maandag 26 maart 2018

báo "cộng sản" Pháp L'Humanite nói về chuyến thăm Pháp của TBT Trọng : Pháp làm "cầu nối" cho Việt Nam vào châu Âu và VN làm "cầu tàu" cho Pháp vào Ðông Nam A

Nhà báo L'Humanite nói về chuyến thăm của TBT Trọng

  • 26 tháng 3 2018
Trả lời BBC, nhà báo từ tờ L'Humanite nói nước Pháp muốn đóng vai trò mở cửa cho Việt Nam tại châu Âu nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.


Pháp
Image caption Chuyến thăm của TBT Đảng CS VN sang Pháp diễn ra vào một thời điểm quan trọng của chính trị Pháp và châu Âu

Bà Lina Sankari, nhà báo từ tờ L'Humanite của Đảng Cộng sản Pháp nói với BBC Tiếng Việt hôm 26/03/2017 rằng "chuyến thăm diễn ra vào thời điểm Việt Nam tìm cách làm sâu sắc hơn nữa vai trò của mình trên thế giới".
Nhắc lại cả quá khứ của chế độ thực dân Pháp ở Việt Nam, và vai trò của Pháp "giúp Việt Nam quay trở lại trường quốc tế" trong thập niên 1990 [thời Francois Mitterand], bà Sankari cũng nói hai nước hiện cùng chia sẻ "các giá trị chung".
Điều này diễn ra cho dù Pháp "không phải là đối tác thương mại hàng đầu, cũng không phải là nhà đầu tư hàng đầu" vào Việt Nam, bà thừa nhận.
Nhưng về chính trị thì:
"Pháp, thành viên Hội đồng Bảo an LHQ, có thể đóng vai trò nhất định trong quá trình giúp Việt Nam mở cánh cửa vào châu Âu," nhà báo cộng sản nói với BBC Tiếng Việt.


Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Cộng hòa Pháp theo lời mời của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron
Image caption Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Cộng hòa Pháp theo lời mời của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron
Được biết quan hệ của Việt Nam với Đức, nền kinh tế lớn nhất EU, đã gặp khủng hoảng sau vụ mà nhà chức trách Đức cho rằng an ninh Việt Nam đã 'bắt cóc" ông Trịnh Xuân Thanh từ Berlin mang về Hà Nội hồi hè 2017.
Việt Nam và hai bài học quá đắt
So sánh văn hóa cà phê Paris và Hà Nội
Độ tuổi của các bộ trưởng trong chính phủ Pháp
Hiệp sỹ trẻ Macron sẽ cứu nước Pháp?
Các vấn đề khác Pháp có thể có vai trò trong quan hệ với Việt Nam, theo bà Lisa Sankrai, còn gồm lĩnh vực năng lượng, môi trường.
Cùng ngày 26/03, truyền thông Việt Nam đăng tải bài của TBT Nguyễn Phú Trọng mà họ nói là đã đăng trên tờ Le Monde ở của Pháp, trong đó GS Trọng viết:
"Hai nước có đồng quan điểm trên nhiều vấn đề quốc tế lớn, nhất là trong các vấn đề liên quan đến mục tiêu phát triển bền vững, phát huy sự đa dạng văn hoá và vai trò của các thiết chế đa phương trong việc điều tiết, quản lý tiến trình toàn cầu hoá."
"Việt Nam sẽ là cầu nối quan trọng cho quan hệ giữa Pháp với ASEAN, và mong rằng, Pháp cũng sẽ là cầu nối hiệu quả cho quan hệ giữa Việt Nam với EU."

Các lĩnh vực khác

Trước đó, một số tác giả khác đánh giá rằng ngoài chính trị, quan hệ Pháp - Việt còn có tiềm năng trong mảng quốc phòng.
Hôm 13/01/2018, trang The Diplomat có bài đánh giá quan hệ Việt - Pháp còn tiến triển trong lĩnh vực quốc phòng nữa, kể từ sau Đối thoại Chính sách Quốc phòng lần đầu tháng 11/2016.


