dinsdag 29 december 2015

Du lịch Trường Sa : Sách lược "phi đối xứng" chống Trung Quốc

Du lịch Trường Sa : Sách lược "phi đối xứng" chống Trung Quốc

mediaĐảo Trường Sa nhìn từ cầu Tàu@rfi
Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định tổ chức chuyến du lịch Trường Sa đầu tiên vào ngày 22/06/2015. Theo Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Biển Đông tại Học viện Quốc phòng Úc, Đại học New South Wales, biện pháp này nằm trong số các sách lược « phi đối xứng » mà Việt Nam sử dụng để thách thức yêu sách « chủ quyền không thể chối cãi » của Trung Quốc tại Biển Đông.
Trả lời phỏng vấn nhanh qua thư điện tử của Ban Tiếng Việt RFI, Giáo sư Thayer đã xem sáng kiến du lịch Trường Sa của Việt Nam là một cách khác nhằm khẳng định chủ quyền trong khu vực.
Thayer : Tour du lịch đến quần đảo Trường Sa là một hành động kín đáo khẳng định chủ quyền của Việt Nam. Các chuyến du lịch này cũng nhằm trắc nghiệm phản ứng của Trung Quốc sau khi quan hệ bình thường Việt-Trung vừa được tái khởi động.
Nếu tàu chấp pháp trên biển của Trung Quốc can thiệp hoặc sách nhiễu tàu du lịch Việt Nam, thế giới sẽ coi đấy là một mưu toan cản trở thương mại hợp pháp. Nếu Trung Quốc không phản ứng, Việt Nam sẽ cảm thấy yên tâm phần nào.
Trong trường hợp Trung Quốc phản ứng bằng cách sách nhiễu tàu du lịch Việt Nam, Việt Nam chờ đợi là nước ngoài sẽ can thiệp về mặt chính trị nhân danh Việt Nam.
RFI : Tại sao Việt Nam lại tổ chức du lịch Trường Sa vào lúc này ?
Thayer : Trung Quốc đang bị nêu bật vì các hành động nạo vét đáy biển và rạn san hô để tạo ra các hòn đảo nhân tạo. Trung Quốc đã phản công bằng cách biện minh rằng họ chỉ hành động trong vùng thuộc chủ quyền của mình.
Đây là cơ hội giúp Việt Nam trắc nghiệm phản ứng của Trung Quốc – Liệu Trung Quốc có muốn bị thêm quảng cáo bất lợi hay là họ kiềm chế các hành động khiêu khích để trấn an Việt Nam ?
Các hoạt động du lịch không tác hại cho uy tín của chính quyền trung ương tại Hà Nội, vì về hình thức đó là sáng kiến ​​của chính quyền địa phương tại Thành phố Hồ Chí Minh.
RFI :Du lịch Trường Sa là một sáng kiến khôn ngoan ?
Thayer : Việt Nam luôn luôn phải sử dụng chiến thuật thông minh trong việc đấu tranh chống lại Trung Quốc trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Sáng kiến này là một « thách thức phi đối xứng », nhắm vào tuyên bố của Trung Quốc về « chủ quyền không thể tranh cãi » của họ trên Biển Đông.
Sáng kiến ​​du lịch này không phô trương, và uy tín của chính phủ Việt Nam sẽ chỉ được nâng cao dưới mắt người dân trong nước. Tuy nhiên cũng có rủi ro. Nếu Trung Quốc sử dụng các chiến thuật thô bạo, và buộc Việt Nam lùi bước, điều đó có thể gây phản ứng ngược trong dư luận trong nước.
Đưa lên bàn cân thì đây có vẻ là một sáng kiến thận trọng và không mang tính khiêu khích.

http://vi.rfi.fr/viet-nam/20150605-du-lich-truong-sa-sach-luoc-phi-doi-xung-chong-trung-quoc

Việt Nam tổ chức du lịch Trường Sa, giới chuyên gia lo ngại

mediaĐảo Đá Tây, quần đảo Trường Sa, Biển ĐôngREUTERS
 Nhiều hãng tin quốc tế lớn hôm nay 05/06/2015 nêu bật thông tin được báo chí trong nước tiết lộ ngày 03/06 : Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định tổ chức chuyến du lịch Trường Sa đầu tiên vào ngày 22 tháng Sáu tới đây. Nếu báo chí Việt Nam ghi nhận phản ứng « phấn khởi » của dư luận thì nhiều chuyên gia phân tích tỏ ý lo ngại trước phản ứng xấu từ phía Trung Quốc. Bắc Kinh đã lập tức phản đối quyết định của Việt Nam.
.

