Tuesday, December 29, 2015 5:39:33 PM
Bài liên quan
HÀ NỘI (NV) - Ðại đa số sinh viên Việt Nam đi du học đã không trở về nước sau khi học xong, trong đó có cả hai con của thứ trưởng Bộ Nội Vụ cùng nhiều quan chức khác của chế độ.
Trong cuộc giải trình tại Quốc Hội về “chính sách thu hút nhân tài” của nhà cầm quyền CSVN, ông Thứ Trưởng Nội Vụ Nguyễn Duy Thăng được thuật lời trên một số báo chính thống nói rằng: “Tôi nghĩ con em nhiều người ngồi ở đây cũng không về. Cá nhân gia đình tôi cũng vậy, 2 đứa không về.”
Không có con số thống kê chính thức nào cho biết tổng số sinh viên từ Việt Nam đi du học là bao nhiêu và có bao nhiêu trong số đó không trở về. Cũng không có thống kê cho biết có bao nhiêu người nhận học bổng của nhà nước và của các chính phủ các nước đi du học với các cam kết phải trở về phục vụ sau khi thành tài mà đi luôn.
Nhiều lý do được nêu ra giải thích cho tình trạng thất thoát chất xám của Việt Nam, từ chính sách sử dụng khả năng chuyên môn, lương bổng, môi trường làm việc không thích hợp với những gì họ đã học hỏi được.
Theo Nhóm Công Tác Giáo Dục và Ðào Tạo thuộc Diễn Ðàn Doanh Nghiệp Thường Niên (VBF) 2015, Việt Nam hiện có hơn 110,000 học sinh du học với mức học phí từ $30,000 đến $40,000 mỗi năm. Như vậy, người Việt mỗi năm chi gần $3 tỷ cho việc du học.
Ngày 17 tháng 11, 2015, tại “Ngày hội định hướng giáo dục và nghề nghiệp Mỹ,” Tổng Lãnh Sự Quán Mỹ tại Sài Gòn đã công bố số liệu trong báo cáo Trao Ðổi Giáo Dục Quốc Tế Open Doors (do tổ chức IIE thực hiện).
Theo đó, trong năm học 2014-2015, có tất cả 18,722 sinh viên từ Việt Nam theo học tại Mỹ, tăng đến gần 13% so với năm trước. Trong khi đó, năm 2013-2014, số lượng du học sinh Việt Nam tại Mỹ là 16,579 người, chỉ tăng 3% so với năm trước đó.
Sinh viên Việt Nam đi du học tại rất nhiều nước trên thế giới từ Pháp và một số nước ở Âu Châu, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Tân Tây Lan, Canada nhưng theo một cuộc khảo sát, được đi du học tại Hoa Kỳ là ước mơ của phần đông du học sinh người Việt dù số lượng sinh viên Việt Nam du học tại Úc đông đảo nhất.
Theo một bài viết trên VietNamNet hồi đầu tháng 12, 2015, chỉ có một ít các du học sinh tốt nghiệp các ngành kinh doanh, kinh tế, tài chính ở nước ngoài có thể về nước kiếm được việc tương đối tốt ở các công ty thương mại, kỹ nghệ. Nhưng những người tốt nghiệp các ngành khoa học kỹ thuật thì “thật sự gặp khó khăn khi về nước.”
Môi trường làm việc tại Việt Nam “chả làm gì, có cái gì cho các em làm việc và nghiên cứu cả,” theo sự than phiền của tác giả bài viết “Ði đi, đừng về” là ông Nguyễn Tuấn Hải trên VietNamNet.
Nhiều lằm chỉ có thể đi dạy học với số tiền lương ít ỏi, không đủ sống. Chen vào guồng máy công quyền lại bị nạn bè phái, hệ thống đảng chèn ép.
Trên một số mạng xã hội người ta thấy một số tin tức liên quan đến con cái quan chức CSVN bề mặt là đi du học nhưng trên thực tế là làm đầu cầu để cha mẹ chuyển các số tiền tham nhũng, ăn hối lộ ra cất giấu, mua bất động sản chuẩn bị cho họ “bỏ chạy” khi đã hết quyền hành. (TN)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=220028&zoneid=432
Trong cuộc giải trình tại Quốc Hội về “chính sách thu hút nhân tài” của nhà cầm quyền CSVN, ông Thứ Trưởng Nội Vụ Nguyễn Duy Thăng được thuật lời trên một số báo chính thống nói rằng: “Tôi nghĩ con em nhiều người ngồi ở đây cũng không về. Cá nhân gia đình tôi cũng vậy, 2 đứa không về.”
Một buổi tư vấn du học Mỹ tổ chức ở Tổng Lãnh Sự Quán Mỹ tại Sài Gòn. (Hình: Thanh Niên) |
Không có con số thống kê chính thức nào cho biết tổng số sinh viên từ Việt Nam đi du học là bao nhiêu và có bao nhiêu trong số đó không trở về. Cũng không có thống kê cho biết có bao nhiêu người nhận học bổng của nhà nước và của các chính phủ các nước đi du học với các cam kết phải trở về phục vụ sau khi thành tài mà đi luôn.
Nhiều lý do được nêu ra giải thích cho tình trạng thất thoát chất xám của Việt Nam, từ chính sách sử dụng khả năng chuyên môn, lương bổng, môi trường làm việc không thích hợp với những gì họ đã học hỏi được.
Theo Nhóm Công Tác Giáo Dục và Ðào Tạo thuộc Diễn Ðàn Doanh Nghiệp Thường Niên (VBF) 2015, Việt Nam hiện có hơn 110,000 học sinh du học với mức học phí từ $30,000 đến $40,000 mỗi năm. Như vậy, người Việt mỗi năm chi gần $3 tỷ cho việc du học.
Ngày 17 tháng 11, 2015, tại “Ngày hội định hướng giáo dục và nghề nghiệp Mỹ,” Tổng Lãnh Sự Quán Mỹ tại Sài Gòn đã công bố số liệu trong báo cáo Trao Ðổi Giáo Dục Quốc Tế Open Doors (do tổ chức IIE thực hiện).
Theo đó, trong năm học 2014-2015, có tất cả 18,722 sinh viên từ Việt Nam theo học tại Mỹ, tăng đến gần 13% so với năm trước. Trong khi đó, năm 2013-2014, số lượng du học sinh Việt Nam tại Mỹ là 16,579 người, chỉ tăng 3% so với năm trước đó.
Sinh viên Việt Nam đi du học tại rất nhiều nước trên thế giới từ Pháp và một số nước ở Âu Châu, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Tân Tây Lan, Canada nhưng theo một cuộc khảo sát, được đi du học tại Hoa Kỳ là ước mơ của phần đông du học sinh người Việt dù số lượng sinh viên Việt Nam du học tại Úc đông đảo nhất.
Theo một bài viết trên VietNamNet hồi đầu tháng 12, 2015, chỉ có một ít các du học sinh tốt nghiệp các ngành kinh doanh, kinh tế, tài chính ở nước ngoài có thể về nước kiếm được việc tương đối tốt ở các công ty thương mại, kỹ nghệ. Nhưng những người tốt nghiệp các ngành khoa học kỹ thuật thì “thật sự gặp khó khăn khi về nước.”
Môi trường làm việc tại Việt Nam “chả làm gì, có cái gì cho các em làm việc và nghiên cứu cả,” theo sự than phiền của tác giả bài viết “Ði đi, đừng về” là ông Nguyễn Tuấn Hải trên VietNamNet.
Nhiều lằm chỉ có thể đi dạy học với số tiền lương ít ỏi, không đủ sống. Chen vào guồng máy công quyền lại bị nạn bè phái, hệ thống đảng chèn ép.
Trên một số mạng xã hội người ta thấy một số tin tức liên quan đến con cái quan chức CSVN bề mặt là đi du học nhưng trên thực tế là làm đầu cầu để cha mẹ chuyển các số tiền tham nhũng, ăn hối lộ ra cất giấu, mua bất động sản chuẩn bị cho họ “bỏ chạy” khi đã hết quyền hành. (TN)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=220028&zoneid=432
Geen opmerkingen:
Een reactie posten