quyền.
Luật sư Lê Công Định đưa ảnh chụp cùng với luật sư Đài gần đây lên Facebook với bình luận:"Không biết bao giờ đến lượt tôi bị bắt lại đây? Lần này là tuyên truyền chống nhà nước chăng? Lật đổ không được, đành tuyên truyền?"
Nhà báo Huy Đức viết trên Facebook cá nhân: "Tôi tin rằng, không gian tự do không thể được nới rộng như hiện nay; dân trí không được nâng cao như hiện nay nếu ngay từ những năm đầu Việt Nam có internet không có những người dấn thân rất sớm như bác sỹ Phạm Hồng Sơn, luật sư Lê Thị Công Nhân và, đặc biệt, luật sư Nguyễn Văn Đài.
"Họ thuộc một thế hệ đấu tranh có trí tuệ và đầy quả cảm. Họ đã cống hiến các cơ hội cá nhân cho tương lai đất nước. Cho dù có thêm nhiều bắt bớ, con đường của họ, chắc chắn, sẽ có muôn vạn người đi."
Trả lời BBC Tiếng Việt, ông Phil Robertson - phó giám đốc khu vực châu Á của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch - nói:
"Khá rõ ràng là Nguyễn Văn Đài chưa làm bất cứ điều gì đáng để bị bắt. Chúng tôi nghĩ ông là một luật sư bênh vực nhân quyền theo cách hoàn toàn ôn hòa, cũng như cách ông bày tỏ chính kiến, thể hiện quyền tự do ngôn luận theo cách đáng tôn trọng. "
"Chúng tôi thấy có sự thay đổi trong chiến thuật của chính phủ Việt Nam. Khoảng hai, ba năm trước, họ bắt giữ nhiều người và đưa người ra tòa. Nhưng chính phủ Việt Nam đã bắt đầu bị phê phán là họ đã đưa quá nhiều người ra tòa, quá nhiều người đã trở thành tù chính trị.
"Họ đã đổi chiến thuật. Thay vì bắt người, đưa ra tòa, họ dùng đến côn đồ và sự hỗ trợ từ công an định phương để tấn công và đe dọa họ.
"Trong trường hợp này, Nguyễn Văn Đài đã phải đối mặt với cả hai. Bị bắt hôm nay nhưng đã bị đe dọa trước đó."
Cuộc bắt giữ diễn ra một ngày chỉ sau sự kiện Đối thoại Nhân Quyền EU - Việt Nam diễn ra tại Hà Nội.
Ông Robertson bình luận: "Vấn đề là Việt Nam biết đối thoại nhân quyền diễn ra mỗi năm một lần. Họ có thể nói bất cứ gì họ muốn trong hội nghị, và ngay sau hội nghị họ quay trở lại với những chiến thuật hung hãn để đàn áp các sự việc như chúng ta thấy hôm nay."
Luật sư Đài từng bị tù giam bốn năm và mãn hạn tù ngày 06/03/2011 vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước.
Ông cũng bị quản chế bốn năm trong vụ án mà ông và một cộng sự, luật sư Lê Thị Công Nhân, bị bắt vào ngày 06/03/2007.
Phê phán Đảng Cộng sản
Sau khi ra tù, luật sư Đài tiếp tục lên tiếng kêu gọi dân chủ đa đảng tại Việt Nam.
Trong bài viết ' Đảng vẫn chưa trưởng thành' gửi BBC hồi tháng 1 năm 2014, ông Đài mô tả điều ông gọi là "Đảng Cộng sản Việt Nam chưa đủ bản lĩnh, trí tuệ, đạo đức, lương tâm và hệ tư tưởng dân chủ tiến bộ để lãnh đạo đất nước xây dựng xã hội dân chủ, công bằng và văn minh."
"Cái mà Đảng Cộng sản Việt Nam đang thiếu đó là văn hóa dân chủ, thiếu đạo đức chính trị để ứng xử với những công dân và tổ chức đối lập.
"Một đất nước, xã hội muốn có được dân chủ, công bằng, văn minh thì phải do một tổ chức, đảng chính trị có tư tưởng dân chủ tiến bộ, có trí tuệ và đạo đức lãnh đạo.
"Nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam lại có tư tưởng độc quyền, phi dân chủ, lạc hậu và tham nhũng thì làm sao lãnh đạo và dẫn dắt nhân dân và đất nước xây dựng xã hội dân chủ, công bằng và văn minh được," ông Đài viết.
Ông Nguyễn Văn Đài và bà Lê Thị Công Nhân trước khi bị bắt là hai nhân vật đấu tranh dân chủ tích cực, thành viên chủ chốt của Đảng Thăng Tiến Việt Nam, một đảng chính trị không được công nhận ở trong nước.
Họ cũng tham gia phong trào dân chủ có tên Khối 8406.
Ông Nguyễn Văn Đài là một trong số tám nhà đối kháng Việt Nam được một tổ chức nhân quyền của Hoa Kỳ trao tặng giải thưởng hồi tháng 2/2007.
Tuy nhiên sau đó ông bị khai trừ khỏi Đoàn luật sư Hà Nội và văn phòng luật Thiên Ân của ông cũng bị đóng cửa.
Luật sư Đài lúc đó bị cáo buộc đã 'lợi dụng giấy phép hành nghề để hoạt động chống lại lợi ích quốc gia và vi phạm nghiêm trọng luật Việt Nam'.
Trong các hành vi bị coi là "chống phá" của luật sư Đài, cáo trạng của tòa khi đó có nhắc tới việc ông viết bài trên các trang mạng, và việc ông thu thập tài liệu về nhân quyền và dân chủ.
Tổ chức Ân xá Quốc tế kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho luật sư Nguyễn Văn Đài, vừa bị bắt khởi tố về tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’ hôm 16/12.
Luật sư Nguyễn Văn Đài đã bị bắt sáng hôm thứ Tư 16/12 về tội 'tuyên truyền chống nhà nước', một tuần lễ sau khi ông và 3 người khác bị một nhóm côn đồ hành hung
Vụ bắt giữ luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài chứng tỏ rõ ràng những cam kết giả dối của Việt Nam về cải thiện nhân quyền, theo tố cáo của các cơ quan bảo vệ nhân quyền trên thế giới.
Tổ chức Ân xá Quốc tế kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho ông Đài, người vừa bị bắt khởi tố về tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’ lần thứ hai hôm 16/12, một ngày sau cuộc đối thoại nhân quyền thường niên Việt Nam-Châu Âu tại Hà Nội.
Sự việc xảy ra không lâu sau khi Việt Nam nhất trí với các thỏa thuận của Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP do Mỹ dẫn đầu, trong đó bao gồm nhiều cam kết về tôn trọng nhân quyền.
Quốc tế phản ứng mạnh về vụ bắt giữ luật sư Nguyễn Văn Đài
Ông Phil Robertson thuộc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch phát biểu với VOA Việt ngữ:
“Vụ luật sư Đài xảy ra ngay sau thỏa thuận TPP và trước đại hội đảng sắp tới cho thấy những áp lực Hà Nội đang phải đối mặt với quốc tế, đặc biệt là Hoa Kỳ, về thành tích nhân quyền và với quốc nội trước những nhu cầu của dân chúng đòi hỏi nới lỏng tự do-dân chủ ngày càng tăng.”
Sự việc chứng tỏ Hà Nội không hề có bước tiến nào, vẫn nằm ngoài lề của thế giới văn minh-tiến bộ về nhân quyền. Tin tưởng những thỏa thuận đổi chác quyền lợi thương mại sẽ thúc đẩy nhân quyền Việt Nam là hoàn toàn sai lầm. Các làn sóng đàn áp, trù dập nhân quyền sẽ tiếp diễn tại Việt Nam cho tới khi nào chúng ta động được tới lương tâm của những nhà lãnh đạo độc tài.
CPJ, Ủy ban Bảo vệ Ký giả, cho rằng trường hợp của nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Văn Đài là một thông điệp rõ ràng cho thế giới thấy Việt Nam không hề thay đổi trong các chính sách nhân quyền hà khắc và bất dung đối lập.
Ông Bob Dietz Điều phối viên khu vực Châu Á trong CPJ:
“Sự việc chứng tỏ Hà Nội không hề có bước tiến nào, vẫn nằm ngoài lề của thế giới văn minh-tiến bộ về nhân quyền. Tin tưởng những thỏa thuận đổi chác quyền lợi thương mại sẽ thúc đẩy nhân quyền Việt Nam là hoàn toàn sai lầm. Các làn sóng đàn áp, trù dập nhân quyền sẽ tiếp diễn tại Việt Nam cho tới khi nào chúng ta động được tới lương tâm của những nhà lãnh đạo độc tài.”
Ông Dietz nhấn mạnh thế giới sẽ không thấy một đất nước Việt Nam tôn trọng nhân quyền nếu không đẩy mạnh những áp lực buộc Hà Nội phải có những cải cách căn cơ từ luật lệ, thể chế, và chính sách cai trị.
Ủy ban Bảo vệ Ký giả CPJ khuyến cáo Hà Nội không thể dùng mãi những chiêu trò đã cũ rằng chỉ nhượng bộ nhân quyền khi cần để đổi lấy các quyền lợi thương mại rồi sau đó lại tiếp tục mọi chuyện vì cộng đồng quốc tế hiểu rất rõ những gì đang diễn ra tại Việt Nam.
Tổ chức Phóng viên Không biên giới RSF có trụ sở tại Pháp ca ngợi luật sư Đài là một nhà hoạt động dũng cảm, kiên trì tranh đấu cho nhân quyền, người bất chấp rủi ro để nâng cao nhận thức nhân quyền cho dân chúng và phản ánh cho thế giới thấy thực trạng tại Việt Nam.
Nhà cầm quyền Việt Nam phải hiểu là đàn áp, bắt bớ kiểu này chỉ mang lại hiệu ứng ngược vì một blogger bị bắt sẽ có hàng chục blogger khác đứng lên, và cuộc đấu tranh đòi hỏi dân chủ-nhân quyền của người dân Việt Nam sẽ ngày càng quật cường hơn từ những chính sách hà khắc như thế này. Đã tới lúc người dân Việt Nam không thể câm lặng.