Theo hãng tin Anh Reuters, vào hôm nay, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã bày tỏ thái độ tức giận của Bắc Kinh. Trong buổi họp báo thường kỳ, nhân vật này tố cáo Việt Nam vi phạm chủ quyền Trung Quốc và yêu cầu Việt Nam tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc, không có những hành động làm phức tạp tình hình.
Bản tin trên tờ Tuổi Trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết là Ủy ban Nhân dân Thành phố đã quyết định tổ chức chuyến du lịch Trường Sa đầu tiên nhằm « thử nghiệm để rút kinh nghiệm, tạo tiền đề cho việc khai thác chính thức».
Reuters đã tìm hiểu thêm và cho biết là với giá khuyến mãi 800 đô la, một đoàn gồm 180 du khách sẽ tham gia chuyến du lịch Trường Sa kéo dài 6 ngày, khỏi hành ngày 22/06. Trong chương trình, sẽ có chuyến thăm hai bãi đá ngầm và hai hòn đảo nổi dưới quyền kiểm soát của Việt Nam, tham quan một ngọn hải đăng và tham gia một sinh hoạt câu cá ban đêm. Chuyến du lịch Trường Sa do phía Việt Nam tổ chức đã mô phỏng hình thức du lịch Hoàng Sa mà Trung Quốc đã áp dụng nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh.
Với Reuters, mục tiêu chính trị của Việt Nam trong việc tổ chức du lịch Trường Sa rất rõ rệt, nằm trong một loạt những động thái được cho là « bạo dạn hơn » của Hà Nội nhằm đáp trả các hành vi càng lúc càng quyết đoán của Bắc Kinh trong việc áp đặt yêu sách chủ quyền trên Biển Đông. Điều khiến Reuters quan ngại là sáng kiến du lịch Trường Sa của Việt Nam có khả năng gây thêm căng thẳng trong tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc.
Hãng tin Mỹ Bloomberg cũng cùng một quan điểm. Hãng này trích dẫn chuyên gia Euan Graham, giám đốc Chương trình An ninh Quốc tế tại Viện Lowy ở Sydney nhận định : « Việc sử dụng du lịch để củng cố tính hợp pháp của đòi hỏi chủ quyền không phải là mới… Nhưng trong bối cảnh căng thẳng gia tăng hiện nay giữa Mỹ và Trung Quốc về quần đảo Trường Sa, làm dấy lên khả năng trả đũa (từ phía Bắc Kinh) không phải điều hữu ích ».
Chuyên gia này cũng cho rằng rất có thể là Mỹ sẽ không tán đồng hành động của Việt Nam vì lẽ Washington đang kêu gọi mọi bên tranh chấp tránh các hành động tôn tạo đảo đá và các hành động khác khiến cho tình hình Biển Đông thêm căng thẳng.
Riêng Giáo sư Carl Thayer tại Học viện Quốc phòng Úc thì lồng quyết định tổ chức du lịch Trường Sa vào trong chiến lược « thách thức không đối xứng » mà Việt Nam đang áp dụng để đối phó với việc Trung Quốc đòi hỏi « chủ quyền không thể chối cãi » của Trung Quốc tại Biển Đông.
Trả lời phỏng vấn của RFI, Giáo sư Thayer cho rằng sáng kiến của Việt Nam nhằm hai mục tiêu : Khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở Trường Sa và trắc nghiệm phản ứng của Trung Quốc sau khi hai bên vừa quyết định tái khởi động lại quan hệ bình thường.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20150605-viet-nam-to-chuc-du-lich-truong-sa-gioi-chuyen-gia-lo-ngai

Geen opmerkingen:

Een reactie posten