Mêkông : Ủy Hội MRC dần thừa nhận hậu quả đáng sợ của thủy điện?
Đập thủy điện trên thượng nguồn khiến phù sa ít về đến đồng bằng Cửu Long, là một nguyên nhân gây sụt lở, nước mặn thâm nhập. Bản đồ các vùng nhiễm mặn tại đồng bằng Cửu Long - MêkôngDR
Hội nghị thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng Mêkông mở rộng (GMS) lần thứ 6 tại Hà Nội vừa khai mạc ngày 29/03/2018, sẽ diễn ra đến ngày 31/3. Chính phủ Việt Nam coi đây là một sự kiện ngoại giao « quan trọng hàng đầu », cho phép mở rộng hợp tác giữa các nước trong tiểu vùng. Mêkông, « dòng sông mẹ » của dân cư Đông Nam Á lục địa, được hy vọng trở thành cầu nối cho hợp tác và phát triển bền vững của khu vực. Tuy nhiên, kế hoạch xây hơn 100 đập thủy điện trên dòng sông trong đó có 11 đập trên dòng chính, cộng với các đập khổng lồ đã có tại Trung Quốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước, nguồn cá, nguồn phù sa… đe dọa tương lai của hạ lưu.
Một số nghiên cứu mới đây tái khẳng định viễn cảnh đen tối này. Phát triển thủy điện trên Mêkông có thể mang lại chút ít lợi nhuận, nhưng tổn hại là khôn lường. Tiếng nói của các nhà khoa học, giới bảo vệ môi trường, sau một thời gian bị gạt sang lề, dường như đang dần được giới cầm quyền lắng nghe.
RFI xin giới thiệu trước hết các nhận định của nhà báo Tom Fawthrop, người gắn bó từ 30 năm nay với vùng Đông Nam Á. Trong bài viết, được đăng tải trên trang mạng của viện tư vấn Lowy, nhà báo Anh nhấn mạnh đến nghiên cứu « tiên phong » của một ê-kíp quốc tế, đặt cơ sở tại Trung tâm nghiên cứu về quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường (NREM), ở Đại học Mae Fah Luang, Chiang Rai, Thái Lan.
Đánh giá quá cao lợi nhuận do thủy điện
Hồi 2011, Ủy Hội Sông Mêkông - cơ quan tư vấn liên chính phủ của bốn nước hạ nguồn Mêkông, gồm Việt Nam, Lào, Cam Bốt và Thái Lan – đã đưa ra con số lợi nhuận hơn 30 tỉ đô la, thu được từ các đập thủy điện, với 11 con đập được xây dựng. Theo nghiên cứu của nhóm Đại học ở Chiang Rai, Thái Lan, thiệt hại tổng hợp do mất nguồn cá, phù sa, và các tác động xã hội khác, là « cao hơn nhiều so với lợi nhuận từ thủy điện ».
Trong khi đó nghiên cứu về « Đánh giá hệ quả kinh tế của các dự án đập thủy điện tại vùng hạ lưu sông Mêkông », được ê-kíp NREM (Đại học Mae Fah Luang, Chiang Rai, Thái Lan) tiến hành hồi năm ngoái, cập nhập đầu năm nay, cho thấy thiệt hại tổng thể về kinh tế cho 50 năm tới, nếu toàn bộ 11 dự án đập hoàn tất và đi vào hoạt động, là hơn 7 tỉ đô la (tức âm 7 tỉ đô la so với dự kiến lãi hơn 30 tỉ). Nhà kinh tế Anh David Wood, một trong các thành viên của nhóm nghiên cứu, phê phán các nghiên cứu tiền khả thi của Ủy Hội Sông Mêkông (MRC - Mekong River Commission), là đã dựa trên « nhiều giả thuyết sai lầm » và đã « đánh giá thấp (các hậu quả), trong khi lại đánh giá quá cao thu nhập từ bán điện do các đập sản xuất ra » (1).
Tuy nhiên, từ đó, Ủy Hội Mêkông đã có một số thay đổi trong đánh giá tác động. Năm 2016, Ủy Hội Mêkông đã công bố một nghiên cứu khác, điều chỉnh lại các tính toán, theo đó lượng cá sông tự nhiên đánh bắt tại bốn nước Mêkông trị giá 11 tỉ đô la. Cam Bốt có nguy cơ là nước bị thiệt hại nặng nhất về mặt này, bởi cá là 80% nguồn protein hàng năm của người dân xứ Chùa tháp, trị giá tới 12% GDP nước này.
Cần tính đủ các « dịch vụ sinh thái »
Nhà báo Tom Fawthrop nhấn mạnh đến tầm quan trọng của phương pháp luận « dịch vụ sinh thái » có thể dẫn đến những thay đổi có tính quyết định trong việc đánh giá tác động của các đập thủy điện đến hạ lưu.
Trước đây trong các tranh luận về hệ quả của đập thủy điện, trong giới chuyên gia, người ta rất ít thừa nhận rằng, ngoài nguồn lợi về cá, dòng sông có thể mang lại « nhiều dịch vụ sinh thái » khác, như về chất lượng y tế, về phương tiện vận tải, du lịch, về môi trường thiên nhiên… Nghiên cứu về « các dịch vụ sinh thái » là một nhánh còn tương đối mới của khoa kinh tế học.
Nhà báo Tom Fawthrop nhấn mạnh là việc áp dụng tiếp cận « dịch vụ sinh thái », tính đến các lợi ích sâu xa và nhiều mặt của dòng Mêkông, cho phép mở ra một hướng đi mới, thách thức lập trường kinh tế và chính sách « chủ lưu », có khuynh hướng « chật hẹp » hiện nay.
Theo một chuyên gia về đập thủy điện trên dòng Mêkông, ông Apisom Intralawan, thì cho dù các nghiên cứu theo quan điểm « dịch vụ sinh thái » có thể còn thiếu dữ liệu chính xác, thế nhưng có một thái độ « thận trọng » trong đánh giá chắc chắn « vẫn tốt hơn nhiều » so với thái độ coi giá trị dịch vụ của dòng sông chỉ là số không. Mà trong khi chưa tính hết được các thiệt hại (2), thì quan điểm nên dừng lại để chờ đợi vẫn là khôn ngoan, sáng suốt hơn cả. Không đợi đến lúc mất bò mới lo làm chuồng.
Điện mặt trời hạ giá đẩy thủy điện vào thua lỗ
Bên cạnh tiếp cận dịch vụ sinh thái, một nhân tố mới cũng đang khiến vấn đề thủy điện và môi trường Mêkông có thể có những diễn biến đột phá trong thời gian tới. Đó là xu hướng các nguồn năng lượng tái tạo đang ngày càng trở nên phổ cập, bởi giá rẻ, dễ vận hành, có thể không xa sẽ là nguồn thay thế cho thủy điện. Đình hoãn các đập thủy điện là chính sách « ít mạo hiểm nhất » và « con đường duy nhất » để bảo vệ nghề cá và đời sống cư dân hạ lưu, nhà báo Tom Fawthrop kết luận.
Về ý tưởng này, trả lời RFI, nhà nghiên cứu độc lập về môi trường Nguyễn Hữu Thiện (Cần Thơ) giải thích thêm, ông đồng thời đặc biệt nhấn mạnh đến góc độ thiệt hại về phù sa do thủy điện đe dọa sự sống còn của đồng bằng Cửu Long, đến ổn định xã hội tại khu vực đầu tầu kinh tế của Việt Nam :
« Gần đây vào tháng 2/2018 chúng ta đều biết là Thái Lan đã tạm hoãn hợp đồng mua điện từ đập Pak Beng để rà soát lại Quy Hoạch Điện của Thái Lan. Kết quả chưa biết thế nào, nhưng nếu Thái Lan mà không mua điện từ các đập của Lào, thì các đập này khó mà xây dựng được thêm nữa, vì không có thị trường bán điện.
Trong tình hình năng lượng mặt trời đang trở thành xu hướng trên thế giới hiện nay, thì giá thành giảm rất nhanh và công nghệ để lưu trữ năng lượng mặt trời và hòa vào mạng lưới đã có, tôi cho rằng chỉ trong vòng 5-10 năm nữa thì thủy điện sẽ không thể cạnh tranh được. Do đó, nếu các đập thủy điện vẫn được xây dựng, thì các nhà đầu tư sẽ thua lỗ và bỏ chạy, nhưng khi đó thì dòng sông Mêkông và đời sống hàng chục triệu người đã bị hủy hoại rồi, sẽ rất đáng tiếc.
Đẩy mạnh điện mặt trời, điện gió để cứu đồng bằng Cửu Long
Các chính phủ trong vùng Mêkông vì vậy nên nghiêm túc xem xét việc đầu tư vào phát triển năng lượng mặt trời và điện gió trong vùng này để thay thế cho thủy điện.
Nếu vẫn tiếp tục xây dựng các đập thủy điện, đồng bằng sông Cửu Long sẽ gia tăng sạt lở, hiện nay đang sạt lở dữ dội rồi (3). Có thể đến cuối thế kỷ thì 50% diện tích đồng bằng sông Cửu Long sẽ biến mất khỏi bản đồ do sạt lở. Tác động đối với đồng bằng sông Cửu Long có thể dẫn đến những bất ổn về xã hội, do đó điều này nên được xem như một vấn đề an ninh phi truyền thống của khu vực, trong đó ASEAN và cộng đồng quốc tế nên quan tâm. Các quốc gia phát triển là đối tác của khu vực Mêkông và các định chế tài chính quốc tế như Ngân Hàng Thế Giới, Ngân Hàng ADB, nên thành lập quỹ Mêkông để thúc đẩy đầu tư vào năng lượng mặt trời và gió, trong khu vực Mêkông để thay thế thủy điện ».
RFI xin cảm ơn tiến sĩ Lê Anh Tuấn và nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thiện
----
(1) Về phần mình, nhìn chung, nhà nghiên cứu môi trường Nguyễn Hữu Thiện tỏ ra rất dè dặt trước các kết quả nghiên cứu quy mô lớn tiến hành tại Việt Nam, của bộ Tài Nguyên và Môi Trường (TN&MT) và của Ủy Hội Mêkông. Theo ông, nghiên cứu của bộ TN&MT thuê công ty DHI thực hiện, dựa chủ yếu vào việc chạy mô hình máy tính từ xa, mà thiếu hiểu biết thực tế, nên đánh giá thấp các tác động với đồng bằng Cửu Long. Nghiên cứu của Ủy Hội Mêkông mới đây cũng gây thất vọng vì đánh giá sai lệch tác động, đưa ra những kết luận có thể nói là « phán bừa, phán ẩu ». Ví dụ như : cho rằng cá suy giảm do giảm nguồn dinh dưỡng từ phù sa là rất ít, vì được bù lại bằng dinh dưỡng từ nước thải đô thị và phân bón nông nghiệp. Một kết luận, theo ông, hoàn toàn thiếu cơ sở khoa học. Hay khi đánh giá về tác động về kinh tế xã hội, báo cáo chỉ xét tác động trong hành lang 15 km hai bên sông, như vậy không thể đánh giá được tác động tổng thể, đặc biệt về vấn đề sạt lở bờ biển.
(2) Trả lời RFI qua thư điện tử, tiến sĩ Lê Anh Tuấn (Viện Nghiên Cứu Biến Đổi Khí Hậu, Cần Thơ) nhận định : hậu quả của chuỗi thủy điện đã được nhiều nhà khoa học và các tổ chức xã hội cảnh báo. Tuy nhiên để định lượng các thiệt hại cho từng lĩnh vực như nông nghiệp, thủy sản, phù sa, sinh thái, kinh tế xã hội thì không đơn giản vì nhiều lý do. Như dữ liệu đầu vào không đầy đủ (Trung Quốc từ chối cung cấp số liệu quá trình vận hành chuỗi đập thủy điện phía họ, thiếu thông tin về thỏa thuận mua bán điện, vận hành nhà máy, số liệu về cá - sinh thái - xã hội không nhất quán ...), hiểu biết của chuyên gia về vấn đề Mêkông và hệ sinh thái - yếu tố xã hội bị hạn chế, trong các kịch bản tương lai có nhiều yếu tố không chắc chắn và quá nhiều giả định thiếu kiểm chứng...
