Chiến hạm Mỹ tuần tra gần đá Vành Khăn: Bắc Kinh phản ứng gay gắt
Khu trục hạm USS Mustin thuộc Hạm Đội 7 của Hải Quân Mỹ tham gia tập trận với Hải Quân Hàn Quốc năm 2015.CC/Quân đội Hàn Quốc
Khu trục hạm USS Mustin thuộc Hạm Đội 7 của Hải Quân Mỹ ngày 23/03/2018 đã tiến vào tuần tra bên trong khu vực 12 hải lý xung quanh đá Vành Khăn (Mischief Reef) đang tranh chấp ở quần đảo Trường Sa, nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng. Hoạt động của chiến hạm Mỹ đã lập tức làm dấy lên những phản ứng gay gắt từ phía Bắc Kinh.
Theo hãng tin Anh Reuters, bộ Quốc Phòng Trung Quốc cho biết đã cử 2 tàu chiến ra để nhận diện và xua đuổi tàu Mỹ, bị cho là có hành động gây hại nghiêm trọng cho an ninh và chủ quyền của Trung Quốc, đe dọa hòa bình và ổn định khu vực.
Theo bộ Quốc Phòng Trung Quốc: “Hành vi khiêu khích của phía Mỹ sẽ chỉ khiến quân đội Trung Quốc tăng cường củng cố năng lực phòng thủ ở mọi nơi”.
Trong một tuyên bố riêng, bộ Ngoại Giao Trung Quốc cũng cho biết là Bắc Kinh sẽ tiếp tục thực hiện tất cả các bước cần thiết để bảo vệ chủ quyền, hòa bình và ổn định ở Biển Đông, nơi tình hình đang chuyển biến tốt hơn nhờ nỗ lực của Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.
Bắc Kinh tố cáo Mỹ cố tình “tạo ra căng thẳng”, trái ngược với mong muốn của các quốc gia trong khu vực là hợp tác và phát triển, và do đó không được ủng hộ.
Đối với nữ trung tá Nicole Schwegman, phát ngôn viên Hạm Đội Thái Bình Dương của Mỹ, chiếc USS Mustin chỉ thực hiện một hoạt động bảo vệ tự do hàng hải (FONOP) bình thường, theo đúng luật quốc tế, một hoạt động mà Mỹ đã và sẽ tiếp tục tiến hành trong tương lai.
Đây không phải là lần đầu tiên mà chiến hạm Mỹ tiến hành tuần tra bảo vệ quyền tự do hàng hải gần các thực thể trong tay Trung Quốc ở Biển Đông, nhưng hoạt động lần này lại diễn ra cùng lúc với việc quan hệ thương mại Mỹ-Trung đột nhiên căng thẳng hẳn lên.
Trên nhật báo Hồng Kông South China Morning Post (24/03/2018), chuyên gia quân sự Trung Quốc Nghê Nhạc Hùng (Ni Lexiong) cho rằng Mỹ đã cân nhắc kỹ thời điểm thực hiện cuộc tuần tra hôm 23/03, vào đúng ngày Trung Quốc phản pháo trước quyết định tăng thuế của Hoa Kỳ.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180324-chien-ham-my-tuan-tra-gan-da-vanh-khan-bac-kinh-phan-ung-gay-gat
Theo bộ Quốc Phòng Trung Quốc: “Hành vi khiêu khích của phía Mỹ sẽ chỉ khiến quân đội Trung Quốc tăng cường củng cố năng lực phòng thủ ở mọi nơi”.
Trong một tuyên bố riêng, bộ Ngoại Giao Trung Quốc cũng cho biết là Bắc Kinh sẽ tiếp tục thực hiện tất cả các bước cần thiết để bảo vệ chủ quyền, hòa bình và ổn định ở Biển Đông, nơi tình hình đang chuyển biến tốt hơn nhờ nỗ lực của Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.
Bắc Kinh tố cáo Mỹ cố tình “tạo ra căng thẳng”, trái ngược với mong muốn của các quốc gia trong khu vực là hợp tác và phát triển, và do đó không được ủng hộ.
Đối với nữ trung tá Nicole Schwegman, phát ngôn viên Hạm Đội Thái Bình Dương của Mỹ, chiếc USS Mustin chỉ thực hiện một hoạt động bảo vệ tự do hàng hải (FONOP) bình thường, theo đúng luật quốc tế, một hoạt động mà Mỹ đã và sẽ tiếp tục tiến hành trong tương lai.
Đây không phải là lần đầu tiên mà chiến hạm Mỹ tiến hành tuần tra bảo vệ quyền tự do hàng hải gần các thực thể trong tay Trung Quốc ở Biển Đông, nhưng hoạt động lần này lại diễn ra cùng lúc với việc quan hệ thương mại Mỹ-Trung đột nhiên căng thẳng hẳn lên.
Trên nhật báo Hồng Kông South China Morning Post (24/03/2018), chuyên gia quân sự Trung Quốc Nghê Nhạc Hùng (Ni Lexiong) cho rằng Mỹ đã cân nhắc kỹ thời điểm thực hiện cuộc tuần tra hôm 23/03, vào đúng ngày Trung Quốc phản pháo trước quyết định tăng thuế của Hoa Kỳ.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180324-chien-ham-my-tuan-tra-gan-da-vanh-khan-bac-kinh-phan-ung-gay-gat
Tàu hải quân Mỹ đi gần đá Vành Khăn thách thức Trung Quốc
Theo nguồn tin của Reuters, tàu USS Mustin đã thực hiện hoạt động trong chương trình tự do hàng hải mà Mỹ đã thực hiện từ vài năm qua ở biển Đông.
Đây là lần thứ hai trong năm nay, tàu của hải quân Mỹ thực hiện hoạt động tuần tra tại khu vực có tranh chấp ở biển Đông.
Hôm 17 tháng 1 vừa qua, tàu khu trục USS Hopper của hải quân Mỹ cũng đã đi vào vùng 12 hải lý của bãi Scarborough đang tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines.
Hiện phía Trung Quốc chưa đưa ra phản ứng gì trước thông tin tàu Mỹ đi qua vùng biển tranh chấp. Tuy nhiên trong các lần trước, Trung Quốc đều lên tiếng phản đối.
Hoa Kỳ từ trước đến nay vẫn duy trì lập trường không đứng về bất cứ bên nào trong tranh chấp về chủ quyền ở biển Đông, nhưng đồng thời vẫn duy trì quan điểm đảm bảo tự do hàng hải và hàng không tại khu vực này.
Hoa Kỳ cũng đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích việc Trung Quốc xây lấp các đảo nhân tạo và quân sự hóa khu vực biển Đông vì cho rằng những hoạt động này sẽ làm ảnh hưởng đến tự do hàng hải và hàng không trong khu vực.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten