Đèn đỏ đèn xanh 'mừng sinh nhật Marx' ở Đức
Thành phố Trier quê nhà của Karl Marx mừng sinh nhật 200 năm của ông bằng hai bộ đèn đường nháy màu đỏ và xanh bằng hình ông tổ chủ nghĩa cộng sản.
Nhà triết gia Đức, tác giả Tuyên ngôn Chủ nghĩa Cộng sản, ra đời ở Trier ngày 5/05 năm 1818, và sống ở đó đến năm 17 tuổi.Karl Marx được tôn thờ từ khi nào?
5 điều đáng nhớ về Karl Marx
Helmut Kohl, người 'thống nhất nước Đức' qua đời
'Khủng hoảng lý luận' của Đảng Cộng sản Việt Nam
Ngoài bảo tàng Marx đã có tại đây và thu hút khá nhiều du khách từ Trung Quốc, thành phố Trier nay có thêm các bộ đèn giao thông với hình Marx thay cho hình người thường có ở các nơi khác.
Hôm 19/03, một bộ đèn đường này được đưa vào sử dụng ở Trier.
Thị trưởng Wolfram Leibe nói: "Trier thể hiện màu sắc về Marx."
Bộ đèn đường thứ hai sẽ được lắp gần căn nhà thời thơ ấu của Karl Max và bảo tàng mang tên ông trong những ngày tới, theo trang web tiếng Đức Trier.de.
Bảo tàng ở Trier từng triển lãm 500 tượng Karl Marx, kích thước cao 1 mét hồi 2013.
Hiện nay người Đức coi Marx là nhân vật lịch sử và đối tượng của nghệ thuật chứ không phải là nhân vật để tôn thờ.
Năm kỷ niệm ngày sinh của Marx cũng gây ra tranh cãi sau khi Trier chấp nhận một bức tượng đồng chính phủ Trung Quốc đem tặng hồi 2017.
Nhưng phải đến tháng 5 năm nay người ta mới làm lễ khai trương bức tượng.
Phe chỉ trích nói việc vinh danh Karl Marx đã "bỏ qua" những đau khổ xảy ra dưới thời ý thức hệ cộng sản tồn tại trong thế kỷ 20, theo BBC News.
Karl Marx rời Đức sang Bỉ, Pháp và cuối cùng đến định cư tại London, Anh Quốc.
Ông qua đời năm 1883 trong cảnh nghèo khó và được chôn cất tại nghĩa trang Highgate, phía Bắc thành phố London.
Xem thêm về chủ đề cộng sản:
Tranh cãi về 'Di chúc Lenin muốn loại Stalin'
Học 'tư tưởng Tập Cận Bình' lấy bằng tiến sỹ?
Thế nào là 18 'suy thoái' và 9 'tự diễn biến'?
Đảng CS 'cần kỷ luật thép' để không tan rã?
Tin liên quan
- Cái chết của Fidel 'đóng lại một thời kỳ lịch sử'
- Cách mạng Tháng 10 'bi thảm để giúp tư bản tốt hơn'
- Sách mới: 'Lenin - nhà độc tài'
- Karl Marx được tôn thờ từ khi nào?
http://www.bbc.com/vietnamese/culture-social-43484431
Một số cuộc tranh luận mới đây ở châu Âu đặt lại vấn đề từ khi nào Karl Marx được tôn thờ trong phong trào cộng sản quốc tế và liệu bản thân Marx có tin chủ nghĩa tư bản sẽ tự tan rã.
Trong một bài trên tạp chí Polityka ở Ba Lan (12/06/2017), nhà nghiên cứu Edwin Bendyk nêu ra vấn đề sau Brexit, châu Âu cần đặt câu hỏi có hay không một cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản toàn cầu.
Theo ông, đây cũng là vấn đề làm đau đầu phái Tả châu Âu và một số nhà lý luận và lý thuyết gia đã tìm lại học thuyết của Karl Marx, ông tổ của chủ nghĩa cộng sản để tìm lời giải.
Sách mới: 'Lenin - nhà độc tài'
Nhắc lại cuộc đời Marx và Lenin
Cuộc đời khốn khó của Marx ở London
Ai xây "chủ nghĩa tư bản man rợ" ở VN?
Vấn đề là Marx chưa bao giờ dự báo sự tan rã của chủ nghĩa tư bản như các tín đồ gán cho ông.
Marx chỉ mô tả chủ nghĩa tư bản là hệ thống liên tục gặp khủng hoảng nội tại rồi đổi mới.
Khái niệm về sự sụp đổ không tránh khỏi (zusammenbruchtstheorie) của chủ nghĩa tư bản trong tập 3 bộ Tư bản luận là do Friederich Engels đưa vào và nhấn mạnh sau khi Marx đã qua đời.
Vai trò của Engels, bạn thân và nhà bảo trợ cho Marx cũng được nói đến khá nhiều trong công trình của Gareth Stedman Jones, giáo sư Marxist từ Đại học Cambridge ở Anh.
Cuốn sách in ra năm 2016 của ông, "Karl Marx. Greatness and Illusion" lập luận rằng Engels không chỉ thu thập các bài viết, bản thảo của Marx để hoàn tất bộ Tư bản luận mà còn tạo ra sự sùng bái cá nhân Marx vì mục tiêu chính trị.
Theo Stedman Jones, để hỗ trợ cho phong trào Xã hội Dân chủ ở Đức, Engels đã cố tình đề cao cá nhân Marx như một nhà tiên tri nhìn thấy trước con đường cách mạng "tất thắng" cho những người cộng sản và hoạt động công nhân khi đó.
Nói ngắn gọn thì Karl Marx trong đời thực ở Thế kỷ 19 không phải là nhà tiên tri (prophet) của Thế kỷ 20.
Theo Gareth Stedman Jones, cũng chính Engels đã cưỡng ép một số mặt của lý luận để đặt chủ nghĩa Marx vào đường ray "tiến hoá" như chủ nghĩa Darwin, hàm ý tạo cảm giác sự vận động xã hội cũng mang tính "tự nhiên" như học thuyết về sinh học.
Còn trên thực tế, Marx không đồng ý với thuyết của Charles Darwin mà ông cho là đặt lịch sử loài người vào một quá trình diễn tiến hoàn toàn mang tính tình cờ.
Bảo tồn xác ướp Lenin hết bao nhiêu tiền?
Đại học Hungary 'dọn tượng Marx'
'Tù mù về Chủ nghĩa Marx'
Phê phán cuốn sách của Stedman Jones, một nhà nghiên cứu cộng sản khác ở Anh, Giáo sư Alex Callinicos từ Đại học King's College, London cho rằng cách nhìn nhận Marx thời trẻ và khi ông đã già luôn đem lại các kết luận khác nhau.
Tuy thế, Giáo sư Callinicos cũng thừa nhận thuyết về cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tất yếu là do các nhân vật sau Marx như Karl Kautsky và Georgi Plekhanov đề cao.
Marx chỉ viết về các khủng hoảng mang tính chu kỳ của chủ nghĩa tư bản và khủng hoảng (crises) thì vẫn không phải là sụp đổ (collapse), theo Callinicos.
Vị giáo sư từ King's College cũng cho rằng viễn kiến về cách mạng cộng sản được những người như Lenin tìm thấy trong các phần Marx viết khi còn trẻ, lúc ông tự nhận là tín đồ của Công xã Paris.
Phần lý thuyết này tin rằng công nhân sẽ đứng lên làm thay đổi chính trị chứ bản thân chủ nghĩa tư bản sẽ không tự tan rã.
Tuy thế, cũng trong một cuốn sách khác đã ra từ năm 2013, cuốn "Karl Marx: A Nineteenth-Century Life" của Jonathan Sperber, quan điểm thực sự của Marx về đấu tranh giai cấp đã được đề cập tới.
Theo Sperber, vào năm 1848 Marx đã viết rằng tương lai của một nền chuyên chính do một giai cấp cách mạng nắm giữ là chuyện vô lý.
Vậy từ các trang giấy dày đặc ý tưởng, đôi khi mâu thuẫn nhau của Marx, xã hội châu Âu ngày nay có thể còn rút tỉa được gì?
Triết gia John Gray từ Trường Kinh tế London (LSE), khi giới thiệu cuốn sách về Marx của Stedman Jones, đã đồng ý với tác giả rằng đóng góp lớn nhất của Marx là phần phân tích thấu đáo về chủ nghĩa tư bản toàn cầu.
Mới chỉ xuất hiện non một thế kỷ (tính đến thời của Max), thị trường tư bản quốc tế đã tạo ra động lực và quyền lực (powers) ghê gớm, san bằng các biên giới, tự tạo ra nhu cầu để rồi cung cấp các cách thoả mãn những nhu cầu đó và lật đổ cả mọi định chế văn hoá, theo đánh giá mang tính tiên tri của Marx.
Một thông điệp nữa của Marx, có lẽ là thông điệp cuối cùng ông gửi lại trước khi chết là làm sao cứu lấy các cộng đồng nông thôn trước khi chúng bị chủ nghĩa tư bản toàn cầu nghiền nát.
Vào lúc cuối đời Marx bỏ công nghiên cứu về làng quê ở Nga và đánh giá cao phương thức sở hữu công (Russian mir) mà ông tin là có những phần đáng được giữ lại cho một xã hội tương lai.
Có thể thấy cuộc hành trình "về quê" của Karl Marx qua các giai đoạn tư duy của ông: từ nhân vật cộng sản cấp tiến kiểu Đức hồi trẻ sang một nhà hoạt động xã hội ở Pháp và Bỉ, trở thành nhà phân tích kinh tế tư bản chủ nghĩa ở London và càng về già lại càng ít đi tính cực đoan để đánh giá cao quan hệ xã hội ở những xứ sở ông từng cho là lạc hậu.
Karl Marx được tôn thờ từ khi nào?
Một số cuộc tranh luận mới đây ở châu Âu đặt lại vấn đề từ khi nào Karl Marx được tôn thờ trong phong trào cộng sản quốc tế và liệu bản thân Marx có tin chủ nghĩa tư bản sẽ tự tan rã.
Trong một bài trên tạp chí Polityka ở Ba Lan (12/06/2017), nhà nghiên cứu Edwin Bendyk nêu ra vấn đề sau Brexit, châu Âu cần đặt câu hỏi có hay không một cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản toàn cầu.
Theo ông, đây cũng là vấn đề làm đau đầu phái Tả châu Âu và một số nhà lý luận và lý thuyết gia đã tìm lại học thuyết của Karl Marx, ông tổ của chủ nghĩa cộng sản để tìm lời giải.
Sách mới: 'Lenin - nhà độc tài'
Nhắc lại cuộc đời Marx và Lenin
Cuộc đời khốn khó của Marx ở London
Ai xây "chủ nghĩa tư bản man rợ" ở VN?
Vấn đề là Marx chưa bao giờ dự báo sự tan rã của chủ nghĩa tư bản như các tín đồ gán cho ông.
Marx chỉ mô tả chủ nghĩa tư bản là hệ thống liên tục gặp khủng hoảng nội tại rồi đổi mới.
Khái niệm về sự sụp đổ không tránh khỏi (zusammenbruchtstheorie) của chủ nghĩa tư bản trong tập 3 bộ Tư bản luận là do Friederich Engels đưa vào và nhấn mạnh sau khi Marx đã qua đời.
Vai trò của Engels, bạn thân và nhà bảo trợ cho Marx cũng được nói đến khá nhiều trong công trình của Gareth Stedman Jones, giáo sư Marxist từ Đại học Cambridge ở Anh.
Cuốn sách in ra năm 2016 của ông, "Karl Marx. Greatness and Illusion" lập luận rằng Engels không chỉ thu thập các bài viết, bản thảo của Marx để hoàn tất bộ Tư bản luận mà còn tạo ra sự sùng bái cá nhân Marx vì mục tiêu chính trị.
Theo Stedman Jones, để hỗ trợ cho phong trào Xã hội Dân chủ ở Đức, Engels đã cố tình đề cao cá nhân Marx như một nhà tiên tri nhìn thấy trước con đường cách mạng "tất thắng" cho những người cộng sản và hoạt động công nhân khi đó.
Nói ngắn gọn thì Karl Marx trong đời thực ở Thế kỷ 19 không phải là nhà tiên tri (prophet) của Thế kỷ 20.
Theo Gareth Stedman Jones, cũng chính Engels đã cưỡng ép một số mặt của lý luận để đặt chủ nghĩa Marx vào đường ray "tiến hoá" như chủ nghĩa Darwin, hàm ý tạo cảm giác sự vận động xã hội cũng mang tính "tự nhiên" như học thuyết về sinh học.
Còn trên thực tế, Marx không đồng ý với thuyết của Charles Darwin mà ông cho là đặt lịch sử loài người vào một quá trình diễn tiến hoàn toàn mang tính tình cờ.
Tìm lại Marx thời kỳ nào?
Lenin từng cấm lễ Giáng Sinh không thànhBảo tồn xác ướp Lenin hết bao nhiêu tiền?
Đại học Hungary 'dọn tượng Marx'
'Tù mù về Chủ nghĩa Marx'
Phê phán cuốn sách của Stedman Jones, một nhà nghiên cứu cộng sản khác ở Anh, Giáo sư Alex Callinicos từ Đại học King's College, London cho rằng cách nhìn nhận Marx thời trẻ và khi ông đã già luôn đem lại các kết luận khác nhau.
Tuy thế, Giáo sư Callinicos cũng thừa nhận thuyết về cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tất yếu là do các nhân vật sau Marx như Karl Kautsky và Georgi Plekhanov đề cao.
Marx chỉ viết về các khủng hoảng mang tính chu kỳ của chủ nghĩa tư bản và khủng hoảng (crises) thì vẫn không phải là sụp đổ (collapse), theo Callinicos.
Vị giáo sư từ King's College cũng cho rằng viễn kiến về cách mạng cộng sản được những người như Lenin tìm thấy trong các phần Marx viết khi còn trẻ, lúc ông tự nhận là tín đồ của Công xã Paris.
Phần lý thuyết này tin rằng công nhân sẽ đứng lên làm thay đổi chính trị chứ bản thân chủ nghĩa tư bản sẽ không tự tan rã.
Tuy thế, cũng trong một cuốn sách khác đã ra từ năm 2013, cuốn "Karl Marx: A Nineteenth-Century Life" của Jonathan Sperber, quan điểm thực sự của Marx về đấu tranh giai cấp đã được đề cập tới.
Theo Sperber, vào năm 1848 Marx đã viết rằng tương lai của một nền chuyên chính do một giai cấp cách mạng nắm giữ là chuyện vô lý.
Vậy từ các trang giấy dày đặc ý tưởng, đôi khi mâu thuẫn nhau của Marx, xã hội châu Âu ngày nay có thể còn rút tỉa được gì?
Triết gia John Gray từ Trường Kinh tế London (LSE), khi giới thiệu cuốn sách về Marx của Stedman Jones, đã đồng ý với tác giả rằng đóng góp lớn nhất của Marx là phần phân tích thấu đáo về chủ nghĩa tư bản toàn cầu.
Mới chỉ xuất hiện non một thế kỷ (tính đến thời của Max), thị trường tư bản quốc tế đã tạo ra động lực và quyền lực (powers) ghê gớm, san bằng các biên giới, tự tạo ra nhu cầu để rồi cung cấp các cách thoả mãn những nhu cầu đó và lật đổ cả mọi định chế văn hoá, theo đánh giá mang tính tiên tri của Marx.
Một thông điệp nữa của Marx, có lẽ là thông điệp cuối cùng ông gửi lại trước khi chết là làm sao cứu lấy các cộng đồng nông thôn trước khi chúng bị chủ nghĩa tư bản toàn cầu nghiền nát.
Vào lúc cuối đời Marx bỏ công nghiên cứu về làng quê ở Nga và đánh giá cao phương thức sở hữu công (Russian mir) mà ông tin là có những phần đáng được giữ lại cho một xã hội tương lai.
Có thể thấy cuộc hành trình "về quê" của Karl Marx qua các giai đoạn tư duy của ông: từ nhân vật cộng sản cấp tiến kiểu Đức hồi trẻ sang một nhà hoạt động xã hội ở Pháp và Bỉ, trở thành nhà phân tích kinh tế tư bản chủ nghĩa ở London và càng về già lại càng ít đi tính cực đoan để đánh giá cao quan hệ xã hội ở những xứ sở ông từng cho là lạc hậu.
Tin liên quan
http://www.bbc.com/vietnamese/world-40911937
Geen opmerkingen:
Een reactie posten