Kim Jong-un thăm Trung Quốc, hội đàm Tập Cận Bình
Truyền thông Triều Tiên đưa tin Kim Jong-un cùng phu nhân Ri Sol-ju đã tới Trung Quốc theo lời mời của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Tàu được cho là chở phái đoàn Triều Tiên rời Bắc Kinh / Trung Quốc lên tiếng về khả năng Kim Jong-un tới Bắc Kinh
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) bắt tay nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: CGTN.
|
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cùng phu nhân, bà Ri Sol-ju, đã thăm Trung Quốc từ ngày 25 đến 28/3 theo lời mời từ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đài phát thanh quốc gia Triều Tiên đưa tin hôm nay.
Trong khi đó, hãng thông tấn quốc gia Trung Quốc Xinhua cho biết Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã hội đàm với ông Kim Jong-un, sau đó chủ trì tiệc chiêu đãi nhà lãnh đạo Triều Tiên cùng phu nhân.
"Tôi đã có cuộc hội đàm thành công với Tổng bí thư Tập Cận Bình về phát triển quan hệ giữa hai đảng, hai nước, tình hình mỗi nước, duy trì hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên cùng nhiều vấn đề khác", ông Kim Jong-un phát biểu tại tiệc.
Hãng thông tấn quốc gia Triều Tiên KCNA mô tả cuộc gặp Kim - Tập là cột mốc trong "cải thiện quan hệ song phương".
"Đồng chí Chủ tịch và tôi đều đã đích thân trải qua, chứng kiến sự phát triển của quan hệ Trung Quốc - DPRK", ông Tập nói, sử dụng tên viết tắt của Triều Tiên. "Đây là một lựa chọn chiến lược và đúng đắn mà hai phía đã thiết lập dựa trên cơ sở lịch sử và thực tiễn. Lựa chọn này không nên và sẽ không thay đổi chỉ vì một sự kiện đơn lẻ vào một thời điểm nào đó".
Kim Jong-un thăm Trung Quốc
Ông Kim Jong-un cho biết Triều Tiên "cam kết phi hạt nhân hóa" và tái khẳng định nước này sẵn sàng tổ chức gặp thượng đỉnh với Mỹ.
"Vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên có thể được giải quyết nếu Mỹ và Hàn Quốc đáp lại những nỗ lực của chúng tôi bằng thiện chí, tạo bầu không khí hòa bình, ổn định, đồng thời có các biện pháp đồng bộ để hiện thực hóa hòa bình", ông Kim Jong-un nói.
Đây là chuyến công du nước ngoài được công bố đầu tiên của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un kể từ khi ông lên nắm quyền năm 2011. Giới phân tích nhận định động thái này nhằm chuẩn bị cho các cuộc gặp thượng đỉnh sắp tới với lãnh đạo Hàn Quốc, vào cuối tháng 4, và Mỹ, dự kiến trong tháng 5.
Truyền thông Hàn Quốc và Nhật Bản trước đó đưa tin một chuyến tàu đặc biệt đã tới Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 25/3, làm dấy lên đồn đoán ông Kim Jong-un thăm nước này. Đoàn tàu đã rời Bắc Kinh ngày 27/3. Triều Tiên và Trung Quốc khi đó không xác nhận thông tin này.
Đoàn tàu Triều Tiên rời Bắc Kinh
Đoàn tàu Triều Tiên rời Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 27/3. Video: Reuters.
Như Tâm
Bạn có thể quan tâm
Đoàn tàu đặc biệt nghi chở Kim Jong-un thăm Trung Quốc
Kim Jong-un có thể đang bí mật thăm Trung Quốc
Hàn Quốc tìm cách xác thực thông tin Kim Jong-un đến Trung Quốc
Trung Quốc lên tiếng về khả năng Kim Jong-un tới Bắc Kinh
https://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/kim-jong-un-tham-trung-quoc-hoi-dam-tap-can-binh-3728744.html
Trung Quốc nói Bắc Hàn sẵn sàng bỏ nguyên tử
March 28, 2018
“Vấn đề phi nguyên tử hóa bán đảo Triều Tiên có thể được giải quyết, nếu Nam Hàn và Hoa Kỳ đáp ứng những cố gắng của chúng tôi bằng thiện chí, tạo ra một bầu không khí hòa bình và ổn định, trong khi tiến hành các biện pháp tiến bộ và đồng bộ cho việc thực thi hòa bình,” ông Kim Jong Un được Tân Hoa Xã, cơ quan thông tấn chính thức của Trung Quốc, trích lời nói.
Một bản tin truyền hình ở Seoul, Nam Hàn, hôm 28 Tháng Ba cho thấy ông Kim Jong Un gặp Chủ Tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc ở Bắc Kinh, theo Bloomberg News.
Ông Tập nói rằng Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh phi nguyên tử hóa bán đảo Triều Tiên và đưa ra bốn đề nghị để cải thiện quan hệ với Bắc Hàn, bao gồm duy trì liên lạc thường xuyên với ông Kim, theo Bloomberg News.
Chủ tịch Trung Quốc cũng được dẫn lời nói quốc gia này sẽ tiếp tục chia sẻ tình hữu nghị với Bắc Hàn như là một “lựa chọn chiến lược” mà “sẽ không thay đổi cho dù có bất cứ sự kiện nào xảy ra vào một lúc nào đó.”
“Chúng tôi coi trọng chuyến viếng thăm này,” ông Tập nói với ông Kim, theo tường thuật của Tân Hoa Xã, đề cập hai nhà lãnh đạo là đồng chí với nhau.
“Chúng tôi sẵn sàng làm việc với các đồng chí Bắc Hàn, vẫn còn là niềm khích lệ của nhau như ban đầu và cùng nhau tiến tới, để đẩy mạnh quan hệ Trung Quốc-Bắc Hàn lành mạnh lâu dài và phát triển bền vững, có lợi cho cả hai quốc gia và nhân dân hai nước, và có đóng góp mới vào hòa bình, ổn định, và phát triển của khu vực,” ông Tập được trích lời nói.
Cơ quan thông tấn trung ương của Bắc Hàn cũng xác nhận cuộc gặp gỡ giữa ông Kim và ông Tập, nhưng không đề cập đến chuyện phi nguyên tử hoặc cuộc họp thượng đỉnh sắp tới với Tổng Thống Donald Trump của Mỹ.
Đây là chuyến công du ngoại quốc được biết đến đầu tiên của ông Kim Jong Un kể từ khi ông nắm quyền ở Bắc Hàn hồi năm 2011. (Đ.D.)
https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/trung-quoc-noi-bac-han-san-sang/
Kim Jong Un đến Bắc Kinh tìm chỗ dựa, trước đàm phán với Mỹ
Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un (P) và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong lễ tiếp đón tại Bắc Kinh. Ảnh do Tân Hoa Xã công bố ngày 28/03/2018.CCTV via Reuters TV
Chuyến đi bất ngờ của lãnh đạo Bắc Triều Tiên đến Trung Quốc đầu tuần này khiến công luận đặt câu hỏi : Vì sao Kim Jong Un lại quyết định đi Bắc Kinh trong lúc quan hệ giữa Bắc Triều Tiên và Trung Quốc đang xấu đi, đặc biệt với các trừng phạt kinh tế mà Bắc Kinh tiến hành theo nghị quyết của Liên Hiệp Quốc ? Câu trả lời của hầu hết các nhà quan sát là Bình Nhưỡng muốn tìm sự ủng hộ của đồng minh lịch sử, trước cuộc đàm phán hứa hẹn sẽ rất khó khăn với Hoa Kỳ, nhằm tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng hạt nhân kéo dài nhiều thập niên.
Thông tín viên Frédéric Ojardias từ Seoul nhận định :
« Đây là lần đầu tiên mà Kim Jong Un ra khỏi Bắc Triều Tiên và tiếp xúc với một lãnh đạo nước ngoài, kể từ khi lên cầm quyền năm 2011. Cuộc hội kiến với lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình trước hết cho phép lãnh đạo Bắc Triều Tiên phối hợp với đồng minh chủ yếu của Bình Nhưỡng, và cũng là để trấn an Bắc Kinh, trước các cuộc thượng đỉnh dự kiến với tổng thống Hàn Quốc, và đặc biệt là với tổng thống Mỹ Donald Trump.
Kim Jong Un cũng có thể tìm kiếm các bảo đảm về an ninh với Trung Quốc, đối mặt với Hoa Kỳ, trong bối cảnh Washington không ngừng coi can thiệp quân sự là một biện pháp để giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân.
Quan hệ giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng xấu đi nhiều kể từ khi Trung Quốc thi hành các biện pháp trừng phạt quốc tế, nhằm buộc Bắc Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân quân sự. Tuy nhiên, khi thời điểm đàm phán tới gần, chế độ Bình Nhưỡng hơn bao giờ hết cần hòa giải với « đàn anh » Trung Quốc ».
Tại sao lại vào lúc này ?
Dựa vào Trung Quốc để có đủ sức mạnh tự vệ vào « thời điểm quyết định » là nhận định của chuyên gia về Trung Quốc Đặng Duật Văn (Deng Yuwen). Chuyến đi bất ngờ của Kim Jong Un diễn ra vào thời điểm vận động ngoại giao cho đối thoại thượng đỉnh hai miền Nam Bắc Triều Tiên và giữa Bình Nhưỡng với Washington đang diễn ra dồn dập. Nhưng tại sao Kim Jong Un lại chọn đúng thời điểm này ?
Nhiều nhà phân tích cho rằng không thể không thấy mối liên hệ giữa chuyến đi này với việc tổng thống Mỹ Donald Trump bổ nhiệm nhà cựu ngoại giao John Bolton, 69 tuổi, nổi tiếng là thành phần « diều hâu », làm cố vấn an ninh quốc gia. Việc bổ nhiệm diễn ra cuối tuần trước, thứ Năm 22/03.
Hai ngày sau khi được bổ nhiệm, lần đầu tiên trả lời truyền thông Mỹ với tư cách cố vấn an ninh quốc gia tân cử, ông John Bolton tuyên bố rất bi quan về triển vọng thượng đỉnh Hoa Kỳ - Bắc Triều Tiên, với nhận định : Bình Nhưỡng « muốn câu giờ để phát triển vũ khí hạt nhân ».Cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, được coi là một trong những kiến trúc sư của can thiệp quân sự vào Irak năm 2003, từng khuyến cáo dùng chiến tranh để xóa sổ chế độ Bắc Triều Tiên.
Hơn bao giờ hết, Bình Nhưỡng cần được chống lưng và phối hợp chặt hơn với Trung Quốc, trước khi bước vào các thương lượng. Ngày mai, thứ Năm 29/03, đại diện hai miền Nam Bắc Triều Tiên sẽ gặp nhau để chuẩn bị cho cuộc thượng đỉnh Liên Triều dự kiến tổ chức trong tháng tới.
Lá bài cuối cùng ?
Trả lời RFI, nhà bình luận chính trị độc lập Hoa Phách (Hua Po), sống tại Bắc Kinh, nhấn mạnh rằng chuyến công du Trung Quốc là « lá bài cuối cùng » của Kim Jong Un, bởi nếu đàm phán với Mỹ thất bại, nếu không có Bắc Kinh can thiệp, lãnh đạo Bắc Triều Tiên khó thoát khỏi số phận của cố lãnh đạo Libya Kadhafi. « Bắc Triều Tiên không là gì cả, nếu không có Trung Quốc, chỉ có Trung Quốc mới giúp cho Bình Nhưỡng không sụp đổ. Kim Jong Un rất cần đến Bắc Kinh, cả về kinh tế cũng như quân sự ».
Giống như cha, lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un khi công du láng giềng với chuyến tàu bọc thép, cũng hy vọng tìm thấy ở Trung Quốc - đối tác kinh tế và đồng minh ý thức hệ số một - sự hậu thuẫn sống còn đối với chế độ Bình Nhưỡng. Về phần mình, Bắc Kinh ắt hẳn sẽ tìm mọi cách để ủng hộ Bắc Triều Tiên, bởi việc duy trì một chế độ Bắc Triều Tiên nguyên trạng nằm trong lợi ích chiến lược của Trung Quốc. Bình Nhưỡng sụp đổ và một quốc gia Triều Tiên thống nhất, với làn sóng người tị nạn tràn qua và binh sĩ Mỹ đồn trú sát biên giới đông bắc là cơn ác mộng của Bắc Kinh.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180328-kim-jong-un-den-bac-kinh-tim-cho-dua-truoc-dam-phan-voi-my
« Đây là lần đầu tiên mà Kim Jong Un ra khỏi Bắc Triều Tiên và tiếp xúc với một lãnh đạo nước ngoài, kể từ khi lên cầm quyền năm 2011. Cuộc hội kiến với lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình trước hết cho phép lãnh đạo Bắc Triều Tiên phối hợp với đồng minh chủ yếu của Bình Nhưỡng, và cũng là để trấn an Bắc Kinh, trước các cuộc thượng đỉnh dự kiến với tổng thống Hàn Quốc, và đặc biệt là với tổng thống Mỹ Donald Trump.
