Bia Sài Gòn đã đến Bắc Mỹ hơn 20 năm?
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Ngày 19 Tháng Mười Một, báo mạng VNExpress đưa tin, bia Sài Gòn đã có hơn 20 năm xâm nhập vào Mỹ và Canada. Ðến nay, SAM – một công ty quản lý quỹ chuyên đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán và bất động sản – vừa mua lại công ty phân phối độc quyền bia Sài Gòn tại Bắc Mỹ.
Không tiết lộ giá trị thương vụ, nhưng được biết toàn bộ giao dịch này được thực hiện bằng tiền mặt và được sự chấp thuận của hội đồng quản trị hai bên. Việc mua lại này cho phép SAM mở rộng vị thế trong việc kinh doanh nhãn hiệu bia hàng đầu Việt Nam tại thị trường Bắc Mỹ, cũng như giới thiệu danh mục sản phẩm thực phẩm và đồ uống Việt Nam tại Mỹ và Canada.
(Hình minh họa: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)
Bia Sài Gòn đến Mỹ như thế nào?
Năm 1993, ông William Lee, một chuyên gia hãng máy tính Apple, tới Hà Nội và Sài Gòn để giới thiệu về loại máy tính để bàn Macintosh của thương hiệu Apple. Trong thời gian ở Việt Nam, nhân vật này phát hiện ra sản phẩm bia 333 nổi tiếng, do tập đoàn BGI sản xuất từ trước năm 1975, đã được đổi tên thành Sài Gòn. Hãng BGI không còn tồn tại nữa, được thay bằng công ty Bia Sài Gòn.
Trở về San Jose, California, vào cuối năm đó, ông Lee mang theo sáu chai bia Sài Gòn tặng bạn là ông Mike Fox, chủ một hãng phân phối nước giải khát lớn tại địa phương. Sau khi nếm thử vị bia, ông Lee cùng ông Fox đã bị thuyết phục và liên lạc với một người bạn khác để cùng thành lập công ty Heritage Beverage vào Tháng Hai, 1994, chuyên về nhập cảng bia.
Giữa năm 1994, lô hàng bia Sài Gòn đầu tiên đã cập cảng Mỹ, được đóng trong các chai thể tích 450 ml. Tờ Los Angeles Times cho hay lô hàng bia Sài Gòn đầu tiên sang California là 3.2 triệu chai, trị giá $1.2 triệu. Tuy nhiên, do quy định của địa phương, sau này hãng phải chuyển sang đóng vào chai 335 ml để tương đương với 12 oz, một tiêu chuẩn lưu hành các loại nước uống tại Mỹ. Một năm sau đó, bia Sài Gòn được giới thiệu ở Vancouver, Canada.
Hiện nay, ông Lee đóng vai trò cố vấn cao cấp của Heritage Beverage, giúp điều phối việc kinh doanh giữa thị trường Mỹ và Việt Nam. Và sau khi bị SAM mua lại, chức chủ tịch hội đồng quản trị Heritage Beverage được giao cho ông Louis Nguyễn, chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc điều hành của SAM.
Ông Louis Nguyễn là ai?
Theo báo Doanh Nhân Sài Gòn, ông Louis Nguyễn là Việt kiều Mỹ, có tên Việt Nam là Nguyễn Thế Lữ.
Năm 11 tuổi, ông theo gia đình qua Mỹ. Gia đình khó khăn về tài chính nên ông vào đời khá sớm. Năm 14 tuổi, ông bắt đầu đi làm nhiều việc, từ bán hàng trong siêu thị, phục vụ trong nhà hàng, rồi bán đĩa nhạc, để kiếm tiền chia sẻ bớt gánh nặng với gia đình. Cũng nhờ bán đĩa nhạc mà ông mê nhạc, có thời gian chuyển sang làm DJ, chỉnh nhạc ở một số quán bar trước khi chuyển sang làm huấn luyện viên quần vợt cho trẻ em.
Việc ông lựa chọn ngành kế toán-tài chính sau khi hết bậc trung học cũng xuất phát từ mong muốn dễ kiếm được một việc làm ổn định để phụ giúp gia đình. Ông tốt nghiệp đại học San Jose State University, California.
Ông Louis Nguyễn, chủ tịch kiêm tổng giám đốc SAM. (Hình: Saigon Asset Management)
Theo trang web của SAM tại địa chỉ saigonam.com, trước khi dấn thân vào nghề quản lý tài chính, ông Louis Nguyễn từng làm kiểm toán viên tại KPMG. Sau đó ông làm cho nhà máy sản xuất của Apple cũng như bộ phận bán hàng và tiếp thị của hãng tại Cupertino, gần San Jose. Tiếp theo, ông làm tại NEC, rồi làm giám đốc điều hành cho Osprey Ventures, và làm phó chủ tịch Intelligent Capital ở San Francisco.
Năm 2003 ông về Việt Nam để làm việc cho IDG Ventures Việt Nam, sau đó thì ông làm giám đốc điều hành VinaCapital. Sau gần ba năm làm cho VinaCapital thì năm 2007 ông tách ra làm ăn riêng và thành lập SAM.
Hiện SAM quản lý hai quỹ đầu tư là Vietnam Equity Holding (VEH) và Vietnam Property Holding (VPH). Ðến nay, các quỹ này đã đầu tư hơn $250 triệu vào hơn 45 công ty và các dự án tại Việt Nam, tập trung vào các lĩnh vực thực phẩm và đồ uống, giáo dục, công nghệ, và y tế. SAM đồng thời đầu tư vào các công ty tư nhân tại Mỹ. Trụ sở của SAM tại số 172 Hai Bà Trưng, Quận 1, Sài Gòn.
SAM mua lại hãng phân phối độc quyền để làm gì?
Heritage Beverage đã có lịch sử 22 năm kinh nghiệm trong việc phân phối bia tại Mỹ và Canada, vậy tại sao bán toàn bộ cổ phần cho SAM? Báo VNExpress dẫn lời ông Eli Holsinger, giám đốc điều hành Heritage Beverage, cho biết hãng kỳ vọng thương vụ mua bán – sáp nhập này sẽ giúp tăng được doanh số và mở rộng thị phần ở Bắc Mỹ. Gia nhập SAM sẽ cho phép công ty cung cấp rộng rãi bia Việt Nam cho vùng tiêu thụ bia nhiều nhất thế giới. Sau thương vụ, ông Eli Holsinger sẽ tiếp tục là giám đốc điều hành Heritage Beverage và công ty vẫn giữ nguyên trụ sở chính tại Beverly Hills, California.
Báo Nhịp Cầu Ðầu Tư dẫn lời ông Louis Nguyễn cho biết, Heritage Beverage là đơn vị độc quyền nhập cảng bia Sài Gòn vào Bắc Mỹ. Việc mua lại này cho phép SAM có thể giới thiệu danh mục sản phẩm thực phẩm và thức uống Việt Nam của mình tại Mỹ và Canada, bảo đảm sự tiếp cận dài hạn để phân phối và bán lẻ với chi phí thấp hơn.
“Thương vụ chuyển đổi này gắn liền với chiến lược dài hạn của chúng tôi, trở thành động lực đầu tiên trong ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống Việt Nam-Mỹ, bằng cách cung cấp những sản phẩm chất lượng cao và hấp dẫn cho cả hai nước,” ông Louis Nguyễn nói với báo Ðầu Tư trong nước.
Theo VNExpress, ông Louis Nguyễn nhận định ngành công nghiệp bia nhập cảng ở Mỹ và Canada đang phát triển nhanh chóng. Bên cạnh đó, khi Hiệp Ðịnh Ðối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực, cơ hội cho doanh nghiệp xuất cảng thức uống vào Bắc Mỹ ngày càng lớn. Dự thảo văn kiện cho biết sau khoảng 10-11 năm, doanh nghiệp Việt sẽ được miễn thuế nhập cảng bia vào Mỹ và Canada.
Báo cáo của hiệp hội các nhà sản xuất bia, Brewers Association, cho thấy, thị trường bia Mỹ có giá trị $101.5 tỷ trong năm ngoái, tiếp tục tăng so với một năm trước. Quốc gia này đứng thứ hai thế giới về mức tiêu thụ bia, chỉ sau Trung Quốc. Tuy nhiên, tại Mỹ, bia nội địa vẫn chiếm ưu thế khi tổng sản lượng cao gấp năm lần bia nhập cảng. Bởi vậy, áp lực cạnh tranh đối với các nhà xuất cảng Việt Nam nói chung và bia Sài Gòn trước mắt là không nhỏ. (Q.D.)
https://www.nguoi-viet.com/little-saigon/Bia-Sai-Gon-da-den-Bac-My-hon-20-nam-3923/
Không tiết lộ giá trị thương vụ, nhưng được biết toàn bộ giao dịch này được thực hiện bằng tiền mặt và được sự chấp thuận của hội đồng quản trị hai bên. Việc mua lại này cho phép SAM mở rộng vị thế trong việc kinh doanh nhãn hiệu bia hàng đầu Việt Nam tại thị trường Bắc Mỹ, cũng như giới thiệu danh mục sản phẩm thực phẩm và đồ uống Việt Nam tại Mỹ và Canada.
(Hình minh họa: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)
Năm 1993, ông William Lee, một chuyên gia hãng máy tính Apple, tới Hà Nội và Sài Gòn để giới thiệu về loại máy tính để bàn Macintosh của thương hiệu Apple. Trong thời gian ở Việt Nam, nhân vật này phát hiện ra sản phẩm bia 333 nổi tiếng, do tập đoàn BGI sản xuất từ trước năm 1975, đã được đổi tên thành Sài Gòn. Hãng BGI không còn tồn tại nữa, được thay bằng công ty Bia Sài Gòn.
Trở về San Jose, California, vào cuối năm đó, ông Lee mang theo sáu chai bia Sài Gòn tặng bạn là ông Mike Fox, chủ một hãng phân phối nước giải khát lớn tại địa phương. Sau khi nếm thử vị bia, ông Lee cùng ông Fox đã bị thuyết phục và liên lạc với một người bạn khác để cùng thành lập công ty Heritage Beverage vào Tháng Hai, 1994, chuyên về nhập cảng bia.
Giữa năm 1994, lô hàng bia Sài Gòn đầu tiên đã cập cảng Mỹ, được đóng trong các chai thể tích 450 ml. Tờ Los Angeles Times cho hay lô hàng bia Sài Gòn đầu tiên sang California là 3.2 triệu chai, trị giá $1.2 triệu. Tuy nhiên, do quy định của địa phương, sau này hãng phải chuyển sang đóng vào chai 335 ml để tương đương với 12 oz, một tiêu chuẩn lưu hành các loại nước uống tại Mỹ. Một năm sau đó, bia Sài Gòn được giới thiệu ở Vancouver, Canada.
Hiện nay, ông Lee đóng vai trò cố vấn cao cấp của Heritage Beverage, giúp điều phối việc kinh doanh giữa thị trường Mỹ và Việt Nam. Và sau khi bị SAM mua lại, chức chủ tịch hội đồng quản trị Heritage Beverage được giao cho ông Louis Nguyễn, chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc điều hành của SAM.
Ông Louis Nguyễn là ai?
Theo báo Doanh Nhân Sài Gòn, ông Louis Nguyễn là Việt kiều Mỹ, có tên Việt Nam là Nguyễn Thế Lữ.
Năm 11 tuổi, ông theo gia đình qua Mỹ. Gia đình khó khăn về tài chính nên ông vào đời khá sớm. Năm 14 tuổi, ông bắt đầu đi làm nhiều việc, từ bán hàng trong siêu thị, phục vụ trong nhà hàng, rồi bán đĩa nhạc, để kiếm tiền chia sẻ bớt gánh nặng với gia đình. Cũng nhờ bán đĩa nhạc mà ông mê nhạc, có thời gian chuyển sang làm DJ, chỉnh nhạc ở một số quán bar trước khi chuyển sang làm huấn luyện viên quần vợt cho trẻ em.
Việc ông lựa chọn ngành kế toán-tài chính sau khi hết bậc trung học cũng xuất phát từ mong muốn dễ kiếm được một việc làm ổn định để phụ giúp gia đình. Ông tốt nghiệp đại học San Jose State University, California.
Ông Louis Nguyễn, chủ tịch kiêm tổng giám đốc SAM. (Hình: Saigon Asset Management)
Năm 2003 ông về Việt Nam để làm việc cho IDG Ventures Việt Nam, sau đó thì ông làm giám đốc điều hành VinaCapital. Sau gần ba năm làm cho VinaCapital thì năm 2007 ông tách ra làm ăn riêng và thành lập SAM.
Hiện SAM quản lý hai quỹ đầu tư là Vietnam Equity Holding (VEH) và Vietnam Property Holding (VPH). Ðến nay, các quỹ này đã đầu tư hơn $250 triệu vào hơn 45 công ty và các dự án tại Việt Nam, tập trung vào các lĩnh vực thực phẩm và đồ uống, giáo dục, công nghệ, và y tế. SAM đồng thời đầu tư vào các công ty tư nhân tại Mỹ. Trụ sở của SAM tại số 172 Hai Bà Trưng, Quận 1, Sài Gòn.
SAM mua lại hãng phân phối độc quyền để làm gì?
Heritage Beverage đã có lịch sử 22 năm kinh nghiệm trong việc phân phối bia tại Mỹ và Canada, vậy tại sao bán toàn bộ cổ phần cho SAM? Báo VNExpress dẫn lời ông Eli Holsinger, giám đốc điều hành Heritage Beverage, cho biết hãng kỳ vọng thương vụ mua bán – sáp nhập này sẽ giúp tăng được doanh số và mở rộng thị phần ở Bắc Mỹ. Gia nhập SAM sẽ cho phép công ty cung cấp rộng rãi bia Việt Nam cho vùng tiêu thụ bia nhiều nhất thế giới. Sau thương vụ, ông Eli Holsinger sẽ tiếp tục là giám đốc điều hành Heritage Beverage và công ty vẫn giữ nguyên trụ sở chính tại Beverly Hills, California.
Báo Nhịp Cầu Ðầu Tư dẫn lời ông Louis Nguyễn cho biết, Heritage Beverage là đơn vị độc quyền nhập cảng bia Sài Gòn vào Bắc Mỹ. Việc mua lại này cho phép SAM có thể giới thiệu danh mục sản phẩm thực phẩm và thức uống Việt Nam của mình tại Mỹ và Canada, bảo đảm sự tiếp cận dài hạn để phân phối và bán lẻ với chi phí thấp hơn.
“Thương vụ chuyển đổi này gắn liền với chiến lược dài hạn của chúng tôi, trở thành động lực đầu tiên trong ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống Việt Nam-Mỹ, bằng cách cung cấp những sản phẩm chất lượng cao và hấp dẫn cho cả hai nước,” ông Louis Nguyễn nói với báo Ðầu Tư trong nước.
Theo VNExpress, ông Louis Nguyễn nhận định ngành công nghiệp bia nhập cảng ở Mỹ và Canada đang phát triển nhanh chóng. Bên cạnh đó, khi Hiệp Ðịnh Ðối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực, cơ hội cho doanh nghiệp xuất cảng thức uống vào Bắc Mỹ ngày càng lớn. Dự thảo văn kiện cho biết sau khoảng 10-11 năm, doanh nghiệp Việt sẽ được miễn thuế nhập cảng bia vào Mỹ và Canada.
Báo cáo của hiệp hội các nhà sản xuất bia, Brewers Association, cho thấy, thị trường bia Mỹ có giá trị $101.5 tỷ trong năm ngoái, tiếp tục tăng so với một năm trước. Quốc gia này đứng thứ hai thế giới về mức tiêu thụ bia, chỉ sau Trung Quốc. Tuy nhiên, tại Mỹ, bia nội địa vẫn chiếm ưu thế khi tổng sản lượng cao gấp năm lần bia nhập cảng. Bởi vậy, áp lực cạnh tranh đối với các nhà xuất cảng Việt Nam nói chung và bia Sài Gòn trước mắt là không nhỏ. (Q.D.)
https://www.nguoi-viet.com/little-saigon/Bia-Sai-Gon-da-den-Bac-My-hon-20-nam-3923/
Geen opmerkingen:
Een reactie posten