Tân nội các PhápBản quyền hình ảnh Reuters
Image caption Sau khi thắng cử năm 2017, ông Emmanuel Macron lập ra tâ nội các Pháp có 11 nữ bộ trưởng trên tổng số 22 người , và nhiều chính trị gia ở tuổi 30 và 40
Thỏa thuận đầu tiên hai bên ký kết trong lĩnh vực này có từ 2009.
Vào tháng 11/2016, chính phủ Pháp và Việt Nam đồng ý về thỏa thuận sơ bộ liên quan đến quân y và lực lượng gìn giữ hòa bình.
Prashanth Parameswaran cũng viết, rằng hồi tháng 1 năm nay, hai nước đã có đối thoại quốc phòng lần thứ nhì ở TPHCM, với phía Việt Nam do Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng và phía Pháp do Phó Đô đốc Hervé de Bonnaventure, làm đại diện.
Bài của Prashanth Parameswaran nói hai bên chuẩn bị cho chuyến thăm của Thủ tướng Pháp sang Việt Nam vào năm 2018.
Nga đối mặt với làn sóng trục xuất ngoại giao
Quân gìn giữ hòa bình VN sẽ sang Nam Sudan
Ngoại giao Pháp và những cơ hội bị bỏ lỡ của VN
Theo lịch thông báo từ Phủ Thủ tướng Pháp thì trong ngày 26/03, Thủ tướng Pháp Édouard Philippe tiếp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Sang ngày 27/03, GS Trọng sẽ ăn trưa cùng Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 27/3 tại Paris.
Trong ngày 26/03, TBT Trọng thăm Choisy Le Roi, ở Đông Nam Paris, đô thị mà báo chính thức ở Việt Nam nói là biểu tượng của 'tình hữu nghị, đoàn kết, gắn bó với Việt Nam từ những năm kháng chiến chống Mỹ".
Sáng ngày hôm đó đã có biểu tình phản đối ông Nguyễn Phú Trọng trước Đại Sứ quán CHXHCN Việt Nam tại Place du Pérou của các nhà hoạt động mà theo lá cờ vàng ba sọc đỏ của VNCH trước đây.
Chuyến thăm của TBT Nguyễn Phú Trọng diễn ra vào thời điểm Nga - nước từng ủng hộ Hà Nội trong nhiều vấn đề - đang gặp khủng hoảng nghiêm trọng với các nước EU, gồm cả Pháp.
Riêng tại Pháp, tuần qua, bảy nghiệp đoàn công nhân viên chức Pháp cùng với bốn hiệp hội hỏa xa kêu gọi đình công, chống lại các cải tổ đang được chính quyền của ông Macron đưa ra.
Xem thêm về Pháp:
Cô gái gốc Việt và bí mật của Kim tự tháp Kheops
Sỹ quan cảnh sát 'anh hùng' Pháp qua đời
Đồng Euro lên giá sau bầu cử Pháp vòng một
Cập nhật bầu cử tổng thống Pháp vòng 1
Cảnh sát Pháp phá âm mưu khủng bố

Tin liên quan

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-43547502

Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng thăm Paris



Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại sân bay Quân sự Orly ở Thủ đô Paris hôm 25/3/2018. (Ảnh: Dân trí)

Tổng bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng chiều ngày 25/3 có mặt ở Paris bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Pháp từ ngày 25 đến ngày 27/3.
Trong một thông báo của điện Elysee, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ dùng cơm trưa với ông Trọng và sẽ ra một tuyên bố chung với người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 27/3.
Thông tấn xã Việt Nam cho biết ông Trọng hôm 25/3 đã thăm Không gian Hồ Chí Minh tại thành phố Montreuil, cách trung tâm Paris khoảng 15 km về phía đông bắc, nơi trưng bày các di tích lịch sử về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời gian ông sinh sống ở Pháp đầu thế kỷ 20.
Đài Truyền hình SBTN cho biết cộng đồng người Việt tại thủ đô Paris đã kêu gọi biểu tình phản đối chuyến thăm Pháp của ông Trọng hôm 26/3.
Hôm 24/3, Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) có trụ sở tại Pháp kêu gọi chính phủ Pháp lên tiếng với Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng về việc Việt Nam trấn áp các nhà báo và blogger độc lập, khi ông Trọng đến thủ đô nước Pháp.
RSF cho biết kể từ đầu năm 2017, hơn 20 nhà báo công dân đã bị bắt, bị trục xuất hoặc bị kết án tới 9, 10 hoặc thậm chí 14 năm tù chỉ vì cố gắng cung cấp thông tin cho công chúng.

https://www.voatiengviet.com/a/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-tham-paris/4316354.html

Geen opmerkingen:

Een reactie posten