Tên lửa Nhật Bản trên các đảo phía Nam đe dọa Hải quân Trung Quốc
Trong kho tên lửa của Nhật Bản có loại hỏa tiễn phòng không Patriot PAC3. Ảnh tư liệu chụp ngày 30/3/2012.REUTERS/Kyodo
Trong một phóng sự dài công bố ngày 18/12/2015, hãng tin Anh Reuters tiết lộ : Tokyo đang nỗ lực củng cố hệ thống phòng thủ và hạ tầng cơ sở trên khoảng 200 đảo xa ở vùng Biển Hoa Đông, với mục tiêu đặt chiến hạm Trung Quốc trong tầm nhắm, và ngăn chặn không cho Hải quân Trung Quốc thống trị miền Tây Thái Bình Dương.
Theo một số nguồn tin từ các giới chức quân sự cũng như chính phủ Nhật Bản, Tokyo đang tìm cách liên kết thành một chuỗi các hệ thống tên lửa chống hạm và phòng không, trên khoảng 200 hòn đảo ở vùng Biển Hoa Đông, trải dài trên phạm vi 1.400 km từ thềm lục địa Nhật Bản tới giáp vùng lãnh thổ của Đài Loan.
Khoảng hơn một chục nhà hoạch định chiến lược quân sự và chính sách của Nhật Bản đều đã xác nhận rằng mục tiêu tăng cường sức mạnh quân đội của Thủ tướng Shinzo Abe, đã chuyển đổi thành một chiến lược nhằm giành ưu thế thống trị vùng biển và vùng trời xung quanh các đảo xa của Nhật Bản, từ đó kềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc.
Việc bố trí các phương tiện vũ khí trên các đảo xa không phải là một điều bí mật, nhưng theo hãng tin Reuters, đây là lần đầu tiên mà giới chức có trách nhiệm trong chính quyền Nhật Bản nêu rõ là hệ thống bố phòng này có tác dụng kềm chế Trung Quốc tại miền Tây Thái Bình Dương.
Một khi chuỗi hệ thống tên lửa nối liền 200 đảo hoàn thành, đây sẽ là rào cản lớn đối với tàu thuyền Trung Quốc muốn đi từ bờ biển phía Đông của nước họ ra khu vực Tây Thái Bình Dương. Theo luật lệ quốc tế, không có gì cấm cản chiến hạm Trung Quốc đi ra Thái Bình Dương, nhưng các chiếc tàu này luôn phải nằm trong tầm bắn của các giàn tên lửa của Nhật Bản đặt trên các đảo.
Dân biểu đảng Dân chủ Nhật Bản Akihisa Nagashima, từng tham gia soạn thảo chiến lược mới này trong tư cách là Thứ trưởng Quốc phòng cho rằng ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc và sự thụt lùi tương đối của Mỹ là yếu tố thúc đẩy Nhật Bản chuyển trọng tâm phòng thủ, từ đảo Hokkaido ở phía Bắc xuống chuỗi đảo phía Tây Nam, mà đối tượng cần đối phó là Trung Quốc.
Theo nhân vật này, Tokyo đang cố gắng làm những gì có thể làm được, đồng thời để trợ giúp đồng minh Mỹ.
Giáo sư Toshi Yoshihara, Trường Hải chiến Mỹ US Naval War College, cũng công nhận rằng Nhật Bản có thể đóng vai trò quan trọng trong việc gây trở ngại cho các hoạt động chuyển quân của Trung Quốc từ Biển Hoa Đông qua Tây Thái Bình Dương, giúp cho lực lượng Mỹ có thêm quyền tự do hành động, giúp cho liên minh Mỹ-Nhật có thêm thời gian chuẩn bị đối phó trong trường hợp nổ ra chiến tranh với Trung Quốc.
Theo Reuters, số lượng quân nhân Nhật Bản trên các đảo ở Biển Hoa Đông sẽ tăng lên khoảng 10.000 người trong vòng 5 năm tới. Lực lượng này sẽ được tăng cường bằng một lực lượng thủy quân lục chiến, tàu ngầm tàng hình, chiến đấu cơ tối tân F-35, các phương tiện đổ bộ tấn công, tàu sân bay.
Ngoài ra còn có hỗ trợ của Hạm đội 7 Hoa Kỳ mà bản doanh đặt tại Yokosuka, phía Nam Tokyo.