(3) Theo nghiên cứu của Kondolf (2014), các đập trên thượng nguồn Mêkông, mà Trung Quốc gọi là sông Lan Thương, đã khiến dòng Mêkông mất đi đến 50% lượng phù sa (160 triệu tấn/năm trong những năm 1990 xuống còn 80 triệu). Nếu toàn bộ 11 đập tại Lào và Cam Bốt được xây, Mêkông sẽ mất gần hết phần phù sa còn lại (nghiên cứu của UNESCO và Viện Môi Trường Stockholm). Chỉ tính về kinh tế bề nổi, lượng phù sa/dưỡng chất nói trên khiến Việt Nam thiệt hại ít nhất 450 triệu đô la/năm (Bộ Tài Nguyên Môi Trường Việt Nam).
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20180330-mekong-uy-hoi-mrc-dan-thua-nhan-hau-qua-dang-so-cua-thuy-dien
RFI xin giới thiệu trước hết các nhận định của nhà báo Tom Fawthrop, người gắn bó từ 30 năm nay với vùng Đông Nam Á. Trong bài viết, được đăng tải trên trang mạng của viện tư vấn Lowy, nhà báo Anh nhấn mạnh đến nghiên cứu « tiên phong » của một ê-kíp quốc tế, đặt cơ sở tại Trung tâm nghiên cứu về quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường (NREM), ở Đại học Mae Fah Luang, Chiang Rai, Thái Lan.
Đánh giá quá cao lợi nhuận do thủy điện
Hồi 2011, Ủy Hội Sông Mêkông - cơ quan tư vấn liên chính phủ của bốn nước hạ nguồn Mêkông, gồm Việt Nam, Lào, Cam Bốt và Thái Lan – đã đưa ra con số lợi nhuận hơn 30 tỉ đô la, thu được từ các đập thủy điện, với 11 con đập được xây dựng. Theo nghiên cứu của nhóm Đại học ở Chiang Rai, Thái Lan, thiệt hại tổng hợp do mất nguồn cá, phù sa, và các tác động xã hội khác, là « cao hơn nhiều so với lợi nhuận từ thủy điện ».
Các dự án đập trên dòng Mêkông (màu đen là đã xây xong)Ảnh: International Rivers
Trong khi đó nghiên cứu về « Đánh giá hệ quả kinh tế của các dự án đập thủy điện tại vùng hạ lưu sông Mêkông », được ê-kíp NREM (Đại học Mae Fah Luang, Chiang Rai, Thái Lan) tiến hành hồi năm ngoái, cập nhập đầu năm nay, cho thấy thiệt hại tổng thể về kinh tế cho 50 năm tới, nếu toàn bộ 11 dự án đập hoàn tất và đi vào hoạt động, là hơn 7 tỉ đô la (tức âm 7 tỉ đô la so với dự kiến lãi hơn 30 tỉ). Nhà kinh tế Anh David Wood, một trong các thành viên của nhóm nghiên cứu, phê phán các nghiên cứu tiền khả thi của Ủy Hội Sông Mêkông (MRC - Mekong River Commission), là đã dựa trên « nhiều giả thuyết sai lầm » và đã « đánh giá thấp (các hậu quả), trong khi lại đánh giá quá cao thu nhập từ bán điện do các đập sản xuất ra » (1).
Tuy nhiên, từ đó, Ủy Hội Mêkông đã có một số thay đổi trong đánh giá tác động. Năm 2016, Ủy Hội Mêkông đã công bố một nghiên cứu khác, điều chỉnh lại các tính toán, theo đó lượng cá sông tự nhiên đánh bắt tại bốn nước Mêkông trị giá 11 tỉ đô la. Cam Bốt có nguy cơ là nước bị thiệt hại nặng nhất về mặt này, bởi cá là 80% nguồn protein hàng năm của người dân xứ Chùa tháp, trị giá tới 12% GDP nước này.
- Đọc thêm : Trung Quốc muốn độc chiếm Mêkông
Cần tính đủ các « dịch vụ sinh thái »
Nhà báo Tom Fawthrop nhấn mạnh đến tầm quan trọng của phương pháp luận « dịch vụ sinh thái » có thể dẫn đến những thay đổi có tính quyết định trong việc đánh giá tác động của các đập thủy điện đến hạ lưu.
Trước đây trong các tranh luận về hệ quả của đập thủy điện, trong giới chuyên gia, người ta rất ít thừa nhận rằng, ngoài nguồn lợi về cá, dòng sông có thể mang lại « nhiều dịch vụ sinh thái » khác, như về chất lượng y tế, về phương tiện vận tải, du lịch, về môi trường thiên nhiên… Nghiên cứu về « các dịch vụ sinh thái » là một nhánh còn tương đối mới của khoa kinh tế học.
Nhà báo Tom Fawthrop nhấn mạnh là việc áp dụng tiếp cận « dịch vụ sinh thái », tính đến các lợi ích sâu xa và nhiều mặt của dòng Mêkông, cho phép mở ra một hướng đi mới, thách thức lập trường kinh tế và chính sách « chủ lưu », có khuynh hướng « chật hẹp » hiện nay.
Theo một chuyên gia về đập thủy điện trên dòng Mêkông, ông Apisom Intralawan, thì cho dù các nghiên cứu theo quan điểm « dịch vụ sinh thái » có thể còn thiếu dữ liệu chính xác, thế nhưng có một thái độ « thận trọng » trong đánh giá chắc chắn « vẫn tốt hơn nhiều » so với thái độ coi giá trị dịch vụ của dòng sông chỉ là số không. Mà trong khi chưa tính hết được các thiệt hại (2), thì quan điểm nên dừng lại để chờ đợi vẫn là khôn ngoan, sáng suốt hơn cả. Không đợi đến lúc mất bò mới lo làm chuồng.
Điện mặt trời hạ giá đẩy thủy điện vào thua lỗ
Bên cạnh tiếp cận dịch vụ sinh thái, một nhân tố mới cũng đang khiến vấn đề thủy điện và môi trường Mêkông có thể có những diễn biến đột phá trong thời gian tới. Đó là xu hướng các nguồn năng lượng tái tạo đang ngày càng trở nên phổ cập, bởi giá rẻ, dễ vận hành, có thể không xa sẽ là nguồn thay thế cho thủy điện. Đình hoãn các đập thủy điện là chính sách « ít mạo hiểm nhất » và « con đường duy nhất » để bảo vệ nghề cá và đời sống cư dân hạ lưu, nhà báo Tom Fawthrop kết luận.
Về ý tưởng này, trả lời RFI, nhà nghiên cứu độc lập về môi trường Nguyễn Hữu Thiện (Cần Thơ) giải thích thêm, ông đồng thời đặc biệt nhấn mạnh đến góc độ thiệt hại về phù sa do thủy điện đe dọa sự sống còn của đồng bằng Cửu Long, đến ổn định xã hội tại khu vực đầu tầu kinh tế của Việt Nam :
« Gần đây vào tháng 2/2018 chúng ta đều biết là Thái Lan đã tạm hoãn hợp đồng mua điện từ đập Pak Beng để rà soát lại Quy Hoạch Điện của Thái Lan. Kết quả chưa biết thế nào, nhưng nếu Thái Lan mà không mua điện từ các đập của Lào, thì các đập này khó mà xây dựng được thêm nữa, vì không có thị trường bán điện.
Trong tình hình năng lượng mặt trời đang trở thành xu hướng trên thế giới hiện nay, thì giá thành giảm rất nhanh và công nghệ để lưu trữ năng lượng mặt trời và hòa vào mạng lưới đã có, tôi cho rằng chỉ trong vòng 5-10 năm nữa thì thủy điện sẽ không thể cạnh tranh được. Do đó, nếu các đập thủy điện vẫn được xây dựng, thì các nhà đầu tư sẽ thua lỗ và bỏ chạy, nhưng khi đó thì dòng sông Mêkông và đời sống hàng chục triệu người đã bị hủy hoại rồi, sẽ rất đáng tiếc.
Đẩy mạnh điện mặt trời, điện gió để cứu đồng bằng Cửu Long
Các chính phủ trong vùng Mêkông vì vậy nên nghiêm túc xem xét việc đầu tư vào phát triển năng lượng mặt trời và điện gió trong vùng này để thay thế cho thủy điện.