Kim Jong Un cũng có thể tìm kiếm các bảo đảm về an ninh với Trung Quốc, đối mặt với Hoa Kỳ, trong bối cảnh Washington không ngừng coi can thiệp quân sự là một biện pháp để giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân.
Quan hệ giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng xấu đi nhiều kể từ khi Trung Quốc thi hành các biện pháp trừng phạt quốc tế, nhằm buộc Bắc Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân quân sự. Tuy nhiên, khi thời điểm đàm phán tới gần, chế độ Bình Nhưỡng hơn bao giờ hết cần hòa giải với « đàn anh » Trung Quốc ».
Tại sao lại vào lúc này ?
Dựa vào Trung Quốc để có đủ sức mạnh tự vệ vào « thời điểm quyết định » là nhận định của chuyên gia về Trung Quốc Đặng Duật Văn (Deng Yuwen). Chuyến đi bất ngờ của Kim Jong Un diễn ra vào thời điểm vận động ngoại giao cho đối thoại thượng đỉnh hai miền Nam Bắc Triều Tiên và giữa Bình Nhưỡng với Washington đang diễn ra dồn dập. Nhưng tại sao Kim Jong Un lại chọn đúng thời điểm này ?
Nhiều nhà phân tích cho rằng không thể không thấy mối liên hệ giữa chuyến đi này với việc tổng thống Mỹ Donald Trump bổ nhiệm nhà cựu ngoại giao John Bolton, 69 tuổi, nổi tiếng là thành phần « diều hâu », làm cố vấn an ninh quốc gia. Việc bổ nhiệm diễn ra cuối tuần trước, thứ Năm 22/03.
Hai ngày sau khi được bổ nhiệm, lần đầu tiên trả lời truyền thông Mỹ với tư cách cố vấn an ninh quốc gia tân cử, ông John Bolton tuyên bố rất bi quan về triển vọng thượng đỉnh Hoa Kỳ - Bắc Triều Tiên, với nhận định : Bình Nhưỡng « muốn câu giờ để phát triển vũ khí hạt nhân ».Cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, được coi là một trong những kiến trúc sư của can thiệp quân sự vào Irak năm 2003, từng khuyến cáo dùng chiến tranh để xóa sổ chế độ Bắc Triều Tiên.
Hơn bao giờ hết, Bình Nhưỡng cần được chống lưng và phối hợp chặt hơn với Trung Quốc, trước khi bước vào các thương lượng. Ngày mai, thứ Năm 29/03, đại diện hai miền Nam Bắc Triều Tiên sẽ gặp nhau để chuẩn bị cho cuộc thượng đỉnh Liên Triều dự kiến tổ chức trong tháng tới.
Lá bài cuối cùng ?
Trả lời RFI, nhà bình luận chính trị độc lập Hoa Phách (Hua Po), sống tại Bắc Kinh, nhấn mạnh rằng chuyến công du Trung Quốc là « lá bài cuối cùng » của Kim Jong Un, bởi nếu đàm phán với Mỹ thất bại, nếu không có Bắc Kinh can thiệp, lãnh đạo Bắc Triều Tiên khó thoát khỏi số phận của cố lãnh đạo Libya Kadhafi. « Bắc Triều Tiên không là gì cả, nếu không có Trung Quốc, chỉ có Trung Quốc mới giúp cho Bình Nhưỡng không sụp đổ. Kim Jong Un rất cần đến Bắc Kinh, cả về kinh tế cũng như quân sự ».
Giống như cha, lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un khi công du láng giềng với chuyến tàu bọc thép, cũng hy vọng tìm thấy ở Trung Quốc - đối tác kinh tế và đồng minh ý thức hệ số một - sự hậu thuẫn sống còn đối với chế độ Bình Nhưỡng. Về phần mình, Bắc Kinh ắt hẳn sẽ tìm mọi cách để ủng hộ Bắc Triều Tiên, bởi việc duy trì một chế độ Bắc Triều Tiên nguyên trạng nằm trong lợi ích chiến lược của Trung Quốc. Bình Nhưỡng sụp đổ và một quốc gia Triều Tiên thống nhất, với làn sóng người tị nạn tràn qua và binh sĩ Mỹ đồn trú sát biên giới đông bắc là cơn ác mộng của Bắc Kinh.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180328-kim-jong-un-den-bac-kinh-tim-cho-dua-truoc-dam-phan-voi-my
Geen opmerkingen:
Een reactie posten