Đối với giới quan sát, chiến lược bố trí tên lửa trên đảo là một phiên bản do Tokyo sáng tạo của chiến thuật chống tiếp cận - thuật ngữ quân sự gọi là « A2 / AD » - hiện đang được Trung Quốc sử dụng để cố gắng đẩy Hoa Kỳ và các đồng minh của mình ra khỏi khu vực.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20151219-ten-lua-nhat-ban-tren-dao-phia-nam-de-doa-doi-voi-hai-quan-trung-quoc
Khoảng hơn một chục nhà hoạch định chiến lược quân sự và chính sách của Nhật Bản đều đã xác nhận rằng mục tiêu tăng cường sức mạnh quân đội của Thủ tướng Shinzo Abe, đã chuyển đổi thành một chiến lược nhằm giành ưu thế thống trị vùng biển và vùng trời xung quanh các đảo xa của Nhật Bản, từ đó kềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc.
Việc bố trí các phương tiện vũ khí trên các đảo xa không phải là một điều bí mật, nhưng theo hãng tin Reuters, đây là lần đầu tiên mà giới chức có trách nhiệm trong chính quyền Nhật Bản nêu rõ là hệ thống bố phòng này có tác dụng kềm chế Trung Quốc tại miền Tây Thái Bình Dương.
Một khi chuỗi hệ thống tên lửa nối liền 200 đảo hoàn thành, đây sẽ là rào cản lớn đối với tàu thuyền Trung Quốc muốn đi từ bờ biển phía Đông của nước họ ra khu vực Tây Thái Bình Dương. Theo luật lệ quốc tế, không có gì cấm cản chiến hạm Trung Quốc đi ra Thái Bình Dương, nhưng các chiếc tàu này luôn phải nằm trong tầm bắn của các giàn tên lửa của Nhật Bản đặt trên các đảo.
Dân biểu đảng Dân chủ Nhật Bản Akihisa Nagashima, từng tham gia soạn thảo chiến lược mới này trong tư cách là Thứ trưởng Quốc phòng cho rằng ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc và sự thụt lùi tương đối của Mỹ là yếu tố thúc đẩy Nhật Bản chuyển trọng tâm phòng thủ, từ đảo Hokkaido ở phía Bắc xuống chuỗi đảo phía Tây Nam, mà đối tượng cần đối phó là Trung Quốc.
Theo nhân vật này, Tokyo đang cố gắng làm những gì có thể làm được, đồng thời để trợ giúp đồng minh Mỹ.
Giáo sư Toshi Yoshihara, Trường Hải chiến Mỹ US Naval War College, cũng công nhận rằng Nhật Bản có thể đóng vai trò quan trọng trong việc gây trở ngại cho các hoạt động chuyển quân của Trung Quốc từ Biển Hoa Đông qua Tây Thái Bình Dương, giúp cho lực lượng Mỹ có thêm quyền tự do hành động, giúp cho liên minh Mỹ-Nhật có thêm thời gian chuẩn bị đối phó trong trường hợp nổ ra chiến tranh với Trung Quốc.
Theo Reuters, số lượng quân nhân Nhật Bản trên các đảo ở Biển Hoa Đông sẽ tăng lên khoảng 10.000 người trong vòng 5 năm tới. Lực lượng này sẽ được tăng cường bằng một lực lượng thủy quân lục chiến, tàu ngầm tàng hình, chiến đấu cơ tối tân F-35, các phương tiện đổ bộ tấn công, tàu sân bay.
Ngoài ra còn có hỗ trợ của Hạm đội 7 Hoa Kỳ mà bản doanh đặt tại Yokosuka, phía Nam Tokyo.
Đối với giới quan sát, chiến lược bố trí tên lửa trên đảo là một phiên bản do Tokyo sáng tạo của chiến thuật chống tiếp cận - thuật ngữ quân sự gọi là « A2 / AD » - hiện đang được Trung Quốc sử dụng để cố gắng đẩy Hoa Kỳ và các đồng minh của mình ra khỏi khu vực.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20151219-ten-lua-nhat-ban-tren-dao-phia-nam-de-doa-doi-voi-hai-quan-trung-quoc
Geen opmerkingen:
Een reactie posten