Nếu vẫn tiếp tục xây dựng các đập thủy điện, đồng bằng sông Cửu Long sẽ gia tăng sạt lở, hiện nay đang sạt lở dữ dội rồi (3). Có thể đến cuối thế kỷ thì 50% diện tích đồng bằng sông Cửu Long sẽ biến mất khỏi bản đồ do sạt lở. Tác động đối với đồng bằng sông Cửu Long có thể dẫn đến những bất ổn về xã hội, do đó điều này nên được xem như một vấn đề an ninh phi truyền thống của khu vực, trong đó ASEAN và cộng đồng quốc tế nên quan tâm. Các quốc gia phát triển là đối tác của khu vực Mêkông và các định chế tài chính quốc tế như Ngân Hàng Thế Giới, Ngân Hàng ADB, nên thành lập quỹ Mêkông để thúc đẩy đầu tư vào năng lượng mặt trời và gió, trong khu vực Mêkông để thay thế thủy điện ».
Một trạm điện gió ven biển tỉnh Bạc Liêu, đồng bằng Cửu Long, Việt Nam.Ảnh chụp màn hình
RFI xin cảm ơn tiến sĩ Lê Anh Tuấn và nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thiện
----
(1) Về phần mình, nhìn chung, nhà nghiên cứu môi trường Nguyễn Hữu Thiện tỏ ra rất dè dặt trước các kết quả nghiên cứu quy mô lớn tiến hành tại Việt Nam, của bộ Tài Nguyên và Môi Trường (TN&MT) và của Ủy Hội Mêkông. Theo ông, nghiên cứu của bộ TN&MT thuê công ty DHI thực hiện, dựa chủ yếu vào việc chạy mô hình máy tính từ xa, mà thiếu hiểu biết thực tế, nên đánh giá thấp các tác động với đồng bằng Cửu Long. Nghiên cứu của Ủy Hội Mêkông mới đây cũng gây thất vọng vì đánh giá sai lệch tác động, đưa ra những kết luận có thể nói là « phán bừa, phán ẩu ». Ví dụ như : cho rằng cá suy giảm do giảm nguồn dinh dưỡng từ phù sa là rất ít, vì được bù lại bằng dinh dưỡng từ nước thải đô thị và phân bón nông nghiệp. Một kết luận, theo ông, hoàn toàn thiếu cơ sở khoa học. Hay khi đánh giá về tác động về kinh tế xã hội, báo cáo chỉ xét tác động trong hành lang 15 km hai bên sông, như vậy không thể đánh giá được tác động tổng thể, đặc biệt về vấn đề sạt lở bờ biển.
(2) Trả lời RFI qua thư điện tử, tiến sĩ Lê Anh Tuấn (Viện Nghiên Cứu Biến Đổi Khí Hậu, Cần Thơ) nhận định : hậu quả của chuỗi thủy điện đã được nhiều nhà khoa học và các tổ chức xã hội cảnh báo. Tuy nhiên để định lượng các thiệt hại cho từng lĩnh vực như nông nghiệp, thủy sản, phù sa, sinh thái, kinh tế xã hội thì không đơn giản vì nhiều lý do. Như dữ liệu đầu vào không đầy đủ (Trung Quốc từ chối cung cấp số liệu quá trình vận hành chuỗi đập thủy điện phía họ, thiếu thông tin về thỏa thuận mua bán điện, vận hành nhà máy, số liệu về cá - sinh thái - xã hội không nhất quán ...), hiểu biết của chuyên gia về vấn đề Mêkông và hệ sinh thái - yếu tố xã hội bị hạn chế, trong các kịch bản tương lai có nhiều yếu tố không chắc chắn và quá nhiều giả định thiếu kiểm chứng...
(3) Theo nghiên cứu của Kondolf (2014), các đập trên thượng nguồn Mêkông, mà Trung Quốc gọi là sông Lan Thương, đã khiến dòng Mêkông mất đi đến 50% lượng phù sa (160 triệu tấn/năm trong những năm 1990 xuống còn 80 triệu). Nếu toàn bộ 11 đập tại Lào và Cam Bốt được xây, Mêkông sẽ mất gần hết phần phù sa còn lại (nghiên cứu của UNESCO và Viện Môi Trường Stockholm). Chỉ tính về kinh tế bề nổi, lượng phù sa/dưỡng chất nói trên khiến Việt Nam thiệt hại ít nhất 450 triệu đô la/năm (Bộ Tài Nguyên Môi Trường Việt Nam).
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20180330-mekong-uy-hoi-mrc-dan-thua-nhan-hau-qua-dang-so-cua-thuy-dien
Geen opmerkingen:
Een reactie posten