Ông Ismail nói Ông Benjamin Ismail, người đứng đầu khu vực Châu Á thuộc RSF, nói vụ bắt giam luật sư Đài khiến quốc tế thêm lần nữa phẫn nộ về thành tích nhân quyền Việt Nam.
“Nhà cầm quyền Việt Nam phải hiểu là đàn áp, bắt bớ kiểu này chỉ mang lại hiệu ứng ngược vì một blogger bị bắt sẽ có hàng chục blogger khác đứng lên, và cuộc đấu tranh đòi hỏi dân chủ-nhân quyền của người dân Việt Nam sẽ ngày càng quật cường hơn từ những chính sách hà khắc như thế này. Đã tới lúc người dân Việt Nam không thể câm lặng.”
Luật sư Nguyễn Văn Đài là một cựu tù nhân lương tâm được quốc tế biết tiếng, người thành lập Ủy ban Nhân Quyền tại Việt Nam hồi năm 2006.
Từ 2007 đến 2011, ông thọ án tù về tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’ sau các hoạt động cổ súy dân chủ bao gồm tổ chức các lớp học miễn phí về nhân quyền cho giới trẻ.
Sau khi ra tù, ông lập Hội Anh em Dân chủ vào tháng 4 năm 2013 và tiếp tục các nỗ lực giáo dục ý thức dân chủ-nhân quyền cho người dân trong nước.
Nhà hoạt động Phạm Bá Hải thân cận với ông Đài nói luật sư Đài bị bắt cùng với người cộng sự Lê Thu Hà và hiện chưa rõ tung tích bà Hà ở đâu.
Ông Hải cho biết cơ quan an ninh còn khám xét nhà và tịch thu một số tài sản:
“Số tài sản bị tịch thu khá nhiều gồm 4 thùng các-tông cùng laptop, điện thoại di động, USB, đĩa CD, sách vở liên quan tới nhân quyền, một số áo có in logo nhân quyền, và 4 bao thư tiền Đài hoạt động nhân đạo giúp đỡ cho các gia đình tù nhân lương tâm.”
Vụ luật sư Đài xảy ra ngay sau thỏa thuận TPP và trước đại hội đảng sắp tới cho thấy những áp lực Hà Nội đang phải đối mặt với quốc tế, đặc biệt là Hoa Kỳ, về thành tích nhân quyền và với quốc nội trước những nhu cầu của dân chúng đòi hỏi nới lỏng tự do-dân chủ ngày càng tăng.”
Báo chí nhà nước loan tin luật sư Đài nhận tiền từ nước ngoài để hoạt động chống đối nhà nước. Nhà hoạt động Bá Hải bình luận:
“Những người bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam thường bị cắt các nguồn kinh tế không có công ăn việc làm. Các tổ chức xã hội dân sự trong nước không có nguồn tài chánh vì không phải là những tổ chức lợi nhuận . Họ hoạt động thuần túy nhờ sự tin tưởng của xã hội và sự ủng hộ tài chánh của các cá nhân trong và ngoài nước. Cho nên, việc Đài nhận tiền của các cá nhân hay tổ chức là việc đương nhiên, bình thường.”
Về cáo buộc ‘nhận tiền từ nước ngoài’, luật sư Hà Huy Sơn, người từng tham gia các vụ án xét xử các nhà bất đồng chính kiến, nhận định:
“Bộ Luật Hình sự Việt Nam không có quy định nào cấm công dân nhận tiền từ nước ngoài. Về mặt pháp lý, tôi có thể hiểu người ta muốn đưa ra chứng cứ để nói số tiền đó là phương tiện để thực hiện hành vi mà họ cho là vi phạm pháp luật. Theo pháp luật, việc này cũng không phải là một tình tiết tăng nặng tội mà phía Viện kiểm sát muốn dùng nó để chứng minh cho cáo buộc của họ là có sức thuyết phục.”
Mười ngày trước khi bị bắt, luật sư Đài bị một nhóm an ninh mật vụ và côn đồ hành hung sau khi ông tổ chức một buổi hội thảo về nhân quyền tại Nghệ An. Sự việc đã được phía EU nêu lên trong cuộc đối thoại nhân quyền với Hà Nội hôm 15/12 và là trường hợp mới nhất trong loạt các vụ hành hung nhắm vào các nhà hoạt động nhân quyền trong 18 tháng qua tại Việt Nam mà Liên hiệp quốc đã lên tiếng bày tỏ quan ngại.
Ls Nguyễn Văn Đài bị bắt và khởi tố về tội tuyên truyền chống nhà nướci
Luật sư Nguyễn Văn Đài bị bắt sáng hôm thứ Tư 16/12 về tội gọi là ‘Tuyên truyền chống Nhà nước’, một tuần sau khi ông và 3 người khác bị một nhóm côn đồ hành hung sau một buổi hội thảo về Hiến Pháp và các quyền con người.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten