donderdag 29 maart 2018

Bác "Lú" sang Tây : Thuê nguyên 1 trang báo Pháp "Le Monde" (giá 151.000 euro) để... quảng cáo... "cái lú" của bác ! [... sang Tây là bớt "lú" ngay ! ] + Pháp-Việt ký nhiều hợp đồng hàng chục tỷ USD






Xôn xao vụ Nguyễn Phú Trọng mua trang quảng cáo báo Le Monde






Hình ảnh ông Nguyễn Phú Trọng và bài viết của ông đăng trên trang quảng cáo của tờ Le Monde, Tháng Ba, 2018. (Hình: rfa.org)
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Chuyến thăm Pháp của Tổng Bí Thư CSVN Nguyễn Phú Trọng từ ngày 25 đến ngày 27 Tháng Ba vừa kết thúc nhưng mạng xã hội vẫn xầm xì bàn tán và suy đoán về cái giá mà đảng CSVN phải trả để mua bài đăng “tin tốt” về quan hệ Việt-Pháp trên một trang quảng cáo của báo Le Monde.
Bài trên trang báo được mô tả là của “tác giả Nguyễn Phú Trọng” nhưng ở phía bên phải đầu trang người ta thấy ghi rõ chữ “Publicité” (trang quảng cáo). Một số Facebooker dẫn bảng giá quảng cáo được cho là của báo này và suy đoán rằng để đăng một trang bài như vậy, đảng CSVN phải tốn đến 151,000 Euro, tức khoảng 4.26 tỷ đồng (hơn $186,691).
Vấn đề đáng quan tâm hơn trong vụ này không phải là giá cả, mà là êkip của ông Trọng biết là khó có chuyện tờ báo hàng đầu của nước Pháp đề cập đến chuyến thăm của ông Trọng trên trang nội dung. Do vậy, họ buộc lòng phải mua trang quảng cáo, miễn là có hình ảnh cho thấy là “có bài trên Le Monde” để tuyên truyền và đồng loạt phát đi các bài với chú thích là “bài dịch từ báo Le Monde của Pháp” trên truyền thông trong nước.
Một chi tiết đáng lưu ý khác là các báo Việt Nam tỏ ra “không bận tâm” đến việc website của kênh truyền hình TV5Monde đăng lại bản tin của hãng AFP về chuyến thăm của ông Trọng. Bài báo sau khi điểm qua “các hợp đồng thương mại lớn được ký kết trong dịp này,” còn viết thêm (bằng tiếng Pháp): “Trao đổi với ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron nói về tình hình nhân quyền ở Việt Nam và trường hợp các blogger và các nhà bảo vệ nhân quyền bị bắt giam, Điện Elysee cho hay. Ba tổ chức NGO, trong đó có Liên Đoàn Quốc Tế Nhân Quyền (FIDH), tuyên bố lấy làm tiếc rằng nhân vật số 1 của Việt Nam được đón tiếp như một nguyên thủ quốc gia tại Điện Elysee dù rằng ông này chủ trương một ý thức hệ độc tài.”
Giáo Sư Phạm Minh Hoàng, một người bất đồng chính kiến bị nhà cầm quyền CSVN tước quốc tịch và trục xuất sang Pháp hồi Tháng Bảy, 2017, bình luận trên trang Facebook cá nhân: “Có sống tại Pháp mới thấy sự hờ hững qua chuyến viếng thăm chính thức của ông Trọng to lớn cỡ nào. Không một tờ báo nào có lấy một dòng, ngoại trừ tờ Humanité của đảng Cộng Sản Pháp, mà cái đảng này cũng biến mất tại Quốc Hội từ lâu. Truyền thanh truyền hình cũng không hề nhắc tới. Nhưng nói cho cùng thì những trường hợp này không phải là hiếm, chẳng phải Paris ghét bỏ gì ông Trọng nhưng vai trò và hình ảnh của Việt Nam quá mờ nhạt và thậm chí còn mang nhiều vẩn đục về tình trạng nhân quyền. Và chính vì thế, bỏ số tiền này để quảng cáo cho ‘Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao’ cũng còn rẻ chán.”
Ông Hoàng cũng viết trên Facebook rằng tờ Le Monde từng có bài đề cập về ông và việc nhà cầm quyền Việt Nam gia tăng đàn áp blogger. Bài báo này đăng trên nửa trang nội dung vào ngày 22 Tháng Bảy, 2017, thời điểm ông bị trục xuất mà ông “không phải bỏ ra một xu, chỉ có điều phải chấp nhận lưu đày.” (T.K.)
Ca sĩ Mai Khôi bị câu lưu ở sân bay sau chuyến đi Âu Châu về Việt Nam

Bài liên quan

https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/xon-xao-vu-nguyen-phu-trong-mua-trang-quang-cao-bao-phap/

Pháp-Việt ký nhiều hợp đồng hàng tỷ USD

  • 27 tháng 3 2018




BouyguesBản quyền hình ảnh LOIC VENANCE
Image caption Logo của Bouygues ở cảng Saint-Nazaire, Montoir-de-Bretagne, Pháp

Tập đoàn Bouygues vừa ký hợp đồng 1,5 tỷ euro để xây dựng và vận hành một tuyến metro cho Hà Nội nhân chuyến thăm của TBT Nguyễn Phú Trọng.
Tin từ Phủ Tổng thống Pháp đưa ra chiều 27/03 cũng nói một tập đoàn khác của Pháp là EDF đồng ý tham gia tổ hợp xây dự án nhiệt điện chạy bằng khí đốt trị giá 1,5 tỷ euro ở Sơn Mỹ, theo Reuters.




VietJetBản quyền hình ảnh HOANG DINH NAM/AFP
Image caption Vietjet của Việt Nam và Tập đoàn Safran - CFM của Pháp đã ký biên bản ghi nhớ về cung cấp động cơ và các dịch vụ kỹ thuật, bảo dưỡng cho máy bay của hãng trị giá 6,5 tỷ USD
Tờ L'Humanite: 'Pháp muốn mở cửa cho VN'
Đẩy giao thương Hàn-Việt lên 100 tỷ USD
Sỹ quan cảnh sát 'anh hùng' Pháp qua đời
Lãnh đạo VietJet 'quyền lực hơn Clinton'
Ngoại giao Pháp và những cơ hội bị bỏ lỡ của VN
Cùng ngày, cũng hãng Reuters đưa tin từ Paris cho hay nhân chuyến thăm của TBT Nguyễn Phúc Trọng, hãng hàng không VietJet của Việt Nam và Tập đoàn Safran - CFM của Pháp đã ký biên bản ghi nhớ về cung cấp động cơ và các dịch vụ kỹ thuật, bảo dưỡng cho máy bay của hãng trị giá 6,5 tỷ USD, theo báo chí Việt Nam.
Tập đoàn GECAS của Pháp cũng ký hợp đồng leasing để VietJet nhận về sáu chiếc Airbus 321 loại mới, theo thông tin từ VietJet.
Vẫn về quan hệ thương mại trong ngành hàng không, Air France KLM hôm thứ Hai 26/03 cũng ký hợp đồng trị giá 500 triệu USD với Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam để bảo dưỡng máy bay cho phía Việt Nam.

Chuyến đi mở cửa





Hai lãnh đạo Việt Nam và Pháp trước Điện ElyseeBản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Hai lãnh đạo Việt Nam và Pháp trước Điện Elysee. Là thành viên Hội đồng Bảo an LHQ, Pháp có thể đóng vai trò nhất định trong quá trình giúp Việt Nam mở cánh cửa vào châu Âu, theo nhà báo Lisa Sankari
TBT Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Emmanuel Macron tại ParisBản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Hội đàm Việt - Pháp hôm 27/03: TBT Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Emmanuel Macron tại Điện Elysee, Paris
Nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam sang Pháp, một biên tập của tờ báo L'Humanite thuộc đảng Cộng sản Pháp, Việt Nam, bà Lisa Sankari, nói với BBC Tiếng Việt hôm 26/03 rằng chuyến thăm diễn ra vào thời điểm quan trọng.
"Pháp, thành viên Hội đồng Bảo an LHQ, có thể đóng vai trò nhất định trong quá trình giúp Việt Nam mở cánh cửa vào châu Âu."
Ngoài các vấn đề chính trị, bà Sankari nói hai nước có nhiều lĩnh vực có thể hợp tác như năng lượng và môi trường.
Cùng ngày 26/03, truyền thông Việt Nam đăng tải bài của TBT Nguyễn Phú Trọng mà họ nói là đã đăng trên tờ Le Monde ở của Pháp, trong đó GS Trọng viết:
"Hai nước có đồng quan điểm trên nhiều vấn đề quốc tế lớn, nhất là trong các vấn đề liên quan đến mục tiêu phát triển bền vững, phát huy sự đa dạng văn hoá và vai trò của các thiết chế đa phương trong việc điều tiết, quản lý tiến trình toàn cầu hoá."
VN-Australia: tiến triển mạnh nhất là giáo dục
Anh có thể 'trả tiền để vào thị trường EU'
Ân xá thuế để dân khai ra hàng tỷ USD
"Việt Nam sẽ là cầu nối quan trọng cho quan hệ giữa Pháp với ASEAN, và mong rằng, Pháp cũng sẽ là cầu nối hiệu quả cho quan hệ giữa Việt Nam với EU."
Nguồn tin từ Bộ Công thương Việt Nam được báo nước này đăng tải hôm 24/03/2018 nói tổng kim ngạch thương mại Việt Nam và Pháp vào năm 2016 đạt 4,136 tỷ USD.
Sang năm 2017, con số này tăng lên, đạt hơn 4,6 tỷ USD.
Xem thêm tin Kinh doanh:
SkyViet: Đảng không làm thay mà làm luôn?





Máy của bạn không hỗ trợ nghe xem

Việt Nam và cơ hội khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ

Việt Nam và cơ hội khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ

Chủ đề liên quan

Tin liên quan

http://www.bbc.com/vietnamese/business-43561989


Tiếp TBT đảng CS Việt Nam, TT Pháp nhấn mạnh trên thành tựu kinh tế


mediaTổng thống Pháp Emmanuel Macron (P) đón tiếp tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, tại điện Elysée, Paris, ngày 27/03/2018CHARLES PLATIAU / POOL / AFP
Chuyến công du nước Pháp của tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã chính thức kết thúc vào hôm qua, 27/03/2018, với sự kiện quan trọng nhất là cuộc hội đàm với tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại điện Élysée. Nhân dịp này, hai bên đã ra một bản Tuyên Bố Chung về tăng cường quan hệ đối tác chiến lược Việt-Pháp.
Trong cuộc tiếp xúc với báo chí cùng với lãnh đạo Việt Nam, tổng thống Pháp đã tập trung nhấn mạnh đến các kết quả kinh tế của Việt Nam : « Thành tựu của quý vị thật đáng kinh ngạc. Tổng sản phẩm quốc nội của quý vị đã được nhân lên gấp ba trong 10 năm. Quý vị cũng đã dứt khoát chọn con đường mở cửa ra quốc tế. Nhưng chúng ta có thể làm tốt hơn thế rất nhiều ».
Phải nói là chuyến thăm Pháp của ông Nguyễn Phú Trọng đã được đánh dấu bằng việc ký kết một loạt thỏa thuận thương mại giữa các tập đoàn Pháp và các công ty Việt Nam. Sau thỏa thuận mua 24 chiếc Airbus A321neo ký kết hôm 26/03, hôm qua đến lượt các các hợp đồng ký kết với tập đoàn điện lực Pháp EDF (1,5 tỷ euro), tập đoàn xây dựng Bouygues (1,5 tỷ euro) và tập đoàn động cơ máy bay Safran (6,5 tỷ đô la sẽ cùng chia với tập đoàn Mỹ General Electric).
Đáp lời tổng thống Macron, ông Nguyễn Phú Trọng đã hoan nghênh việc tăng cường hợp tác và giao thương giữa hai nước, nhưng nhắc lại quan điểm của Việt Nam về việc « không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau ».
Không nói công khai về nhân quyền Việt Nam
Trong lãnh vực nhân quyền, mặc dù có sự kêu gọi của một số tổ chức phi chính phủ bảo vệ nhân quyền, ông Emmanuel Macron đã rất kín đáo trên vấn đề này. Phủ tổng thống Pháp xác nhận rằng vấn đề nhân quyền đã được nêu lên trong cuộc gặp với phía Việt Nam, nhưng trước công chúng, tổng thống Macron đã không nói gì.
Nước Pháp có một chính sách ngoại giao thực tế: Việt Nam dẫu sao cũng là một cửa ngõ giúp Pháp tiến vào Đông Nam Á. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thậm chí còn thông báo rằng ông sẽ công du chính thức Việt Nam vào năm tới 2019. Và ông đã kết thúc bằng câu nói : « Ngạn ngữ châu Á có câu “Nụ cười mà bạn gửi đi sẽ trở lại với bạn”. Pháp và Việt Nam cười với nhau hôm nay và cùng nhau tiến tới một tương lai chung. »

http://vi.rfi.fr/viet-nam/20180328-tiep-tbt-dang-cs-viet-nam-tt-phap-nhan-manh-tren-thanh-tuu-kinh-te

Geen opmerkingen:

Een reactie posten